Xuất khẩu đơn hàng cuối năm hơn 4.000 tấn gạo sang châu Âu

Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời, tập đoàn nông nghiệp hàng đầu Việt Nam (UPCoM: LTG), vừa hoàn thành việc xuất khẩu lô hàng gạo cuối cùng trong năm 2021.

a1-165311_762.jpg

Lô gạo 4.000 tấn xuất khẩu sang châu Âu đánh dấu 1 năm thành công trong ngành hàng lúa gạo của Tập đoàn Lộc Trời.

Đơn hàng lên tới 4.170 tấn gạo, gồm gạo thơm và gạo trắng do Lộc Trời tổ chức sản xuất thông qua chuỗi giá trị nông nghiệp của tập đoàn, quy trình canh tác được kiểm soát chặt chẽ từ hạt giống tới hạt gạo nhằm đáp ứng các tiêu chí khắt khe nhất của thị trường châu Âu.

Đây cũng là lô hàng gạo xuất khẩu đầu tiên Lộc Trời sử dụng tàu biển dạng hàng rời (bulk carrier) nhằm tiết kiệm chi phí tại thời điểm phí vận chuyển bằng container đang rất cao do ảnh hưởng Covid-19.

Tập đoàn Lộc Trời là đơn vị duy nhất hiện nay có thể tổ chức sản xuất trên quy mô lớn từ 1.000 ha thông qua các hợp tác xã với sự hướng dẫn của đội ngũ 1.200 kỹ sư 3 Cùng và quy trình tối ưu hoá các khâu giống – canh tác – thu hoạch và vận chuyển với các dịch vụ cơ giới hoá và drone sạ giống, rải phân, phun thuốc giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiết giảm chi phí, đội ghe vận chuyển và hệ thống 25 nhà máy lương thực của riêng tập đoàn và các đối tác liên kết đảm bảo năng lực cung ứng 1 triệu tấn gạo mỗi năm cho thị trường trong nước và toàn cầu.

Lô hàng trên 4.000 tấn gạo xuất châu Âu lần này là kết quả chứng minh năng lực tổ chức sản xuất cho các đơn hàng lớn đồng thời khả năng canh tác đưa ra các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của các thị trường khó tính nhất của Tập đoàn Lộc Trời.

a2-165350_627.jpg

Gạo được vận chuyển lên tàu chuẩn bị đi sang châu Âu

Với năng lực này, trong năm 2021, Lộc Trời đã xuất khẩu hơn 80.000 tấn gạo tới các đối tác quốc tế ở châu Âu, vương quốc Anh, châu Phi, Úc, khu vực Trung Đông và các nước láng giềng ở châu Á. Tổng giá trị xuất khẩu gạo lên tới hơn 1.000 tỉ đồng, chiếm khoảng 24% doanh thu gạo của tập đoàn.

Riêng đối với thị trường châu Âu, từ tháng 9/2020, Lộc Trời đã vinh dự được Bộ Nông nghiệp và PTNT lựa chọn để xuất khẩu lô hàng gạo thơm đầu tiên đi thị trường Châu Âu theo hiệp định Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA) và đã liên tục phát triển thị trường này trong hơn một năm qua và vừa có thêm các đối tác mới tại Thuỵ Điển và Đức trong năm 2021.

Mảng xuất khẩu gạo của Tập đoàn Lộc Trời đã tăng gấp khoảng 4 lần về sản lượng và doanh số so với năm ngoái, có thêm 15 đối tác mua hàng mới trên thị trường quốc tế.

Đây là nỗ lực rất lớn của tập đoàn trong thời gian chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, chi phí vận chuyển bằng container tăng cao khiến các doanh nghiệp toàn thế giới gặp khó trong việc đáp ứng nhu cầu hàng hóa với chi phí hợp lý. Lộc Trời được ghi nhận là “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” 3 năm liên tục theo chứng nhận của Bộ Công Thương (2018 – 2020).

Ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng Giám đốc Tập đoàn Lộc Trời chia sẻ: “Việc xuất khẩu gạo vào các thị trường khó tính chính là một trong những thách thức hàng đầu đối với Lộc Trời nói riêng và các công ty nông sản nói chung. Chúng tôi rất vui mừng khi công sức của toàn bộ đội ngũ nhân viên tập đoàn, ngày đêm kề vai sát cánh cùng với các hợp tác xã và hơn 200.000 hộ nông dân liên kết cùng trải qua một năm 2021 đầy khó khăn thử thách đã đem lại những thắng lợi cụ thể và được ghi nhận rõ ràng.

Với đơn hàng cuối cùng hơn 4.000 tấn vừa xuất khẩu sang châu Âu trước thềm năm mới, chúng tôi tin rằng năm 2022 sẽ mang lại rất nhiều cơ hội cho lúa gạo và các loại nông sản được sản xuất theo hướng xanh hơn, bền vững hơn của Việt Nam tại thị trường châu Âu và nhiều thị trường khác, giúp tăng hiệu quả của kinh tế nông nghiệp góp phần vào sự phát triển cộng đồng tại khu vực nông thôn”.

 

Bình luận

Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc

Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.

Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.

Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản

Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.

Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?

Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.

Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng

Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.

Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%

Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.