Xung đột ở Ukraine đe dọa an ninh lương thực

Xung đột giữa Nga và Ukraine không chỉ gây ra bất ổn khu vực mà còn có thể mang lại những hậu quả toàn cầu khi tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng gia tăng.

ttxvn-lua-mi-20220226204449.jpg

Nhật báo Les Echos cảnh báo xung đột giữa Nga và Ukraine không chỉ gây ra bất ổn khu vực mà còn có thể mang lại những hậu quả toàn cầu khi tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng gia tăng, bởi đây là hai quốc gia chủ chốt về xuất khẩu ngũ cốc và phân bón.

Vai trò của Nga và Ukraine
Sự gia tăng căng thẳng giữa Nga và các nước phương Tây đã và đang có tác động đến giá ngũ cốc thế giới. 
Trên sàn giao dịch hợp đồng tương lai lớn nhất ở châu Âu Euronext, giá một tấn lúa mỳ xay xát giao tháng Ba đang dao động quanh mức 275 euro (308 USD) và giá ngô kỳ hạn là 260 euro. Tuy các mức giá này chưa chạm đến mức kỷ lục được ghi nhận vào mùa Thu năm ngoái (khoảng 310 euro/tấn đối với lúa mỳ), nhưng cũng khiến thể giới hồi hộp lo lắng.
Ban lãnh đạo Công ty tư vấn của Pháp về thị trường nông sản và thực phẩm nông nghiệp (Agritel) hôm 22/2 nhấn mạnh rằng biến động bất ngờ vẫn "tiềm ẩn một cách bất định" trong bối cảnh hiện nay, vì điều đó phụ thuộc vào quyết định về các biện pháp trừng phạt kinh tế có thể được áp dụng đối với Nga hoặc thậm chí là sự gián đoạn của các hoạt động vận tải và logistic ở Ukraine. Hai nước này hiện là hai cường quốc trong thương mại quốc tế về nguồn lương thực và nguyên liệu nông nghiệp.
Thierry Pouch, nhà kinh tế học và trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế của Hiệp hội Nông nghiệp Pháp, nhận xét: "Nếu trong những năm 1990, Nga là nước nhập khẩu mặt hàng này thì ngày nay quốc gia này đã là nước xuất khẩu ròng nhờ những cải cách do Tổng thống Vladimir Putin thực hiện.

Nga sản xuất tổng cộng 75 triệu tấn lúa mỳ, chiếm 11% sản lượng toàn cầu và chiếm 18% đến 20% kim ngạch xuất khẩu loại ngũ cốc này của thế giới. Ukraine, quốc gia sản xuất 33 triệu tấn lúa mỳ vào năm ngoái, trong đó 3/4 dành cho xuất khẩu, đứng thứ 12 trong số các nhà xuất khẩu thế giới. Đất nước này thậm chí còn được đánh giá cao hơn về sản xuất ngô, với sản lượng lên tới 40 triệu tấn trong đó xuất khẩu tới 32 triệu tấn”.
Khủng hoảng lương thực đe dọa ổn định xã hội
Với khoảng 40% sản lượng lúa mỳ của Ukraine nằm ở phía Đông đất nước, trong đó có 8% ở các khu vực ly khai, nông nghiệp thế giới có thể lo ngại về điều tồi tệ nhất nếu một cuộc xung đột nổ ra ở đó. Và nếu chiến sự ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng cảng của thành phố Mariupol và mạng lưới đường sắt xung quanh khu vực này thì hậu quả cũng rất nặng nề. 
Marc Zribi, người đứng đầu bộ phận ngũ cốc và đường tại cơ quan quản lý nông sản và hải sản Pháp (FranceAgriMer) cảnh báo việc chiếm đóng của quân đội Nga ở miền Đông Ukraine có thể tước đi 30% sản lượng lúa mạch và 40% sản lượng hướng dương, lúa mỳ hoặc ngô của nước này. Đối với dầu hướng dương, Nga và Ukraine chiếm gần 80% xuất khẩu của thế giới, đặc biệt là sang Liên minh châu Âu.
Vai trò quan trọng của Nga trên thị trường phân bón cũng là điều khiến thế giới quan tâm. Theo Thierry Pouch, Nga đại diện cho 16% giao dịch thương mại thế giới về mặt hàng này. Ông giải thích: "Vì khí gas được sử dụng để sản xuất phân đạm, nên nếu xung đột xảy ra, nguy cơ tăng giá của các loại phân bón này sẽ rất cao, và đó cũng là điều khiến thế giới phải lo ngại. Giá phân đạm tăng sẽ khiến người nông dân, đặc biệt là ở Pháp, sản xuất ít hơn vì lý do chi phí". 
Và không chỉ Pháp, mà các nhà sản xuất ngũ cốc hàng đầu khác như Mỹ, Canada, Brazil, Argentina và gần đây là Ấn Độ, cũng sẽ gặp bất lợi vì vòng xoáy tăng giá mới của phân bón do xung đột gây nên. Chủ tịch liên minh nông nghiệp FNSEA, ông Christiane Lambert, đã nhấn mạnh rằng "để tạo ra phân bón bạn cần có khí đốt", và ông dự đoán những tác động lên giá sản xuất đối với ngành công nghiệp thực phẩm là điều "không thể phủ nhận".
Hiện nay, không có gì bảo đảm rằng các quốc gia khác sẽ có thể thay thế một cách hoàn hảo nguồn lương thực xuất khẩu của Nga và Ukraine nếu chúng bị gián đoạn nghiêm trọng. Theo chuyên gia Thierry Pouch, "cuộc khủng hoảng địa chính trị này diễn ra trong bối cảnh tình trạng mất an ninh lương thực đang ngày càng trầm trọng trên thế giới do những cuộc xung đột xảy ra trong vài năm trở lại đây”.
Ông Thierry Pouch cảnh báo, nếu giá ngũ cốc tiếp tục tăng, các quốc gia phía Nam Địa Trung Hải sẽ là những đối tượng bị ảnh hưởng hàng đầu. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ bất ổn xã hội và các cuộc bạo loạn sẽ khó có hồi kết./.


