Xuất khẩu nông sản sang Singapore: Cơ hội rộng mở
Singapore đang tìm kiếm thêm các quốc gia đối tác để hợp tác sản xuất nông sản, thực phẩm chế biến. Trong khi đó, Việt Nam có lợi thế rất lớn trong lĩnh vực này.
Nhu cầu hợp tác lớn Singapore đặt mục tiêu tự chủ 30% lương thực vào năm 2030,đồng thời giảm sự phụ thuộc vào hàng nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc và Malaysia. Để thực hiện được mục tiêu trên, Singapore cần đẩy mạnh hợp tác sản xuất lương thực, thực phẩm.
Tại hội thảo quốc tế “Giới thiệu quy định quản lý xuất nhập khẩu mới và các cơ hội giao thương với các thị trường ASEAN trong thời kỳ hậu Covid-19”, bà Trần Thu Quỳnh – Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Singapore - cho biết: Singapore rất quan tâm đến khả năng phối hợp canh tác để xuất khẩu nông sản, thực phẩm sang đảo quốc này. Vì vậy, cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn.
Hiện các sản phẩm Việt Nam xuất khẩu sang Singapore ngày càng phong phú về chủng loại, đa dạng mẫu mã. Tại triển lãm “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2021– Triển lãm hybrid các sản phẩm thực phẩm chế biến và Halal” tổ chức vừa qua, hàng Việt đã nhận được nhiều đánh giá tốt từ các nhà nhập khẩu về chất lượng và giá cả sản phẩm.
Giới thiệu hàng Việt tại Singapore
Singapore đang có tham vọng trở thành trung tâm Halal toàn cầu và dành sự quan tâm đặc biệt đến ngành thực phẩm chế biến. Mặc dù không có nền nông nghiệp nhưng nước này lại có tỷ trọng xuất khẩu thực phẩm chế biến rất lớn trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Các nhà sản xuất thực phẩm chế biến rất quan tâm đến khâu nguyên liệu. Do đó, doanh nghiệp của Việt Nam có thể nắm bắt cơ hội để xuất khẩu nguyên liệu sản phẩm cho thực phẩm chế biến nói chung và thực phẩm Halah nói riêng.
Bên cạnh đó, Singapore cũng có vai trò là quốc gia trung chuyển hàng hóa sang thị trường nước thứ 3. Ngoài các nước lân cận như Brunei, Indonesia, các nhà nhập khẩu Singapore có mạng lưới quan hệ với các bạn hàng người Hoa trên khắp thế giới, nhập khẩu hàng hóa từ nhiều nước để trung chuyển sang các nước rất đặc thù mà các doanh nghiệp nước khác khó tiếp cận.
Tận dụng lợi thế FTA
Việt Nam và Singapore là hai nước duy nhất trong khối ASEAN cùng ký kết Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh. Trong đó, theo Hiệp định Thương mại tự do EU - Singapore (EUSFTA), phía EU dành cho Singapore hạn ngạch xuất khẩu 2.500 tấn thực phẩm, và con số này đối với hiệp định thương mại tự do giữa Singapore và Vương quốc Anh (UKSFTA) là 500 tấn. Cho đến nay, lượng hàng xuất khẩu của Singapore vào các thị trường này vẫn chưa đạt được các hạn ngạch trên.
Trong khi đó, sản phẩm sản xuất tại Việt Nam với nhãn hiệu của Singapore hoặc các sản phẩm sử dụng nguyên vật liệu từ Việt Nam sản xuất cho các sản phẩm của Singapore vẫn được hưởng miễn thuế vào các thị trường trên. Do đó, Singapore và các doanh nghiệp sản xuất tại đây có sự quan tâm lớn đến nguồn cung hàng hóa của Việt Nam, tìm kiếm các đối tác nhằm khai thác nguyên tắc xuất xứ, nguyên tắc xuất xứ cộng gộp của các hiệp định đã ký kết.
Kim ngạch xuất nhậpkhẩu của Việt Nam và Singapore tăng trưởng liên tục. Nếu như năm 2016, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore đạt 2,99 tỷ USD thì năm 2020, con số này đã lên 4,01 tỷ USD.
Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc
Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.
Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.
Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản
Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.
Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?
Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.
Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng
Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.
Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu
Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.
Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%
Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.
Bình luận