2.300 tấn Hoàng Sin Cô của nông dân Y Tý chưa có đầu ra

Hiện Lào Cai còn tồn gần 2.300 tấn Hoàng Sin Cô của hàng trăm hộ dân Y Tý chưa có đầu ra.

hoangsinco-095358_316.jpg

Hoàng Sin Cô ở Y Tý ngon, ngọt và mát, chất lượng hơn hẳn với củ trồng ở nơi khác. Ảnh: D.Dung 

Hàng nghìn tấn Hoàng Sin Cô chất đống
Cũng như nhiều hộ dân khác, gia đình ông Tráng A Lử ở thôn Trung Chải, xã Y Tý (huyện Bát Xát, Lào Cai) trồng khoảng 1ha Hoàng Sin Cô. Ngoài nuôi con trâu, con gà thì số Hoàng Sin Cô này là thu nhập chính của gia đình ông.

Thế nhưng năm nay Hoàng Sin Cô tiêu thụ rất chậm, chưa có người lên mua. Ông không khỏi lo lắng và sốt ruột khi Hoàng Sin Cô chất thành đống.

Ông Lử cho biết, từ đầu vụ chưa có ai đến thu mua, nên bán được cân nào hay cân ấy. Cứ như mọi năm thì Hoàng Sin Cô thu hoạch về đã có người đến mua hết rồi. Gần như toàn bộ số Hoàng Sin Cô nhà tôi thu hoạch về đều còn tồn. Xung quanh các hộ ai cũng trồng nhiều, có nhà trồng đến 7-8ha cơ. Giá năm nay trung bình chỉ 3.000 đồng/kg, còn củ chọn cũng chỉ tới 5.000-6.000 đồng/kg, rất rẻ so với mọi năm.

Hiện nay, Y Tý, Trịnh Tường, A Lù là 3 xã của huyện Bát Xát chủ yếu trồng Hoàng Sin Cô do có độ cao phù hợp với loại củ này. Trong đó, chỉ riêng diện tích Hoàng Sin Cô của người dân Y Tý đã lên tới 84ha, với sản lượng khoảng 2100 tấn.

Ông Hà Ngọc Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Y Tý cho biết, người dân hiện đang thu hoạch củ Hoàng Sin Cô nhưng năm nay giá rớt và tiêu thụ chậm so với mọi năm. Củ đẹp chọn mới được giá 5.000 đồng/kg còn bán xô bồ là 3.000 đồng/kg. Hiện nay cũng chưa có đơn vị lớn nào đến thu mua cho bà con.

Để bao tiêu vùng nguyên liệu của bà con đã có đơn vị đầu tư nhà máy chế biến nằm ở xã Trịnh Tường. Tuy nhiên, nhà máy này đến nay chưa đi vào hoạt động nên việc thu mua không diễn ra như dự kiến. Mặt khác, khi mới đi vào hoạt động thì sản lượng thu mua cũng hạn chế.

Củ Hoàng Sin Cô được người dân vùng cao Bát Xát đưa về trồng cách đây khoảng 8 năm. Loại củ đặc biệt này phù hợp trồng trên những sườn núi có độ cao từ 1.500 m trở lên. Củ có vị ngọt mát, dễ ăn, dễ chế biến.

Củ hoàng sin cố giá rẻ, lại có tác dụng bồi bổ sức khỏe nên số lượng bà con ở vùng cao Bát Xát trồng ra bao nhiêu, thị trường cũng đều hấp thu hết. Thậm chí có thời điểm “cháy hàng”, trên thị trường chỉ có Hoàng Sin Cô của Trung Quốc. Có nhiều hộ đã thoát nghèo vì mỗi vụ thu về cả trăm triệu đồng. Loại củ này cho hiệu quả cao gấp 3-4 lần trồng ngô, trồng sắn…

0349-hoangsinco3-095430_713.jpg

Người dân Y Tý thu hoạch Hoàng Sin Cô. Ảnh: D. Dung.

Tìm nguồn tiêu thụ bền vững
Ông Lục Như Trung, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Bát Xát cho biết, năm 2020 tổng diện tích Hoàng Sin Cô là 100,5 ha, năng suất đạt 25 tạ/ha, sản lượng 2.500 tấn. Các doanh nghiệp, thương lái thu mua, không còn tồn đọng sản phẩm. Trong đó, Công ty TNHH Long Hải bao tiêu 500 tấn, thương lái Đông Luận bao tiêu trên 1.000 tấn, còn lại các thương lái khác.

Tuy nhiên, năm 2021, tổng diện tích 142 ha tại các xã Y Tý (84ha), Trịnh Tường (20ha), A Lù (38ha), sản lượng ước đạt 3.600 tấn. Từ cuối tháng 9/2021, người dân các xã bắt đầu thu hoạch Hoàng Sin Cô.

Phòng NN-PTNT đã trao đổi với nhiều đơn vị bàn giải pháp tiêu thụ sản phẩm Hoàng Sin Cô. Trong đó, đối với HTX Minh phúc đảm nhiệm việc thu mua tại xã Trịnh Tường, sản lượng bao tiêu khoảng 60 tấn. Ngoài ra, HTX Minh Phúc đang kết nối một số đơn vị có nhu cầu về sử dụng nước ép Hoàng Sin Cô, khi nào HTX ký hợp đồng với các đơn vị đó thì HTX thông tin với huyện về nhu cầu ngoài sản lượng đã đăng ký thu mua với huyện.

