Xuất khẩu sẽ vượt mốc 310 tỷ USD?
Xuất khẩu không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế mà còn là một nội dung quan trọng của kinh tế vĩ mô. Vì vậy, dự báo về xuất khẩu để có biện pháp điều hành về xuất khẩu là rất có ý nghĩa.
Sản xuất cấu kiện động cơ máy bay tại nhà máy Hanwha Aero Engines (Khu công nghệ cao Hòa Lạc). Ảnh: Hải Linh
Các kịch bản xuất khẩu
Theo Tổng cục Hải quan, năm 2020 xuất khẩu đạt 282,7 tỷ USD, 8 tháng đạt 175,4 tỷ USD, 4 tháng cuối năm 2020 đạt 26,83 tỷ USD. Bình quân 1 tháng trong 4 tháng cuối năm 2020 đạt 26,83 tỷ USD. Đây là mức bình quân 1 tháng rất cao so với mức bình quân trong 8 tháng đầu năm 2020 (21,93 tỷ), cả năm 2020 (23,56 tỷ), thậm chí còn cao hơn 8 tháng 2021 (26,57 tỷ).
Với số gốc so sánh như trên, một mặt đã làm cho tốc độ tăng của 8 tháng đầu năm rất cao (21,2%); mặt khác, cũng làm cho tốc độ tăng trong 4 tháng còn lại của năm 2021 không những không giữ được “phong độ” như 8 tháng đầu năm 2021, mà còn chậm lại, thậm chí còn bị giảm.
Trên cơ sở đó, có thể dự báo về kim ngạch xuất khẩu trong 4 tháng cuối năm và cả năm 2021 theo các kịch bản như sau: Kịch bản 1: Kịch bản tích cực, nếu dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát từ sau 15/9, khả năng quy mô bình quân trong 4 tháng cuối năm 2021 đạt bằng với mức thực tế đã đạt được trong tháng 8/2021, thì tổng 4 tháng cuối năm đạt 104,8 tỷ USD. Nếu dự báo đó là đúng, thì 4 tháng cuối năm 2021 so với cùng kỳ giảm trên 2,3% - ngược chiều so với tốc độ tăng (21,2%) của 8 tháng đầu năm; tổng kim ngạch cả năm 2021 sẽ đạt 317,4 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay, tăng gần 12,3% so với năm 2020, cao hơn tốc độ tăng 7% của năm 2020.
Kịch bản 2: Kịch bản thấp hơn, nếu dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát muộn hơn vào đầu năm sau, khả năng quy mô bình quân 1 tháng trong 4 tháng cuối năm tiếp tục giảm như tốc độ giảm của tháng 8 so với tháng 7 (6%) – tức là chỉ còn đạt 24,63 tỷ USD. Nếu dự báo là đúng, thì 4 tháng cuối năm 2021 đạt 98,5 tỷ USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước và cả năm 2021 sẽ đạt 311 tỷ USD, vẫn cao nhất từ trước đến nay, tăng 10% so với năm trước, vẫn là kết quả tích cực trong điều kiện đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại từ tháng 4.
Như vậy, dù theo kịch bản nào thì xuất khẩu năm 2021 vẫn vượt qua mốc 310 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay và tăng khá so với năm trước.
Những giải pháp hạn chế rủi ro
Dự báo trên là tích cực nhưng để thực hiện được cũng không dễ dàng và phải có giải pháp quyết liệt. Trong 8 tháng đầu năm, quy mô xuất khẩu tháng 8 giảm 6% so với tháng 7 và giảm 5,4% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước chậm lại nhanh trong mấy kỳ gần đây (nếu 5 tháng tăng 30,9%, thì 6 tháng tăng 29%, 7 tháng tăng 26,2%, 8 tháng tăng 21,2%) và xu hướng này còn tiếp tục nhanh hơn trong những tháng tới (có một phần do số gốc so sánh cao lên), có một phần do tác động tiêu cực của dịch Covid-19, việc giãn cách xã hội còn diễn ra ở những trung tâm công nghiệp, xuất khẩu…
Khu vực trong nước nhập siêu cao hơn cùng kỳ (20.361 triệu USD so với 8.466 triệu USD, tỷ lệ nhập siêu 36,6% so với 16,8%) so với cùng kỳ nhập khẩu tăng cao hơn xuất khẩu (29,2% so với 10,5%). Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu giảm so với cùng kỳ (16.651 triệu USD so với 22.207 triệu USD, tỷ lệ xuất siêu 10,6% so với 17,8%).
Một số mặt hàng có mức nhập khẩu khá cao, trong đó có một số mặt hàng cao hơn xuất khẩu (điện tử, máy tính, điện thoại và linh kiện, sắt thép, sản phẩm chất dẻo…). Đáng lưu ý, hạt điều nhập siêu 1.070 triệu USD, ngược chiều với xuất siêu 49 triệu USD của cùng kỳ là một nghịch lý. Nhập siêu lớn nhất và tăng từ Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản… Riêng Campuchia chuyển từ xuất siêu lớn sang nhập siêu…
Những hạn chế trên xuất phát từ nhiều yếu tố và đó cũng là những yếu tố tác động đến 4 tháng cuối năm. Đó là dịch Covid-19; sự yếu kém của công nghiệp phụ trợ; tính gia công, lắp ráp còn lớn; việc kiểm soát xuất xứ (nhập khẩu nhằm “xuất khẩu hộ, tiêu thụ giùm” của một số thị trường) chưa tốt.
Một số giải pháp cần tập trung trước hết, phải kiểm soát được dịch Covid-19 không những ở những địa bàn nóng hiện tại và ở những địa bàn khác khi có nhiều người từ các địa bàn nóng trở về. Cần thực hiện tốt các giải pháp đã đề ra với sự thay đổi chiến lược phòng, chống dịch của Thủ tướng Chính phủ mới đề ra theo hướng sống chung với dịch.
Một mặt phải thực hiện 5K, tăng tỷ lệ tiêm vaccine… nhưng không quá cực đoan, nhất là trong việc lưu thông hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa xuất khẩu, những hàng hóa đang có tiềm năng, có nguồn lớn nhưng bị ứ đọng ở nguồn, trên đường đi, phương tiện vận chuyển (nhất là container); cảng sông, cảng biển… Mặt khác cần có sự hỗ trợ về tài chính, tiền tệ, hỗ trợ người sản xuất, người xuất khẩu… Ngay từ bây giờ phải đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ, giảm thiểu gia công, lắp ráp, nhất là những dự án mới đầu tư. Hỗ trợ hơn nữa đối với cơ sở, DN sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu. Cơ cấu lại thị trường nhập khẩu để tránh “bỏ trứng” hay “nhận trứng” từ một giỏ.
Nguồn: https://kinhtedothi.vn/
Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc
Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.
Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.
Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản
Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.
Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?
Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.
Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng
Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.
Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu
Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.
Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%
Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.
Bình luận