Xuất khẩu gạo sang EU: Đừng để lỡ cơ hội
Việc 30.000 tấn gạo thơm của Việt Nam được hưởng thuế 0% theo cam kết của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) là điều kiện rất thuận lợi để gạo Việt tăng giá trị, khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế.
Tuy vậy, do vướng ở khâu cấp giấy chứng nhận gạo thơm nên không ít doanh nghiệp (DN) chưa thể tận dụng được cơ hội này.
Theo Bộ Công Thương, quy định tại Hiệp định EVFTA hiện có 9 giống lúa thơm gồm: Jasmine 85, ST 20, ST 5, Nàng Hoa 9, VD 20, RVT, OM 4900, OM 5451 và Tài nguyên Chợ Đào. Và để được miễn thuế nhập khẩu theo hạn ngạch, gạo thơm phải được chứng nhận đảm bảo tính đúng giống.Ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, ngày 4/9/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 103/2020/NĐ-CP quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU. Đến ngày 7/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã ban hành Quyết định hướng dẫn các DN thủ tục làm chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU. Tuy vậy, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ đầu năm tới nay chưa DN nào được cấp giấy chứng nhận gạo thơm để hưởng ưu đãi thuế theo cam kết EVFTA.
Thiếu giấy chứng nhận, gạo thơm của Việt Nam có thể lỡ cơ hội hưởng ưu đãi thuế theo EVFTA
Ông Phan Văn Có - Giám đốc Marketing Công ty TNHH Vrice - cho biết, gần đây DN này đã "vuột mất" hợp đồng xuất khẩu trên 1.500 tấn gạo thơm Jasmine 85 đi EU do phía đối tác phản hồi cần mua theo ưu đãi từ EVFTA và DN chưa xin được giấy xác nhận.
Nguyên nhân theo ông Phạm Thái Bình - Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TP. Cần Thơ), việc kiểm tra đúng giống gạo thơm hiện do các đơn vị khảo nghiệm giống cây trồng (thuộc Cục trồng trọt- Bộ NN&PTNT) thực hiện. Nghĩa là DN muốn được Cục trồng trọt cấp giấy xác nhận thì phải có giấy kiểm tra đồng ruộng từ Trung tâm khảo nghiệm (ước tính chi phí kiểm nghiệm trên dưới 200.000 đồng/ha) nên hầu như các DN không thuê đơn vị này kiểm tra vì bất cập cũng như phát sinh chi phí.
Trên thực tế, theo các DN, EU không yêu cầu Cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam phải chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn, chất lượng lô gạo thơm của DN đạt mức độ nào. Và DN xuất khẩu phải tự chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn chất lượng của lô gạo đó. Bộ NN&PTNT có thể tham khảo và phát hành giấy chứng nhận tên hàng hóa đi vào EU, góp phần hiện đại hóa các thủ tục hành chính và thuận tiện cho DN xuất khẩu.
"Việc làm sao cho phù hợp và không phát sinh chi phí khi xin cấp giấy xác nhận là điều cần lúc này để Việt Nam không bỏ lỡ cơ hội được hưởng thuế ưu đãi từ EVFTA"- ông Phan Văn Có nêu ý kiến.
Với những bất cập trên, tại buổi làm việc với Tổ công tác đặc biệt về đảm bảo nguồn cung hàng hóa và hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phía Nam trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp của Bộ Công Thương vừa qua, ông Phạm Thái Bình đã kiến nghị Bộ Công Thương có ý kiến về cấp giấy xác nhận gạo thơm để gạo Việt khi xuất khẩu sang EU không bỏ lỡ cơ hội hưởng thuế. Trước kiến nghị của DN, đại diện Tổ công tác cho biết sẽ có kiến nghị Chính phủ để xem xét lại việc cấp giấy chứng nhận theo một cửa nhằm tránh phiền hà, phát sinh chi phí.
Sản phẩm gạo chất lượng cao xuất khẩu đều được sử dụng giống bản quyền của Việt Nam, gieo trồng, thu hoạch và chế biến đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện khắt khe.
Nguồn: Theo báo Công Thương
Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc
Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.
Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.
Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản
Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.
Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?
Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.
Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng
Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.
Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu
Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.
Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%
Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.
Bình luận