An toàn thực phẩm phải từ vùng sản xuất

Vấn đề an toàn thực phẩm luôn luôn là một trong những nội dung được xã hội quan tâm và các cơ quan báo chí phản ánh, bởi vì nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Muốn có thực phẩm an toàn thì phải xây dựng những vùng sản xuất an toàn.

Sản xuất rau an toàn
 Đối với người Việt Nam, ngoài gạo là lương thực chủ yếu được sử dụng hàng ngày nhằm mục đích tái tạo lại sức lao động, còn có thêm các loại thực phẩm khác là thịt động vật, các loại thủy hải sản và đặc biệt là rau xanh các loại. Để bảo đảm cho sức khỏe được an toàn, nhất thiết các loại thực phẩm này phải được chăn nuôi, trồng trọt cũng phải an toàn ngay từ khâu đầu tiên.

img20200107105031nongdan880.jpg

Người nông dân chăm chỉ gieo trồng rau sau khi đã làm đất xong tại huyện Đông Anh.

Sản xuất rau an toàn phải được ưu tiên diện tích trồng tập trung, đồng thời áp dụng các mô hình nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, hữu cơ. Trong đó, hình thành và phát triển được những vùng sản xuất rau an toàn tập trung theo quy trình VietGAP.
 Sản xuất rau an toàn được canh tác theo quy trình, kỹ thuật và tuân thủ những tiêu chuẩn như hạn chế mức thấp nhất việc sử dụng thuốc trừ sâu, chất kích thích, phân hóa học, làm giảm thiểu tối đa độc tố tồn đọng có trong rau xanh và một số vi sinh gây bệnh.
 Trong đó đất trồng rau phải được bảo đảm là những vùng đất sạch, không bị ô nhiễm bởi các loại kim loại nặng, hay chưa bị ảnh hưởng từ các loại chất thải, được thải ra từ những khu công nghiệp. Phân bón sử dụng trong quá trình chăm sóc rau là những loại phân bón hữu cơ để giảm các mầm bệnh, đặc biệt là những vi sinh có hại sức khỏe có trong rau. Không sử dụng các loại thuốc trừ sâu có chứa nhiều gốc hóa học như thủy ngân.
 Hiện nay, rất nhiều địa phương đã xây dựng vùng sản xuất rau an toàn, cung cấp cho các siêu thị, cơ quan, trường học. Có thể nói đến huyện Đông Anh có trên 800ha rau an toàn, mỗi ngày địa phương cung ứng cho thị trường trung bình 215 tấn rau xanh các loại. Chủ tịch UBND huyện Đông Anh ông Nguyễn Xuân Linh cho biết: Huyện sẽ tiếp tục phát triển mở rộng diện tích rau thêm khoảng 2.400ha. Sản lượng phấn đấu đạt trên 80.000 tấn, trong đó hướng trọng tâm hướng vào vụ Đông.
 Theo bà Ngô Thị Lanh, Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Nà Chuông, xã Mai Pha (Lạng Sơn) cho biết: Nà Chuông là địa điểm đầu tiên được thành phố Lạng Sơn lựa chọn triển khai phát triển vùng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, góp phần cung cấp rau sạch cho thị trường và nâng cao kinh tế hộ thành viên.
 Trên diện tích gieo trồng hơn 8 ha, hợp tác xã đã đưa vào trồng từ 15 - 20 loại rau các loại, chủ yếu các giống rau như cải làn, cải hoa vàng, cải đắng, su hoà, bắp cải... Khác với sản xuất rau thông thường, sản xuất rau an toàn đòi hỏi yêu cầu khắt khe, phải theo đúng quy trình kỹ thuật, từ các tiêu chuẩn về đất, nước tưới, quy trình gieo trồng…
 Nhờ đó, rau sạch Nà Chuông đã được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh cấp giấy chứng nhận bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Cùng với các chiến dịch đi quảng bá thương hiệu và ký kết hợp đồng với các nhà hàng lớn, rau sạch Nà Chuông đã trở thành địa chỉ tin cậy cho người tiêu dùng, ngoài tiêu thụ ở Lạng Sơn, còn tiêu thụ ở nhiều địa phương khác như: Bắc Giang, Hà Nội, Hải Phòng…
 