 

 

Nguồn: Theo Brews

Bình luận

FAO: Giá lương thực, thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/5 thông báo giá lương thực thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022 sau khi tăng vọt trong tháng trước đó, dẫn đến giá dầu thực vật và ngũ cốc giảm.

Cần sa đang là cây trồng lợi nhuận thứ 5 ở Mỹ

Với mục đích phục vụ tiêu khiển hiện đã hợp pháp ở 18 bang, cần sa đang là một loại cây hái ra tiền của nông dân và có lợi nhuận chắc chắn tại Mỹ.

Thiếu thức ăn chăn nuôi, Thái Lan hủy lệnh kiểm soát nhập khẩu

Bộ Thương mại Thái Lan vừa đề xuất chính phủ hàng loạt các giải pháp mới nhằm tăng cường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong thời gian 3 tháng.

Xuất hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H3N8 đầu tiên trên người

Ủy ban Y tế Trung Quốc xác nhận, lần đầu tiên chủng virus cúm gia cầm H3N8 đã được phát hiện ở người, tại tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.

Vì sao rừng già quan trọng?

Rừng già vừa là điểm nóng sinh thái, vừa cung cấp nước sạch cho con người và là nguồn hút carbon chính giúp chống biến đổi khí hậu.

Giá lương thực tăng vọt có thể để lại hậu quả rất lớn

Một khi không ai có thể biết được cuộc xung đột Nga- Ukraine còn kéo dài bao lâu, các tác động của nó đến phần còn lại của thế giới là sẽ rất nghiêm trọng.

Từ 28/4, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn

Bộ Công Thương cho biết, theo tuyên bố của Tổng thổng Indonesia Joko Widodo (Jokowi) vào chiều ngày 24/4/2022, kể từ ngày 28/4/2022 tới đây, nước này sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định.

Phân bón truyền thống 'đánh bại' phân bón công nghiệp

Trong cuộc thử nghiệm kiểm tra sức khỏe đất mang tính “đối đầu” giữa phân bón công nghiệp và phân bón truyền thống cho thấy, lối cũ khiến đất đai trở nên màu mỡ hơn.

Đài Loan cấm nhập thuốc trừ sâu chứa hoạt chất chlorpyrifos

Tất cả các sản phẩm thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất chlorpyrifos, được cho là gây hại đến hệ thần kinh của trẻ nhỏ sẽ được Đài Loan cấm nhập khẩu và sản xuất.

Các vựa sản xuất lương thực lớn không chỉ lo phân bón

'Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá về thị trường phân bón thế giới ảnh hưởng đến mùa vụ năm nay, nhưng có rất nhiều yếu tố khác khiến nông dân phải lo lắng'.