Xuất nhập khẩu năm 2021 dự báo vượt mốc 600 tỷ USD, duy trì xuất siêu

Theo dự báo của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm 2022 sẽ vượt mốc 600 tỷ USD. Cùng với đó, cán cân thương mại sẽ duy trì ở mức xuất siêu nhẹ.

Số liệu từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho thấy, 10 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 537,31 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 267,93 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu đạt 269,38 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Đáng chú ý, mức tăng trưởng nói trên trong bối cảnh đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 kéo dài trong nhiều tháng tại các tỉnh thành phía Nam ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

Tính đến hết tháng 10/2022, Việt Nam vẫn còn nhập siêu 1,45 tỷ USD, tuy nhiên, trong những tháng cuối năm, nhiều dấu hiệu tích cực đã xuất hiện. Trao đổi với Dân Việt, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu dự báo, xuất nhập khẩu năm 2022 sẽ vượt mốc 600 tỷ USD.

xk-che-bien-thuy-san-dantri-1625219347861171620935.jpg


Nhiều ngành hàng đã khôi phục hoạt động nhanh chóng ngay trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4. (Ảnh: Dân trí)

"Tại thời điểm này, có thể dự báo, cả năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam sẽ đạt khoảng 640 - 645 tỷ USD và cán cân thương mại duy trì ở mức xuất siêu nhẹ. Đây là thành tựu rất lớn bởi năm 2021, chúng ta chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19 với biến thể delta. Đặc biệt, dịch Covid-19 đã tấn công thẳng vào khu vực là động lực sản xuất hàng hóa ở cả hai miền Nam - Bắc.

Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn đó, các doanh nghiệp vẫn duy trì và phục hồi sản xuất sau dịch rất nhanh chóng. Đặc biệt, các ngành có thế mạnh như dệt may, da giày, dù chịu tác động lớn của dịch bệnh nhưng vẫn đạt mục tiêu sớm hơn dự kiến. Từ nay đến cuối năm, doanh nghiệp trong các ngành này có thể lấy lại được tốc độ tăng trưởng như trước khi có dịch. Những ngành hàng truyền thống, có thế mạnh xuất khẩu như điện thoại, điện tử, máy móc, linh kiện… cũng có thể đạt mức tăng trưởng xuất khẩu khoảng 15 - 25% trong năm nay", ông Hải phân tích.

Cùng với đó, ông Hải nhấn mạnh lợi ích từ việc thực hiện 2 Hiệp định thương mại lớn là CPTPP và EVFTA. Điển hình, nhờ Hiệp định CPTPP, xuất khẩu hàng hóa sang Canada, Mexico và Peru đều có mức tăng trưởng từ 25 - 30%/năm.

 "Với thị trường EU, trước đây, chúng ta đã được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) nhưng EVFTA đang mở rộng những cơ chế ưu đãi mang tính chất bền vững, bởi GSP là cơ chế mang tính đơn phương và sẽ bị rút lại theo thời gian, khi nền kinh tế phát triển hơn. Nhưng với EVFTA, đây là cam kết song phương và những ưu đãi có giá trị tồn tại lâu dài, cả hai bên cùng thực hiện. Do đó, về lâu dài, giá trị EVFTA mang lại rất lớn", ông Hải thông tin.

Chia sẻ về những khó khăn thực hiện mục tiêu xuất nhập khẩu những tháng cuối năm, ông Hải cho biết thêm, lớn nhất của các doanh nghiệp là thiếu lao động. Ngoài ra, do tác động của dịch Covid-19 nên thị trường nguyên liệu của thế giới và dịch vụ logistics đều đang gia tăng chi phí. Những yếu tố này sẽ đẩy áp lực về chi phí cho doanh nghiệp.

"Một vấn đề nữa, chúng ta đã đưa ra quan điểm thích ứng để sống chung, an toàn cùng dịch bệnh. Tuy nhiên, dịch Covid-19 chưa hết hẳn nên các địa phương vẫn phải áp dụng những biện pháp chống dịch. Điều này gây tâm lý bất an cho doanh nghiệp, nếu như các địa phương không tuân thủ triệt để Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ; có những biện pháp chống dịch vượt quá phạm vi, quá mức độ cần thiết và gây tâm lý ảnh hưởng cho các doanh nghiệp cũng như niềm tin của nhà đầu tư.

Do đó, chúng ta cũng hy vọng, với Nghị quyết 128 và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các biện pháp chống dịch của địa phương có thể vừa đảm bảo an toàn về sức khỏe và tính mạng cho người dân, vừa không gây tác động quá lớn hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Đây là những vấn đề các doanh nghiệp quan tâm nhất để duy trì sản xuất, xuất nhập khẩu trong thời gian tới", ông Hải khuyến nghị.

 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc

Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.

Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.

Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản

Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.

Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?

Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.

Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng

Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.

Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%

Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.