Xây dựng thương hiệu sản phẩm chè Shan tuyết ở Tủa Chùa

Nằm ở độ cao hơn 1.400m so với mực nước biển, xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên là vùng cao nguyên với thời tiết mát mẻ quanh năm.

Những cây chè cổ thụ xanh ngắt đang vào vụ thu hoạch. 
Chính điều kiện khí hậu đặc biệt cùng thổ nhưỡng thích hợp đã giúp cây chè Shan tuyết sinh trưởng và gắn bó với mảnh đất Sín Chải tự bao đời nay.

Nhắc đến rừng chè Shan tuyết cổ thụ, không thể không nhắc đến gia đình ông Hạng A Chư ở thôn Hấu Chua, xã Sín Chải. Hấu Chua được bao bọc bởi những dãi núi đá cao, mây mù bao phủ quanh năm, khí hậu mát mẻ. Ông Chư năm nay đã ngoài 70 tuổi nhưng vẫn hái và chế biến chè. Ông Chư cho biết,  gia đình ông sinh sống ở Hấu Chua đến đời ông đã là đời thứ 9, ngay từ khi còn nhỏ ông đã thấy những cây chè cổ thụ này.

Trước đây, trong thôn có hàng nghìn cây chè, thế nhưng nhiều người dân trong thôn coi cây chè không có giá trị nên đã phá đi để làm nương. Sau này khi biết được cây chè có giá trị nên cả gia đình ông đã cùng nhau bảo vệ, chăm sóc cho đến bây giờ. Hiện nay, gia đình ông Chư vẫn còn trên 500 cây chè cổ thụ cho thu hoạch đều đặn.

Ông Chư là một điển hình trong việc phát triển kinh tế gia đình từ cây chè Shan Tuyết. Không chỉ chăm sóc, thu hái chè của gia đình mà những năm gần đây, ông còn đứng ra thu mua chè và bán lại cho các nhà máy chế biến. Bên cạnh đó, ông cũng đầu tư một xưởng sao chè thủ công ngay tại nhà để bán.

Chè Shan tuyết ở Sín Chải là loại cây thân gỗ cổ thụ, thân to, cây to nhất có đường kính hơn 2,5m, cao hơn chục mét, mọc san sát nhau như rừng cây cổ thụ. Những cây chè cổ thụ ở Sín Chải có tuổi đời hàng trăm năm, từng búp chè một tôm hai lá mập ú, lá bánh tẻ dày cứng, xanh mướt biểu hiện sức sống khỏe khoắn giữa núi rừng. Không giống các loại chè khác, để hái được chè Shan tuyết cổ thụ, người hái phải dùng thang trèo lên thân cao.

Đến Sín Chải trong quãng thời gian từ tháng 3 đến tháng 10, ngoài tham quan, khám phá những phong cảnh còn nguyên nét hoang sơ của thiên nhiên, du khách còn có cơ hội được trải nghiệm thu hoạch hái chè cây cao cổ thụ. Đó là khung cảnh những người phụ nữ trong bộ trang phục dân tộc Mông truyền thống rực rỡ sắc màu, lưng đeo lu cở treo lên những cây chè cao hơn chục mét để thu hái.

che-san-tuyet-19042022a.jpg

Hái chè cổ thụ trở thành một hoạt động trải nghiệm được nhiều du khách thích thú. 

Theo ông Hạng A Chư, chè Shan tuyết có hương thơm đặc trưng, màu nước vàng óng ánh, trà mới uống có vị hơi đắng chát của mùi lá cây rừng lâu năm. Nhưng sau khi uống thì lại có vị ngọt đặc biệt lưu lại nơi đầu lưỡi. Đặc biệt, chè Shan tuyết phải dùng nước mưa mới đúng vị của thiên nhiên.

