Xuất khẩu thực phẩm tươi sống vào Indonesia phải khai báo thêm thông tin

Bộ Nông nghiệp Indonesia vừa có thông báo yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thực phẩm tươi sống (FFPO) bổ sung thêm một số thông tin khi tiến hành thực hiện khai báo thông báo trước (Prior Notice) đối với các lô hàng xuất khẩu vào nước này.

Các thông tin yêu cầu khai báo bổ sung bao gồm: thông tin về doanh nghiệp nhập khẩu; số, ngày cấp và nơi cấp chứng nhận vệ sinh dịch tễ; tên phòng kiểm nghiệm thực phẩm đã được phía Indonesia phê duyệt; số chứng nhận phân tích (Certificate of Analysis-COA).

3955-tp20220402095146-0260240.png

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Việc kê khai thông báo trước với các nội dung thông tin bổ sung nêu trên phải được công ty xuất khẩu hoặc đại diện của công ty xuất khẩu tại nước xuất xứ thực hiện theo phương thức trực tuyến (online) thông qua hệ thống thông báo trước trước khi lô hàng đến cảng Indonesia tại trang thông tin điện tử: http://karatina.pertanian.go.id/LayanaPublik/PSAT hoặc http://notice.karatina.pertanian.go.id

Theo quy định của Indonesia, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hàng FFPO vào Indonesia phải thực hiện thông báo trước (Prior Notice) và phải kèm theo chứng nhận phân tích (COA) do 1 trong 10 phòng kiểm nghiệm Việt Nam đã được phía Indonesia phê duyệt.

Quy định bổ sung mới của Indonesia có hiệu lực thi hành từ ngày 10/5/2022.

Doanh nghiệp Việt Nam có khó khăn (nếu có) khi thực hiện quy định bổ sung mới của Indonesia có thể liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Indonesia để có sự hỗ trợ (Email: Id@moit.gov.vn).

 

Nguồn: Theo báo Hải Quan

Bình luận

Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc

Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.

Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.

Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản

Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.

Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?

Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.

Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng

Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.

Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%

Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.