Xuất khẩu thủy sản sụt giảm do dịch Covid-19

Triển vọng xuất khẩu (XK) thủy sản Việt Nam năm 2021 đang rất khả quan nhưng đã bị chững lại khi làn sóng Covid-19 lần thứ 4 bùng phát dữ dội ở khu vực trọng điểm sản xuất, chế biến và XK thủy sản là TP Hồ Chí Minh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong điều kiện áp dụng Chỉ thị 16 tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam, sản xuất và XK thủy sản sụt giảm đáng kể, nhất là từ nửa cuối tháng 7.

Sau khi tăng 16% vào nửa đầu tháng, XK thủy sản nửa cuối tháng tháng 7/2021 bị sụt giảm rõ rệt (giảm khoảng 15%-20% so với nửa đầu tháng), khiến cho kim ngạch XK thủy sản cả tháng giảm khoảng 4% so với cùng kỳ năm ngoái khi đạt 763 triệu USD.

Trong đó, mặt hàng tôm giảm 4% so với cùng kỳ khi đạt 374 triệu USD. XK cá tra và cá ngừ giảm khoảng 5% khi đạt lần lượt 117 triệu USD và 60,5 triệu USD.

XK mực, bạch tuộc cũng giảm 9% khi đạt khoảng 47 triệu USD trong tháng 7. XK các mặt hàng khác cũng đều giảm, trong đó cua ghẹ giảm 3% và các loại cá khác giảm 2% trong tháng 7…

hieu.jpg

Chế biến cá tra xuất khẩu ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Ảnh: Giang Lam 

 Áp dụng Chỉ thị 16, hầu hết các địa phương đã yêu cầu các doanh nghiệp (DN) chỉ được duy trì hoạt động khi đảm bảo điều kiện “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường – 2 địa điểm” để phòng, chống dịch bệnh lây lan vào các nhà máy, các khu công nghiệp. 

Các DN thủy sản đã chung tay sát cánh cùng Chính phủ thực hiện nghiêm các quy định nhằm vừa chống dịch vừa duy trì được sản xuất. Tuy nhiên, thực tế hiện nay chỉ có khoảng 30% các DN thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam đảm bảo được điều kiện “3 tại chỗ”.

Với những nhà máy thực hiện được, số lượng công nhân có thể huy động cũng chỉ 30-50% số lượng lao động, số còn lại phải nghỉ việc hoặc nghỉ không lương. Công suất sản xuất trung bình đã giảm chỉ còn 40-50% so với trước đây. Dự tính công suất chung của cả vùng giảm chỉ còn 30-40%.

Trong khi đó, nguyên liệu thủy sản huy động cho chế biến – XK cũng chỉ đạt khoảng 40-50% so với nguồn nguyên liệu bên ngoài do việc thực hiện giãn cách chung. Dự tính nguy cơ nguồn nguyên liệu cho sản xuất XK những tháng cuối năm sẽ thiếu hụt 20-30%.

Ngoài ra, DN đang bị gánh nặng các loại chi phí phát sinh như trang bị cho công nhân làm việc “3 tại chỗ”, trả thêm lương, chi phí xét nghiệm hàng tuần, trong khi các chi phí đầu vào và logistic tăng mạnh...

Theo VASEP, nhờ tăng trưởng cao trong nửa đầu năm nên lũy kế XK thủy sản 7 tháng đầu năm vẫn tăng 11% khi đạt 4,88 tỷ USD.

Tuy nhiên, với thực tế khó khăn hiện nay, XK thủy sản nửa cuối năm chắc chắn sẽ tuột dốc nếu không có giải pháp hỗ trợ cần thiết cho việc phục hồi sản xuất, XK và trực tiếp thúc đẩy sinh kế cho công nhân, nông - ngư dân trong bối cảnh sống chung với Covid-19.

Trong đó, cần triển khai sớm ưu tiên tiêm vắc xin cho người lao động trong nhà máy chế biến thủy sản đảm bảo tiêu chí an toàn, tiếp đó là sự hỗ trợ cho DN và người lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19…

Nguồn: https://kinhtedothi.vn/xuat-khau-thuy-san-sut-giam-do-dich-covid-19-429617.html

Bình luận

Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc

Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.

Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.

Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản

Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.

Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?

Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.

Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng

Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.

Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%

Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.