Ông Thào A Nhè, Bí thư Đảng ủy xã Sín Chải cho biết, hiện Sín Chải có gần 4.000 cây chè Shan tuyết cổ thụ và là xã có nhiều cây chè cổ thụ nhất huyện Tủa Chùa, tập trung chủ yếu ở hai thôn Hấu Chua và Sín Chải. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Sín Chải cũng luôn xác định chè là cây mũi nhọn để phát triển kinh tế của địa phương. Chính quyền địa phương thường xuyên vận động, hướng dẫn người dân chăm sóc, bảo vệ diện tích chè Shan tuyết cổ thụ hiện có, đồng thời trồng thêm chè cây thấp cũng như việc thu hái, tiêu thụ sản phẩm chè của xã.

Ông Đặng Tiến Công, Phó trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tủa Chùa cho biết, với rừng chè cổ thụ lớn nhất huyện, vừa qua, ngày 30/3, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã có quyết định công nhận quần thể 100 cây chè Shan tuyết tại thôn Hấu Chua và Sín Chải (xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa) là Cây Di sản Việt Nam.

Thông qua việc này, cây chè Shan tuyết cổ thụ cũng như các sản phẩm từ chè của Sín Chải sẽ được quảng bá đến với các tỉnh thành trong nước cũng như quốc tế. Qua đó, góp phần tăng giá trị sản phẩm giúp cho người dân nâng cao thu nhập cũng như phát triển du lịch cộng động với các hoạt động thăm, trải nghiệm hái chè Shan tuyết cổ thụ.

che-san-tuyet-19042022c.jpg

Những cây chè cổ thụ ở thôn Hấu Chua, xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa.

Huyện Tủa Chùa hiện có gần 600 ha chè của 1.180 hộ; trong đó, chè cây cao cổ thụ gần 8.000 cây thuộc 286 hộ; sản lượng chè búp tươi thu hái năm 2021 đạt 75,2 tấn, tương ứng chè chế biến thành phẩm là 12,5 tấn. Để từng bước đưa cây chè trở thành cây công nghiệp chủ lực, từ năm 2019, huyện Tủa Chùa đã chú trọng phát triển, chuẩn hóa sản phẩm chè với mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi. Bên cạnh đó, huyện cũng đã hỗ trợ xây dựng, phát triển sản phẩm chè an toàn theo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) như hỗ trợ bao bì, in tem, thiết kế mẫu mã sản phẩm.

Đến nay, các sản phẩm chè đã được chứng nhận theo chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn. Hiện có 2 chuỗi sản phẩm chè Shan tuyết cổ thụ thuộc 2 doanh nghiệp Công ty Trà Phan Nhất và Công ty TNHH Hương Linh tỉnh Điện Biên liên kết với các các hộ dân thu hái chè; được công bố tiêu chuẩn đảm bảo, có tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đặc biệt năm 2019 có 70ha chè cây cao cổ thụ của Công ty TNHH Hương Linh tỉnh Điện Biên được chứng nhận là vùng chè nguyên liệu đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

Bà Đỗ Ngọc Ánh, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tủa Chùa cho biết, cây chè được đưa vào Nghị quyết Đảng bộ huyện Tủa Chùa giai đoạn 2020 – 2025, huyện chú trọng tập trung bảo tồn số lượng chè cổ thụ, thực hiện áp dụng các quy trình chăm sóc, thu hái an toàn, hiệu quả.

Bên cạnh đó, huyện cũng chủ động tổ chức gieo ươm nhân giống để trồng chè cây thấp, đảm bảo diện tích và sản lượng chè trên địa bàn. Huyện cũng quan tâm đẩy mạnh phát triển du lịch dịch vụ gắn với cây chè Shan tuyết của địa phương để nâng cao thu nhập cho người dân. 

che-san-tuyet-19042022b.jpg

 Người dân hái chè cổ thụ. 

Thời gian tới, Tủa Chùa tiếp tục mở rộng liên doanh, liên kết với các công ty xây dựng thương hiệu, chế biến sản phẩm theo cơ chế sạch và bao tiêu sản phẩm; quan tâm đến việc triển khai các đề tài khoa học nhằm duy trì, bảo tồn và phát triển vùng chè cổ; đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân trong việc quan tâm chăm sóc, thu hái và sản xuất chè theo đúng quy trình kỹ thuật để chất lượng sản phẩm luôn đảm bảo.

