Xuất khẩu cá tra: Thị trường rộng cửa, chờ các nhà máy hồi phục
Sự sụt giảm giá trị xuất khẩu (XK) cá tra trong tháng 8/2021 nguyên nhân chính không do thị trường mà vì công suất của tất cả các nhà máy chế biến cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã giảm tối đa.
Nhu cầu thị trường vẫn rộng cửa, điều cần làm là sớm ổn định sản xuất, công suất và đáp ứng tốt hơn các đơn hàng.
Cuối tháng 7/2021, khi dịch Covid-19 lan nhanh từ TP Hồ Chí Minh xuống các tỉnh ĐBSCL, các doanh nghiệp (DN) chế biến cá tra lập tức bị ảnh hưởng. Ngay thời điểm đó, nhiều nhà máy không thể ứng phó kịp đã phải đóng cửa hoàn toàn.
Hệ quả, tháng 8/2021, giá trị XK cá tra Việt Nam giảm 30,66% so với tháng trước và giảm 28,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, XK sang hầu hết các thị trường lớn đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước (ngoại trừ một số thị trường như Mỹ tăng 10,4%; Mexico tăng 48,8%; Nga tăng 0,4% và Ai Cập tăng 96%).
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, sự sụt giảm giá trị XK cá tra nguyên nhân chính không bởi thị trường NK mà công suất của tất cả các nhà máy chế biến cá tra ở ĐBSCL đã giảm tối đa.
Chế biến cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL. Ảnh: G.Lam
Trong hai thị trường hàng đầu của cá tra Việt Nam là Trung Quốc và Mỹ, ngay từ đầu năm 2021, XK cá tra Việt Nam sang Trung Quốc đã không giữ được nhịp độ tăng trưởng mạnh dần đều như các năm trước. Một trong những nguyên nhân lớn là chính sách hạn chế nhập khẩu thủy sản của nước này với yêu cầu test coronavirus gắt gao hàng thực phẩm nhập khẩu.
Tháng 8/2021, giá trị XK cá tra sang Trung Quốc giảm 46,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến hết tháng 8/2021, tổng giá trị XK sang thị trường này đạt 261,9 triệu USD, giảm 11,5%.
Ngược lại, với thị trường Mỹ, tháng 8/2021, may mắn khi các DN cá tra được hưởng mức thuế chống bán phá giá tốt vẫn cố gắng tận dụng cơ hội khi Mỹ rộng cửa nhập khẩu sản phẩm cá tra đông lạnh.
XK cá tra sang Mỹ trong tháng 8 vẫn đạt gần 23 triệu USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, so với tháng trước, con số này đã giảm hơn 10 triệu USD.
Hai thị trường tiềm năng tại khu vực Mỹ Latinh là Mexico và Brazil được trông đợi nhiều trong năm nay do nhu cầu gia tăng. Tuy nhiên, cho tới nay, nhiều DN chế biến XK cá tra sang Brazil và Mexico vẫn đang gặp nhiều khó khăn do giãn cách xã hội, chống dịch và giảm tối đa công suất, thiếu lao động.
Tháng 8/2021, XK cá tra sang Mexico đạt 3,84 triệu USD, tăng 48,8% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng đã giảm 29,6% so với tháng 7/2021. Tổng 8 tháng đầu năm nay, XK cá tra sang Mexico đạt 46,3 triệu USD, tăng 72,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tháng 8/2021, giá trị XK cá tra sang Brazil giảm gần 10% so với cùng kỳ năm 2020 và giảm gần 45% so với tháng trước đó.
Hiện nay, nhu cầu cá tra, cá thịt trắng của Mexico và Brazil tương đối tốt. Do đó, điều quan trọng với DN cá tra Việt Nam đang XK sang hai thị trường này chính là sớm ổn định sản xuất, công suất và đáp ứng tốt hơn các đơn hàng.
Ngoài ra, một số thị trường mới nổi trong năm 2021 đang hứa hẹn nhiều hi vọng như Colombia, Nga, Ai Cập. Tính đến hết tháng 8/2021, XK cá tra sang Colombia đạt 28,11 triệu USD, tăng 65,7%); sang Nga đạt 23,7 triệu USD, tăng 113,7% và Ai Cập đạt 18,7 triệu USD, tăng 87,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Tại thị trường trong nước, giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL vẫn chưa có dấu hiệu khả quan do đang trông chờ sự phục hồi từ các nhà máy chế biến XK.
Tại Đồng Tháp, giá cá tra nguyên liệu hiện ở mức 20.500-22.000 đồng/kg, trong khi chi phí sản xuất trung bình khoảng 22.355 đồng/kg. Cá tra đang tồn đọng nhiều ở các địa phương, như ở Hậu Giang hiện có hơn 4.000 tấn…
Nguồn: https://kinhtedothi.vn/
Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc
Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.
Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.
Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản
Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.
Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?
Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.
Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng
Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.
Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu
Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.
Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%
Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.
Bình luận