Xuất khẩu thủy sản vào thị trường Canada còn nhiều dư địa

Thương vụ Việt Nam tại Canada cho biết, dù quy mô thị trường không lớn như Hoa Kỳ nhưng Canada cũng là thị trường tiềm năng cho thủy sản Việt Nam.

xuat_khau_thuy_san.jpg

Dây chuyền chế biến tôm xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần thủy sản Minh Phú Hậu Giang. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN

Theo nghiên cứu của Bộ Y tế Canada, mức tiêu thụ thủy sản trên đầu người của Canada là 270 CAD/năm cho khoảng 9,14kg/người/năm.

Với dân số gần 38 triệu người và chính sách đón nhận khoảng 400 nghìn người nhập cư mỗi năm, nhu cầu thủy sản của người dân Canada không ngừng tăng lên.

Thống kê cho thấy, có khoảng 25% dân số Canada là người nhập cư; trong đó 50% dân nhập cư là người châu Á như Trung Quốc, Ấn độ, Việt Nam, Hàn Quốc, Phillipines… vốn là nhóm người ưa thích thủy sản. Các nhóm nhập cư khác như châu Phi chiếm 15%, Trung Đông 9%… cũng là những khách hàng tiềm năng với nhu cầu đa dạng.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Canada, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Canada tăng trưởng khoảng 7% mỗi năm với tổng giá trị nhập khẩu thủy sản năm 2019, thời điểm trước khi dịch COVID-19 bùng phát là 4,2 tỷ CAD, tương đương khoảng 3,5 tỷ USD.

Trong 9 tháng năm 2021, tốc độ tăng trường nhập khẩu thủy sản của Canada tăng trưởng trở lại do nhu cầu tăng trưởng mạnh mẽ của Canada, cao hơn 5,5% so với cùng kỳ năm 2020 và gần 3% so với cùng kỳ năm 2019.

Cũng theo Thương vụ Việt Nam tại Canada, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Canada còn nhiều dư địa khi tổng giá trị xuất khẩu của ta sang thị trường này mới chỉ đạt khoảng 300 triệu CAD, tương đương khoảng 250 triệu USD.

Các mặt hàng đã khẳng định vị thế tại Canada bao gồm tôm đông lạnh và tôm chế biến khoảng 3,4 tỷ CAD/năm, chiếm khoảng 30% thị trường Canada; cá basa khoảng 37 triệu CAD/năm và cá ngừ vây vàng, mắt to khoảng 6 triệu CAD chiếm khoảng 80% thị trường Canada. Các sản phẩm tiềm năng phát triển khác như: mực, bạch tuộc, thủy sản chế biến và các sản phẩm giá trị gia tăng.

Mặc dù các sản phẩm thủy sản của Việt Nam không nhận được nhiều ưu đãi về thuế nhập khẩu vào thị trường Canada sau Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) do phần lớn các sản phẩm đã được hưởng mức thuế tối huệ quốc MFN là 0% từ trước khi FTA này được ký kết và hiệu lực, trừ cá ngừ chế biến thuế MFN 7% và cua, ghẹ thuế MFN 5%.

Thương vụ Việt Nam tại Canada nhấn mạnh: Thị trường Canada có một số đặc điểm thuận lợi như: không có hạn ngạch xuất khẩu, các sản phẩm thủy sản Canada và Việt Nam mang tính tương hỗ lẫn nhau hơn là cạnh tranh trực tiếp.

Hơn nữa, sản phẩm nhập khẩu vào Canada dễ dàng tiếp cận thị trường Hoa Kỳ và ngược lại khi thương mại Canada và Hoa Kỳ chiếm tới 75% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Canada.

Mặc dù tiềm năng và dự địa rất lớn nhưng thủy sản Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm từ Hoa Kỳ, Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc. Do vậy, Thương vụ Việt Nam tại Canada khuyến cáo, các doanh nghiệp Việt Nam định hướng xuất khẩu vào thị trường Canada cần nghiên cứu thông tin, hoạch định chiến lược cụ thể để tiếp cận thị trường khó tính nhưng “chung thủy” này.

Nguồn: Theo TTXVN

Bình luận

Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc

Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.

Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.

Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản

Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.

Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?

Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.

Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng

Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.

Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%

Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.