Huyện cũng tập trung vào việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm qua các kênh hội chợ thương mại trên địa bàn huyện, tỉnh và các tỉnh lân cận; quảng cáo giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Qua đó, tạo điều kiện để các sản phẩm từ chè Shan tuyết của Tủa Chùa được đến với nhiều địa phương trong cả nước cũng như quốc tế.

Nguồn: Theo báo Tin tức

Bình luận

Trồng cà tím Nhật Bản công nghệ cao, lãi nửa tỉ đồng/ha/năm

Mô hình trồng cà tím áp dụng công nghệ cao để xuất khẩu sang Nhật Bản trung bình năng suất khoảng 110 - 120 tấn/ha/năm, cho thu nhập 485 - 540 triệu đồng/ha/năm.

Dừa xiêm, xoài cát làm giàu cho người dân xứ cát

Từ một vùng đất cát bạc màu, hiệu quả thấp, cây dừa xiêm và xoài cát đang dần phủ xanh đất Phù Cát (Bình Định), làm giàu cho nông dân.

Sưu tầm, nhân nuôi giống gà đen bản địa quý của Bắc Kạn

Anh Tú đến từng bản xa xôi ở huyện Chợ Đồn để tìm và chọn lọc những cá thể gà đen có đặc điểm, kiểu hình tốt nhất đem về chăm sóc và nhân giống...

Nam Định: Thành công từ mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp

Nhờ kiên trì, chịu khó học hỏi, không chịu lùi bước trước khó khăn, nông dân Trần Thanh Năm, xóm 11, xã Xuân Vinh (Xuân Trường, tỉnh Nam Định) đã thành công với mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp.

Nuôi trồng đặc sản, nông dân dễ giàu

Các mô hình nuôi trồng cây, con đặc sản cho thấy, nông sản dễ dàng tìm đầu ra, nông dân dễ làm giàu và luôn có thu nhập ổn định ở mức cao...

Sở hữu giống tre lạ cho măng bốn mùa, lão nông kiếm tiền triệu mỗi ngày

Giống tre ông Cua trồng rất lạ, cho măng quanh năm, kể cả tháng hạn. Tận dụng điểm ưu việt này, ông canh tác măng mùa nghịch, bán được 35.000-40.000 đồng/kg, đút túi tiền triệu mỗi ngày

Khánh Hòa: Từ tay trắng, thành tỷ phú sầu riêng từ vốn vay ngân hàng

Nhiều nông dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) từ tay trắng đã trở thành triệu phú, tỷ phú nhờ mạnh dạn sử dụng nguồn vốn của Agribank.

Trên nuôi ếch, dưới nuôi cá rô đồng, cá trê, anh nông dân Hải Dương lãi lớn

Bằng cách thiết kế sàn lưới, cọc tre để nuôi ếch bên trên mặt ao nuôi cá, anh Trần Văn Vinh ở xã Đại Hợp, huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hài Dương) đã có nguồn thu hoạch “kép” trên cùng một diện tích ao nuôi thủy sản.

Nông dân Hậu Giang nuôi rắn ri voi trong nhà lầu cho thu nhập cao

Rắn ri voi thường được bà con huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nơi đây nuôi trong vèo, ao, mương, xô chậu hay bể xi măng. Tuy nhiên gần đây có một hộ dân đã đem loài vật này nuôi trong lồng kính đặt trên tầng 3 ngôi nhà đang ở và mô hình này đã mang lại

Trà Vinh: Nuôi cá bông lau là cá đặc sản có giá trị kinh tế cao

Đó là mô hình nuôi cá bông lau của ông Lâm Văn Binh ở ấp Giồng Bàng, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Cá bông lau là một trong những loài cá đặc sản ham bơi lội ở các sông lớn ở ĐBSCL.