Công ty TNHH TM DVTH Hải Thịnh bắt đầu vào thị trường thu mua và bao tiêu sản phẩm Hoàng Sin Cô, đi thị trường phía Nam, thị trường Campuchia. Tuy nhiên, diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp, nên về phía công ty mới chỉ cam kết bao tiêu được 200 tấn…

Ngoài ra, phòng cũng làm việc với Công ty TNHH Long Hải bàn giải pháp tiêu thụ sản lượng Hoàng Sin Cô. Hiện nay, sản lượng còn trong dân là khoảng gần 2.300 tấn Hoàng Sin Cô chưa có đơn vị thu mua và bao tiêu.

Củ Hoàng Sin Cô một thời gian là sản phẩm ưa chuộng trên thị trường nên có thời điểm giá bị đẩy lên cao, thương lái cũng tranh mua sản phẩm này. Và khi người dân trồng với diện tích đủ lớn thì giải pháp bền vững để tiêu thụ sản lượng củ bà con trồng ra cũng là một bài toán nan giải.

Ông Vương Tiến Sĩ, Chi cục Trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản (Sở NN-PTNT tỉnh Lào Cai) cho biết, Hoàng Sin Cô bắt đầu vào thu hoạch nhưng sản lượng các đơn vị có thể thu mua, bao tiêu cho bà còn ít. Một số đơn vị, năm ngoái thu mua vài trăm tấn cho bà con nhưng năm nay cũng chưa thấy ký với địa phương.

Hiện nay, chúng tôi đang thông tin mời gọi các doanh nghiệp vào thu mua cho người dân. Mặt khác, tìm giải pháp, bàn bạc với các đơn vị, doanh nghiệp nông sản để tìm cách tháo gỡ. Có đơn vị cũng sẵn sàng đưa vào dây truyền ép nước Hoàng Sin Cô hoạt động nhưng nếu họ có đầu tư cũng phải vụ sau mới có thể thực hiện, bao tiêu cho người dân được.

 

Bình luận

Sản xuất trà hoa hồng hữu cơ, bán 1,5 triệu đồng/kg

Để nâng cao giá trị cho hoa hồng và các loại thảo dược, chị Triệu Thị Loan (Lâm Đồng) bắt tay vào sản xuất theo hướng hữu cơ và chế biến thành trà, tinh dầu...

Để mở cửa thị trường khó tính: Sơn La chủ động nâng cao chất lượng trái nhãn

Xác định chất lượng quyết định đến việc mở cửa cho nông sản vào nhiều thị trường khó tính, những năm gần đây, UBND huyện Sông Mã (Sơn La) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp giúp nhà vườn nâng cao chất lượng sản phẩm nhãn, hướng tới xuất khẩu.

Vì sao ở miền Nam nhiều người thích gọi trái này là đào lộn hột?

Người miền Nam gọi đào lộn hột là trái điều. Nhưng tôi thích cái tên "đào lộn hột" vì nó ấn tượng hơn. Nghe tên gọi đã hình dung ngay ra trái - một thứ trái dáng dấp khá lạ lùng...

Đặc sản muối tôm: Nét ẩm thực của người Tây Ninh

Tây Ninh là vùng đất không có diêm dân (không có nghề làm muối) vì không phải là đất giáp biển, cũng không là nơi có con tôm mà lại là nơi nổi tiếng của một sản phẩm liên quan trực tiếp đến biển là muối và tôm

Giảng viên nghỉ việc về trồng dừa lấy mật, mỗi năm thu hơn 10 tỷ đồng

Với việc trồng 2 ha dừa và thuê thêm vườn dừa của hàng xóm để "vắt mật", mỗi tháng anh Ngãi xuất bán khoảng 8 tấn mật dừa, thu về gần một tỷ đồng.

Nghêu Việt Nam gây bất ngờ tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu 2022

Nghêu Việt Nam trưng bày tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu 2022 ở Barcelona, Tây Ban Nha những ngày qua thực sự tạo ấn tượng bất ngờ với đối tác nước ngoài.

Phát triển nông sản an toàn, tạo niềm tin với người tiêu dùng

Phát triển nông sản an toàn tạo uy tín, thương hiệu và niềm tin với người tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trên thị trường, tạo sự phát triển bền vững.

Tại sao mật ong Việt Nam lo khó cạnh tranh với mật ong Ấn Độ ở Mỹ?

Mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho mật ong Việt Nam vào Mỹ trong kết luận mới đây dù đã giảm nhiều lần so với kết luận sơ bộ, song mật ong Việt Nam vẫn khó có thể cạnh tranh với mật ong Ấn Độ tại thị trường này.

Đặc sản đất Việt: Trung Quốc, Ấn Độ bao mua, Đài Loan, Malaysia xếp hàng chờ tới lượt

Liên kết sản xuất cho ra sản phẩm chất lượng, cây thạch đen đặc sản Lạng Sơn đang được khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ bao mua lượng lớn. Khách Đài Loan, Hong Kong hay Malaysia muốn đặt mua phải “xếp hàng” chờ tới lượt bởi không đủ cung.

Đào Bắc Hà mất mùa nhưng dễ bán, giá cao

Do rét đậm, rét hại kéo dài đúng dịp đào ra hoa nên năm nay đào Bắc Hà (Lào Cai) mất mùa. Bù lại, đào quả to, đều, dễ bán và có giá cao.