Xuất khẩu cá tra đối nghịch giữa 2 thị trường lớn nhất

Trong khi xuất khẩu (XK) cá tra Việt Nam sang thị trường lớn nhất là Trung Quốc thời gian qua giảm mạnh thì XK sang thị trường thứ 2 là Mỹ tăng trưởng khả quan và nhiều khả năng Mỹ sẽ trở lại ‘soán ngôi’ thị trường số 1 của cá tra Việt Nam.

anh-2-6711.jpg

Chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh: Cảnh Kỳ

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tháng 10/2021, giá trị XK cá tra đạt 136,7 triệu USD, giảm 19,7% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng 10 tháng đầu năm nay, XK cá tra Việt Nam đạt 1,21 tỷ USD, tương đương với cùng kỳ năm ngoái.

Riêng tháng 10/2021, XK cá tra sang thị trường số 1 là Trung Quốc đạt 31,35 triệu USD, giảm gần 61% so với cùng kỳ. Tổng 10 tháng đầu năm nay, XK cá tra sang Trung Quốc đạt 310,2 triệu USD, giảm 27,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2021, Trung Quốc nâng hàng rào thương mại đối với các sản phẩm thủy sản nhập khẩu khiến nhiều khách hàng bị thiệt hại do hàng hóa bị ách tắc, kể cả cá minh thái của Nga, cá hồi Na Uy và cả sản phẩm cá tra Việt Nam.

Vừa bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh khiến các nhà máy chế biến cá tra bị giảm công suất, vừa gặp khó khăn bởi thị trường nhập khẩu nên giá trị XK cá tra Việt Nam sang Trung Quốc trong thời gian qua giảm mạnh.

Trong khi đó, thị trường Mỹ là mảng sáng nhất trong bức tranh XK cá tra Việt Nam trong năm nay, riêng tháng 10 giá trị XK cá tra sang Mỹ đạt gần 42 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với tháng trước và là mức cao nhất trong top 10 thị trường lớn nhất của XK cá tra Việt Nam.

Tính đến hết tháng 10/2021, XK cá tra sang thị trường Mỹ đạt 289,6 triệu USD, tăng 47,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu tốc độ tăng trưởng quý 4 được giữ vững thì nhiều khả năng Mỹ trở về vị trí là thị trường lớn nhất của XK cá tra Việt Nam.

106250038-331287177865854-3506914942996104670-n-8999.jpg

Thu hoạch cá tra ở ĐBSCL. Ảnh: CK

 Hiện nhu cầu nhập khẩu sản phẩm cá thịt trắng, trong đó có cá tra từ Việt Nam của khách hàng Mỹ vẫn khá tốt. Giá XK trung bình sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh sang Mỹ tăng liên tục kể từ quý 2 tới nay. Tới cuối tháng 10/2021, giá XK cá tra đông lạnh trung bình sang Mỹ đạt mức 3,78 USD/kg, tăng 0,55-0,58 USD/kg so với hồi tháng 6/2021.

Đối với thị trường khối CPTPP, giá trị XK cá tra sang khối này 10 tháng đầu năm nay đạt 161,7 triệu USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, XK cá tra sang một số thị trường trong khối này tăng trưởng tốt và nhiều tiềm năng.

Đáng chú ý là thị trường Mexico, 10 tháng đầu năm 2021, XK cá tra sang Mexico đạt 54,88 triệu USD, tăng 49,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường Canada cũng tăng trưởng khá khi đạt 26,7 triệu USD (tăng 8,8% so cùng kỳ).

Bên cạnh đó, kể từ quý 3 tới nay, giá trị XK cá tra sang thị trường Singapore bắt đầu phục hồi tăng trưởng sau hơn một năm bị chững lại hoặc gián đoạn do COVID-19. Ngoài ra, các DN cũng cố gắng đẩy mạnh XK sang các thị trường tiềm năng khác như Brazil, Thái Lan, Colombia, Nga, Ai Cập…

Kể từ cuối tháng 7/2021, dịch bệnh COVID-19 đã đi sâu vào các nhà máy chế biến cá tra tại ĐBSCL khiến cho nhiều DN buộc phải đóng cửa, sản xuất “3 tại chỗ” hoặc giảm tối đa công suất.

Theo tìm hiểu của PV, hiện nay giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL đã tăng trở lại, ở mức 22.500-23.500 đồng/kg, tăng từ 500-1.500 đồng/kg so với gần cả năm qua, tuy nhiên ngành hàng này vẫn đang chật vật phục hồi khi dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.

Nguồn: Theo báo Tiền phong

Bình luận

Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc

Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.

Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.

Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản

Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.

Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?

Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.

Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng

Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.

Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%

Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.