Xuất khẩu thủy sản 2022 - 2025: Tôm vẫn là “át chủ bài”
Xuất khẩu thủy sản năm 2021 đạt gần 9 tỷ USD được coi là kỳ tích trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, trong đó, xuất khẩu tôm đóng góp hơn 3,8 tỷ USD, chiếm khoảng 45% tổng kim ngạch thủy sản xuất khẩu.
Theo nhận định của các chuyên gia, sản phẩm tôm vẫn là “át chủ bài” của ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam những năm tới.
Tiềm năng rất lớn
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu tôm đạt khoảng 3,8 tỷ USD/năm, đứng thứ 3 thế giới, sau Ấn Độ và Ecuador. Trong 5 năm qua, xuất khẩu tôm Việt Nam tăng trưởng 5%/năm. Kim ngạch xuất khẩu tôm chiếm khoảng 45% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. VASEP dự báo, ngành tôm còn nhiều động lực để tăng trưởng, giai đoạn 2022-2025 có thể tăng trưởng khoảng 9%/năm; đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu tôm có thể đạt 5,6 tỷ USD.
VASEP đánh giá triển vọng ngành tôm đến năm 2025, xuất khẩu tôm đạt kim ngạch 5,6 tỷ USD, tăng trưởng 9%/năm.
Diện tích nuôi tôm của Việt Nam đạt trên 740.000ha, sản lượng hơn 900.000 tấn/năm, tập trung ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (trên 80%). Nhấn mạnh về khả năng tăng trưởng của ngành tôm, VASEP cho rằng, tôm Việt Nam có lợi thế ở các thị trường chính như Hoa Kỳ (20-23%), Nhật Bản (16-18%), châu Âu - EU (15-20%), Trung Quốc (13-15%), Hàn Quốc (9-10%)...
Các doanh nghiệp thủy sản cũng kỳ vọng xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2022 khi nhu cầu của nước này tăng. Tôm Việt xuất khẩu vào Hoa Kỳ xếp thứ 5 với thị phần chưa tới 10%. Như vậy, thị phần tôm sang thị trường Hoa Kỳ còn rất lớn và Việt Nam phải tận dụng được các ưu thế của riêng mình.
Phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao
Để chuẩn bị vùng nguyên liệu phục vụ xuất khẩu, ngành tôm đang đẩy mạnh tái cơ cấu và ứng dụng công nghệ cao trong hệ thống nuôi, trồng. Mới đây, UBND tỉnh Bình Định phê duyệt đồ án Quy hoạch khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ) với diện tích 375ha, nhằm tạo tiền đề để kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao nói chung và ngành tôm có ứng dụng công nghệ cao nói riêng.
Khi đi vào hoạt động, đây sẽ là khu sản xuất tôm giống, nghiên cứu quy trình nuôi, sản xuất tôm thương phẩm, chế biến thức ăn, chế biến tôm và các ngành công nghiệp phụ trợ, sản xuất chế phẩm sinh học, bảo quản chế biến, đào tạo, tiếp nhận, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phục vụ ngành tôm của tỉnh, miền Trung và cả nước, thu hút nguồn đầu tư, nhân lực công nghệ cao trong và ngoài nước.
Trước đó, UBND tỉnh Bình Định đã phê duyệt đề án thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ) với tổng vốn đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng. Dự án này cũng là một phần của chương trình “Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020 - 2025”.
Nhằm đạt mục tiêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước, tỉnh Bạc Liêu đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ hoàn thành dự án xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm đạt sản lượng 600.000 tấn. Toàn tỉnh hiện có gần 120.000ha nuôi tôm, trong đó nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh và bán thâm canh gần 7.500ha; nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp 110.950ha.
Nâng lợi thế cạnh tranh
Theo TS. Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Fimex Việt Nam, “điểm trừ” làm giảm lợi thế cạnh tranh của con tôm Việt Nam là giá thành cao. Để giải quyết vấn đề này, cần cải thiện cơ bản là tăng tỉ lệ thu hồi đầu con, tức là tăng tỷ lệ thành công ao nuôi. Như vậy, cần con giống tốt và quy trình nuôi phù hợp hoàn cảnh cụ thể. Trong đó, chú trọng tối ưu hệ số thức ăn, bởi thức ăn có thể chiếm hơn 50% giá thành. Ngoài ra, xem xét giá cả các cơ sở cung ứng đầu vào, đặc biệt là thức ăn và các chế phẩm nuôi tôm.
“Khi cải thiện giá thành nuôi sẽ góp phần cải thiện giá thành tôm chế biến, sẽ tăng sức cạnh tranh sản phẩm tôm Việt trên thương trường thế giới. Trong canh tác, doanh nghiệp khẩn trương thúc đẩy công tác đánh mã số cơ sở nuôi, bởi đây là xu thế tất yếu. Việc này làm nhanh chỉ có lợi cho tốc độ tăng trưởng (bề rộng) và thâm nhập các hệ thống phân phối cấp cao (chiều sâu), bởi các hệ thống cao cấp cần kiểm soát, truy xuất cả chuỗi”, TS. Hồ Quốc Lực nói.
Cục Xuất - nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2022 tiếp tục tăng, đạt 2,1 triệu tấn, trị giá 9,2 tỷ USD, tăng 3,9% về lượng và tăng 3,5% về trị giá so với năm 2021.
TS. Hồ Quốc Lực cũng cho rằng, ngành tôm cần có giải pháp tăng cơ sở nuôi đạt chuẩn chất lượng thị trường yêu cầu, cụ thể như ASC (xác nhận cấp quốc tế đối với thủy sản được nuôi có trách nhiệm, giảm thiểu tối đa tác động xấu lên môi trường, hệ sinh thái, cộng đồng dân cư và đảm bảo tốt các quy định về lao động), BAP (đáp ứng về môi trường và trách nhiệm xã hội, quyền lợi động vật, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc trong một chương trình chứng nhận tự nguyện nuôi trồng thủy sản)... Các cơ sở nuôi nhỏ lẻ không thể thực thi vì chi phí ảnh hưởng tới giá thành nuôi.
Như vậy, nên có giải pháp tích điền hay thành lập dự án kêu gọi đầu tư nuôi tôm. Chỉ có cơ sở nuôi có quy mô hàng trăm hecta mới mang lại hiệu quả thiết thực cao nhất vì thuận lợi trong việc đầu tư, ứng dụng các thành tựu vào nuôi tôm. Giải pháp này hết sức có ý nghĩa cho việc tăng trưởng ở thị trường EU và Vương quốc Anh.
Song song với đó, Việt Nam cần nhanh chóng quy hoạch vùng nuôi tôm từng quy mô, từng địa phương nhằm phát triển xanh, bền vững. Đây là giải pháp lớn trong chiến lược phát triển ngành tới năm 2030. Có quy hoạch hoàn thiện sẽ giảm rủi ro trong việc nhiễm chéo, cung ứng đủ nước nuôi; trong việc xử lý nước thải nuôi nhằm hạn chế tác động xấu môi trường, góp phần vào việc phát triển xanh trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng, và phát triển bền vững cả nền kinh tế nói chung.
Nguồn: https://kinhtenongthon.vn/
Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc
Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.
Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.
Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản
Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.
Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?
Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.
Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng
Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.
Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu
Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.
Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%
Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.
Bình luận