Xuất khẩu cà phê tăng mạnh nhưng dự báo nhiều áp lực cạnh tranh

Xuất khẩu cà phê tăng lạc quan cả về sản lượng và giá, mang về giá trị kim ngạch lớn trong quý I.2022, nhưng phải chịu nhiều thách thức trong năm nay.

xuat-khau-ca-phe-2.jpg

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng trưởng, nhưng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Ảnh: Vũ Long

Giá cà phê tăng, xuất khẩu tăng trưởng lạc quan

Trao đổi với PV Lao Động, bà Trần Thúy Nga (Pleiku, Gia Lai) cho biết: Giá cà phê đã tăng mạnh nên niên vụ cà phê 2021-2022 người trồng đã có mùa thu hoạch khá lạc quan, dù giá phân bón đang "phi mã".

“Tính bình quân, tháng 3.2022, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt mức 2.248 USD/tấn, tuy giảm 2,5% so với tháng 2.2022, nhưng tăng 22,2% so với tháng 3.2021. Tính chung cả quý 1, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.230 USD/tấn, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là mức tăng rất đáng phấn khởi vì suốt từ năm 2017 trở về trước người trồng phải chịu thua lỗ do giá cà phê rất “đen tối”” – bà Trần Thúy Nga cho hay.

Theo phân tích mới nhất của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), giá cà phê tăng mạnh trong thời gian qua là do nhu cầu tăng, trong khi nguồn cung giảm sút. Sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2021-2022 đã giảm 2,1% xuống còn 167,2 triệu bao, trong khi đó, tiêu thụ tăng 3,3% lên 170,3 triệu bao.

Như vậy, thị trường cà phê thế giới niên vụ 2021-2022 sẽ ghi nhận mức thiếu hụt kỷ lục 3,1 triệu bao do Brazil – quốc gia đứng đầu về xuất khẩu cà phê bị sụt giảm sản lượng.

“Sản lượng cà phê Brazil giảm sút sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam, bởi số liệu của ICO cho biết, Việt Nam vẫn là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, với lượng xuất đạt 11,6 triệu bao từ đầu niên vụ 2021-2022 đến nay, tăng mạnh 19,1% so với niên vụ trước đó.

Theo ước tính của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), quý I.2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 541 nghìn tấn, trị giá khoảng 1,22 tỉ USD, tăng 19,4% về lượng và tăng 50,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Đặc biệt, chỉ riêng tháng 3.2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 170 nghìn tấn, trị giá 394 triệu USD, tăng 22% về lượng và tăng 22,6% về trị giá so với tháng 2.2022, so với tháng 3.2021 tăng 0,2% về lượng và tăng 26,2% về trị giá. Đây được xem là mức cao nhất từ trước đến nay. 

Xuất khẩu cà phê chịu nhiều áp lực trong quý II.2022

Các thương nhân trong ngành hàng cà phê chia sẻ, mặc dù giá xuất khẩu cà phê tháng 2 và tháng 3.2022 tăng lạc quan, nhưng trên thị trường thế giới, trong nửa đầu tháng 4.2022, giá cà phê robusta đã giảm do nguồn cung loại cà phê này tăng và áp lực đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 5.2022.

Cà phê robusta của Việt Nam, Brazil và Indonesia (Indonesia là quốc gia đứng thứ 3 về xuất khẩu cà phê, sau Việt Nam – PV), gần sát nhau về thời kỳ thu hoạch. Việc 3 "cường quốc" về cà phê là Brazil, Việt Nam và Indonesia liên tiếp thu hoạch gần như cùng thời điểm đã gây áp lực lên việc tiêu thụ do nguồn cung quá dồi dào. Điều này có thể khiến giá cà phê robusta tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam, hiện tại, đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần trước (ngày 15.4), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 5.2022 giảm 4 USD (0,19%), giao dịch tại 2.087 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7.2022 giảm 6 USD (0,29%) giao dịch tại 2.099 USD/tấn.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York giảm mạnh, kỳ hạn giao tháng 5.2022 giảm 1,45 Cent (0,64%), giao dịch tại 223,6 Cent/lb (lb-viết tắt của pound, một đơn vị đo khối lượng theo hệ Anh - PV). Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7.2022 giảm 1,4 Cent/lb (0,62%), giao dịch tại 223,75 Cent/lb.

Ở thị trường trong nước, giá cà phê ngày 20.4 giảm 100 đồng/kg so với ngày 19.4. Giá cao nhất được ghi nhận ở mức 40.900 đồng/kg, thấp nhất là 40.300 đồng/kg.

Mặc dù niên vụ 2021-2022 sản lượng cà phê của Brazil sụt giảm, nhưng trong năm tới, dự báo sẽ tăng mạnh. Mới đây, Rabobank đưa ra mức điều chỉnh dự báo sản lượng cà phê arabica của Brazil niên vụ mới 2022-2023 sẽ tăng 31,8% lên 41,1 triệu bao.

Trong khi đó, người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm chi tiêu do lạm phát tăng cao, tình hình kinh tế khó khăn, khiến trong ngắn hạn nhu cầu cà phê có thể sụt giảm.

Nhu cầu sụt giảm, nguồn cung tăng lên có thể khiến giá cà phê giảm trong những tháng cuối năm, xuất khẩu cà phê còn phải đối diện nhiều thách thức.

 

Nguồn: Theo báo Lao động

Bình luận

Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc

Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.

Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.

Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản

Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.

Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?

Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.

Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng

Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.

Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%

Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.