Chăn nuôi theo hướng an toàn
 Không chỉ có rau được chú trọng sản xuất an toàn, chăn nuôi an toàn cũng là một trong những vấn đề được cả xã hôi quan tâm.
 Theo Quy trình hay Tiêu chuẩn VietGAP chăn nuôi theo Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN tập trung vào các yêu cầu về đảm bảo vào vấn đề An toàn thực phẩm và An tâm cho người tiêu dùng, cụ thể quy trình VietGAP chăn nuôi tập trung đảm bảo thực hiện được 04 chữ “AN” sau:
An toàn Thực phẩm - không gây nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
 An toàn sinh học và môi trường - ngăn ngừa, hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học từ chăn nuôi gây hại đến con người, gia súc, hệ sinh thái và môi trường xung quanh.
 An toàn lao động cho người sản xuất, chăn nuôi.

An tâm truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

img_20200208080759.jpg

Trang trại chăn nuôi lợn theo mô hình chuồng kín của ông Hoàng Văn Mão, thôn Yên Phú, xã Đại Phú (Sơn Dương) đã hạn chế được tối đa dịch bệnh xâm nhập.

Hiện, có rất nhiều mô hình chăn nuôi theo quy chuẩn VietGAP, vừa bảo đảm an toàn thực phẩm, vừa có giá trị kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội. Có thế dẫn chứng một vài mô hình chăn nuôi theo quy chuẩn VietGAP của những hộ cá thể, các trang trại, để thấy được hiệu quả của mô hình này.
 
Trang trại chăn nuôi của gia đình ông Vũ Văn Tư, xóm Kiều Chính, xã Xuân Phương là 1 trong những trang trại đầu tiên của huyện Phú Bình được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.
 
Ông Tư cho biết: Tôi đầu tư 200 triệu đồng để cải tạo chuồng trại, xây thêm bể biogas 40m3. Sau đó, cơ quan chức năng đã khảo sát điều kiện ban đầu, lấy mẫu nước và thức ăn chăn nuôi; đào tạo kiến thức về chăn nuôi VietGAP. Nhờ thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn chuồng trại, nguồn nước, chất lượng con giống; ghi chép cẩn thận sổ theo dõi chế độ chăm sóc, thức ăn, lịch tiêm phòng vắc xin… nên qua nhiều đợt lấy mẫu xét nghiệm của cơ quan chức năng, trang trại của tôi đã được cấp giấy chứng nhận.
 
Cũng áp dụng quy trình VietGAP nhưng anh Nguyễn Đắc Phúc, xóm Bạch Thạch, xã Tân Kim lại lựa chọn chăn nuôi gà. Theo anh Phúc: Trang trại tôi nuôi, trung bình 1-1,4 vạn con gà/năm. Bắt đầu áp dụng quy trình này từ tháng 3-2019, đến cuối năm thì trang trại tôi được cấp giấy chứng nhận. Chăn nuôi VietGAP, ngoài việc đàn gà phát triển ổn định, hạn chế dịch bệnh thì tôi thấy giảm được từ 3-4 triệu đồng tiền cám/1.000 con/lứa, 4-5 triệu đồng tiền thuốc thú y do sử dụng các chế phẩm sinh học.
 
Gia đình chị Nguyễn Thị Thịnh, thôn Cây Xy, xã Cấp Tiến (Sơn Dương) quy mô 500 con/lứa và 100 lợn nái đã được cấp chứng nhận VietGAP. Năm 2017, được sự tư vấn, hỗ trợ của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh, gia đình chị bắt đầu áp dụng quy trình VietGAP. Sau 1 thời gian thực hiện, chị Thịnh đã thấy sự thay đổi tích cực so với cách nuôi theo phương thức cũ, đàn lợn sinh trưởng tốt, tỷ lệ lợn bị hao hụt thấp, lợi nhuận cao hơn. Từ tháng 8 - 2019 đến nay, trung bình mỗi tháng gia đình chị Thịnh xuất chuồng khoảng trên 20 tấn lợn thịt, doanh thu đạt khoảng trên 100 triệu đồng, cao hơn 20% so với khi chưa áp dụng VietGAP.
 
