Cách nào khai thác quả ươi hiệu quả?

Sau 4 năm chờ đợi, cây ươi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đang vào mùa ra hoa, kết trái. Quả ươi có giá trị cao về mặt dinh dưỡng và kinh tế nên được xem là “lộc rừng” đối với người dân khu vực miền núi.

t15.jpg

Lực lượng chức năng tại tỉnh Thừa Thiên - Huế triển khai nhiều biện pháp để khai thác quả ươi một cách hiệu quả.

Liên kết

Như nhiều địa phương khác, tại Thừa Thiên - Huế, cây ươi mọc len lỏi trong diện tích hơn 200.000 ha rừng tự nhiên và phổ biến tại các huyện Nam Đông, A Lưới. Nhiều người dân khai thác quả ươi bằng cách chặt hạ loài cây thân gỗ có chiều cao từ 20 – 30m này.

Để bảo vệ cây ươi và khai thác “lộc trời” hiệu quả, Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Nam Hòa đã triển khai ký hợp đồng mua bán quả ươi theo phương thức hái lượm đối với 15.000ha rừng tự nhiên mà đơn vị này quản lý.

Theo hợp đồng được ký kết giữa Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Nam Hòa (bên A) với các ông Trần Đen, Trần Văn Hải (bên B) thì 772 cây ươi mọc rải rác trên 206,63 ha rừng thuộc các tiểu khu 326, 328, 329 và 336 (xã Hương Nguyên, huyện A Lưới) sẽ được giao cho bên B chủ động thu hoạch.

Sản lượng ươi tạm tính tại diện tích trên là 5kg/cây, tương ứng 3.860 kg. Đồng thời, bên A sẽ bán quả ươi khô cho bên B với giá bằng 20% theo đơn giá thị trường tại thời điểm hiện tại (tạm tính là 200.000 đồng/kg), tương đương 40.000 đồng/kg.

Chủ tịch Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Hòa Phạm Nguyên Quang cho biết, số tiền thu từ việc bán quả ươi nói trên đơn vị sẽ sử dụng để nộp thuế tài nguyên rừng. Cùng với đó, công ty có trách nhiệm lập bảng kê lâm sản để xuất hóa đơn cho bên B.

Cũng trong hợp đồng và theo ông Quang, bên B phải thực hiện khai thác quả ươi theo 2 phương pháp. Cụ thể, thu lượm: tìm nhặt quả ươi rụng xung quanh gốc cây và những khu vực lân cận nằm trong hiện trường bàn giao giữa hai bên.

uoi.jpg


Phương pháp thứ hai là người dân có thể leo lên cây để hái quả hoặc dùng sào có móc, móc vào cành để rung cho rụng quả và lượm. Hợp đồng cũng cho phép bên B có thể chặt cành nhỏ để hái quả và không được làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây.

Song song với việc ký kết hợp đồng, bên B sẽ đăng ký danh sách những người vào hái, lượm; vị trí đặt lán trại phục vụ quá trình hái, lượm… để bên A nắm thông tin và quản lý quá trình hái, lượm quả ươi. Trong quá trình này, nếu phát hiện cây ươi bị chặt hạ, bên B sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Tương tự, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hương Thủy cũng đang triển khai ký kết hợp đồng mua bán quả ươi theo phương thức hái, lượm trên diện tích rừng tự nhiên mà đơn vị quản lý.

Hiện, chưa có thông tin chính xác về độ tuổi để cây ươi có thể ra hoa, kết trái, vì sự phát triển của loài cây này còn tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng nơi chúng mọc. Theo kinh nghiệm của người dân tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, khoảng 10 - 15 năm thì loài cây này mới bắt đầu đơm hoa, kết trái.
Ông Hoàng Phước Toàn, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Hương Thủy, cho biết, đơn vị đã thông báo đến các cá nhân, tập thể về việc ký hợp đồng mua bán quả ươi. Theo ông Toàn, để đảm bảo hiệu quả, đơn vị sẽ lựa chọn và ký kết hợp đồng với những đơn vị, cá nhân có kinh nghiệm trong khai thác quả ươi.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân

Trao đổi với PV Kinh tế nông thôn, ông Phạm Ngọc Dũng, Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết, để khai thác quả ươi hiệu quả, đơn vị đang triển khai đồng loạt nhiều biện pháp.

Cụ thể, về công tác quản lý và truyền thông, đơn vị đã in hàng trăm poster, áp phích, trích dẫn quy định của pháp luật về nghiêm cấm, xử lý vi phạm khai thác, vận chuyển ươi treo ở các điểm công cộng, cửa rừng để tuyên truyền sâu rộng đến người dân về việc khai thác quả ươi.

t15b.jpg

Hàng trăm poster, áp phích, trích dẫn quy định của pháp luật về việc khai thác quả ươi được treo, gửi đến tận tay người dân.

Cùng với đó, đơn vị tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện có văn bản chỉ đạo về việc khai thác quả ươi hiệu quả; làm việc với UBND các xã, các ban quản lý rừng cộng đồng, với các hạt kiểm lâm, các chủ rừng… về việc quản lý, khai thác quả ươi.

Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế cũng triển khai công tác tuần tra truy quét với 2 mũi nhọn. Trong đó, một mũi tập trung cho phòng cháy chữa cháy trong thời điểm nắng nóng, một mũi khác tập trung để lập chốt, tuần tra.

Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế cho rằng, nâng cao nhận thức của người dân trong việc khai thác quả ươi là quan trọng nhất. Bởi lẽ, từ trước đến nay, người dân nghĩ cây mọc tự nhiên trong rừng nên có thể thoải mái khai thác mà không biết rằng đây là một loại tài nguyên và có sự quản lý của cơ quan chức năng.

Hiện, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế chưa ghi nhận trường hợp nào khai thác ươi theo kiểu “tận diệt”. “Trước đây, người dân khai thác ươi theo kiểu chặt hạ cây nhưng năm nay thì chưa có trường hợp nào như vậy cả. Điều này cũng cho thấy, các biện pháp mà chúng tôi đang áp dụng một cách đồng loạt bước đầu mang lại hiệu quả. Chúng tôi hy vọng, người dân sẽ nâng cao nhận thức về việc khai thác quả ươi, đồng thời hỗ trợ cơ quan chức năng trong việc quản lý, khai thác quả ươi một cách hiệu quả nhất”, ông Dũng cho hay.

Tác dụng của hạt ươi:

- Thanh phế nhiệt, lợi yết cầu, thanh tường thông tiện, giải độc.

- Điều trị nóng chưng sốt âm, ho khan, đau bụng, nhức răng, đau mắt đỏ, táo bón do nhiệt.

- Trị nhiệt gây chảy máu cam ở trẻ nhỏ, lao thương thổ huyết, máu nóng mụn lở.

- Hỗ trợ làm đẹp da. Trị tiểu buốt, viêm đường tiết niệu, tiểu đường.

- Hỗ trợ chữa gai cột sống, chữa viêm họng, ho có đờm, chữa đau dạ dày, chữa sỏi thận.

Nguồn: https://kinhtenongthon.vn/cach-nao-khai-thac-qua-uoi-hieu-qua-post43420.html

Bình luận

Sản xuất trà hoa hồng hữu cơ, bán 1,5 triệu đồng/kg

Để nâng cao giá trị cho hoa hồng và các loại thảo dược, chị Triệu Thị Loan (Lâm Đồng) bắt tay vào sản xuất theo hướng hữu cơ và chế biến thành trà, tinh dầu...

Để mở cửa thị trường khó tính: Sơn La chủ động nâng cao chất lượng trái nhãn

Xác định chất lượng quyết định đến việc mở cửa cho nông sản vào nhiều thị trường khó tính, những năm gần đây, UBND huyện Sông Mã (Sơn La) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp giúp nhà vườn nâng cao chất lượng sản phẩm nhãn, hướng tới xuất khẩu.

Vì sao ở miền Nam nhiều người thích gọi trái này là đào lộn hột?

Người miền Nam gọi đào lộn hột là trái điều. Nhưng tôi thích cái tên "đào lộn hột" vì nó ấn tượng hơn. Nghe tên gọi đã hình dung ngay ra trái - một thứ trái dáng dấp khá lạ lùng...

Đặc sản muối tôm: Nét ẩm thực của người Tây Ninh

Tây Ninh là vùng đất không có diêm dân (không có nghề làm muối) vì không phải là đất giáp biển, cũng không là nơi có con tôm mà lại là nơi nổi tiếng của một sản phẩm liên quan trực tiếp đến biển là muối và tôm

Giảng viên nghỉ việc về trồng dừa lấy mật, mỗi năm thu hơn 10 tỷ đồng

Với việc trồng 2 ha dừa và thuê thêm vườn dừa của hàng xóm để "vắt mật", mỗi tháng anh Ngãi xuất bán khoảng 8 tấn mật dừa, thu về gần một tỷ đồng.

Nghêu Việt Nam gây bất ngờ tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu 2022

Nghêu Việt Nam trưng bày tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu 2022 ở Barcelona, Tây Ban Nha những ngày qua thực sự tạo ấn tượng bất ngờ với đối tác nước ngoài.

Phát triển nông sản an toàn, tạo niềm tin với người tiêu dùng

Phát triển nông sản an toàn tạo uy tín, thương hiệu và niềm tin với người tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trên thị trường, tạo sự phát triển bền vững.

Tại sao mật ong Việt Nam lo khó cạnh tranh với mật ong Ấn Độ ở Mỹ?

Mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho mật ong Việt Nam vào Mỹ trong kết luận mới đây dù đã giảm nhiều lần so với kết luận sơ bộ, song mật ong Việt Nam vẫn khó có thể cạnh tranh với mật ong Ấn Độ tại thị trường này.

Đặc sản đất Việt: Trung Quốc, Ấn Độ bao mua, Đài Loan, Malaysia xếp hàng chờ tới lượt

Liên kết sản xuất cho ra sản phẩm chất lượng, cây thạch đen đặc sản Lạng Sơn đang được khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ bao mua lượng lớn. Khách Đài Loan, Hong Kong hay Malaysia muốn đặt mua phải “xếp hàng” chờ tới lượt bởi không đủ cung.

Đào Bắc Hà mất mùa nhưng dễ bán, giá cao

Do rét đậm, rét hại kéo dài đúng dịp đào ra hoa nên năm nay đào Bắc Hà (Lào Cai) mất mùa. Bù lại, đào quả to, đều, dễ bán và có giá cao.