Trên thị trường hiện nay, mặc dù thực phẩm đã được các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, nhưng vẫn còn có những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ được các đối tượng đưa đi tiêu thụ, điều này làm ảnh không nhỏ đến sức khỏe của người tiêu dùng.
 
Để hạn chế thấp nhất những vụ ngộ độc thực phẩm, những ảnh hưởng từ những thực phẩm được chăn nuôi và trồng trọt không bảo đảm an toàn, cần phải xây dựng những vùng trồng, chăn nuôi an toàn, hướng đến việc trồng trọt và chăn nuôi an toàn cho tất cả các hộ dân và các trang trại trên cả nước. Làm được điều này chúng ta sẽ yên tâm hơn về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Bình luận

Sản xuất trà hoa hồng hữu cơ, bán 1,5 triệu đồng/kg

Để nâng cao giá trị cho hoa hồng và các loại thảo dược, chị Triệu Thị Loan (Lâm Đồng) bắt tay vào sản xuất theo hướng hữu cơ và chế biến thành trà, tinh dầu...

Để mở cửa thị trường khó tính: Sơn La chủ động nâng cao chất lượng trái nhãn

Xác định chất lượng quyết định đến việc mở cửa cho nông sản vào nhiều thị trường khó tính, những năm gần đây, UBND huyện Sông Mã (Sơn La) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp giúp nhà vườn nâng cao chất lượng sản phẩm nhãn, hướng tới xuất khẩu.

Vì sao ở miền Nam nhiều người thích gọi trái này là đào lộn hột?

Người miền Nam gọi đào lộn hột là trái điều. Nhưng tôi thích cái tên "đào lộn hột" vì nó ấn tượng hơn. Nghe tên gọi đã hình dung ngay ra trái - một thứ trái dáng dấp khá lạ lùng...

Đặc sản muối tôm: Nét ẩm thực của người Tây Ninh

Tây Ninh là vùng đất không có diêm dân (không có nghề làm muối) vì không phải là đất giáp biển, cũng không là nơi có con tôm mà lại là nơi nổi tiếng của một sản phẩm liên quan trực tiếp đến biển là muối và tôm

Giảng viên nghỉ việc về trồng dừa lấy mật, mỗi năm thu hơn 10 tỷ đồng

Với việc trồng 2 ha dừa và thuê thêm vườn dừa của hàng xóm để "vắt mật", mỗi tháng anh Ngãi xuất bán khoảng 8 tấn mật dừa, thu về gần một tỷ đồng.

Nghêu Việt Nam gây bất ngờ tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu 2022

Nghêu Việt Nam trưng bày tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu 2022 ở Barcelona, Tây Ban Nha những ngày qua thực sự tạo ấn tượng bất ngờ với đối tác nước ngoài.

Phát triển nông sản an toàn, tạo niềm tin với người tiêu dùng

Phát triển nông sản an toàn tạo uy tín, thương hiệu và niềm tin với người tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trên thị trường, tạo sự phát triển bền vững.

Tại sao mật ong Việt Nam lo khó cạnh tranh với mật ong Ấn Độ ở Mỹ?

Mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho mật ong Việt Nam vào Mỹ trong kết luận mới đây dù đã giảm nhiều lần so với kết luận sơ bộ, song mật ong Việt Nam vẫn khó có thể cạnh tranh với mật ong Ấn Độ tại thị trường này.

Đặc sản đất Việt: Trung Quốc, Ấn Độ bao mua, Đài Loan, Malaysia xếp hàng chờ tới lượt

Liên kết sản xuất cho ra sản phẩm chất lượng, cây thạch đen đặc sản Lạng Sơn đang được khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ bao mua lượng lớn. Khách Đài Loan, Hong Kong hay Malaysia muốn đặt mua phải “xếp hàng” chờ tới lượt bởi không đủ cung.

Đào Bắc Hà mất mùa nhưng dễ bán, giá cao

Do rét đậm, rét hại kéo dài đúng dịp đào ra hoa nên năm nay đào Bắc Hà (Lào Cai) mất mùa. Bù lại, đào quả to, đều, dễ bán và có giá cao.