Đa dạng giống rau, đáp ứng linh hoạt nhu cầu thị trường

Bình Định đẩy mạnh việc đa dạng hóa, luân chuyển các chủng loại rau tại vựa rau lớn nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu, nhất là thị trường tiêu dùng sau dịch bệnh Covid-19.

Để phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020 - 2025, Bình Định có kế hoạch duy trì, mở rộng và phát triển 8 vùng sản xuất rau an toàn (RAT) tập trung ở các huyện Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân, Thị xã An Nhơn và Thị xã Hoài Nhơn.

Các vùng RATđược đầu tư về kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, đặc biệt là đưa vào trồng nhiều giống rau mới nhằm làm tăng hiệu quả kinh tế, gắn với xúc tiến thương mại để quảng bá và đưa RAT Bình Định nhãn hiệu Lá Lành vào hệ thống siêu thị trong và ngoài tỉnh.

watermark_1-1456_20210714_674-174517.jpeg

Những vùng rau an toàn ở Bình Định đang đa dạng hóa cây trồng để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, vừa tránh tình trạng cung vượt cầu khiến nông sản mất giá. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Theo chương trình phát triển vùng RAT tập trung, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với các hợp tác xã (HTX), các nhóm hộ trên địa bàn tỉnh đã khảo nghiệm một số giống rau, đậu, dưa mới để đa dạng hóa giống rau phù hợp với việc trồng luân phiên, xen canh để cải tạo đất.

"Qua đó, nông dân cũng có thêm nhiều lựa chọn trong sản xuất, chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp, giảm tình trạng cung vượt cầu khiến nông sản mất giá”, ông Huỳnh Việt Hùng, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Bình Định chia sẻ.

Theo ông Phạm Long Thăng, Giám đốc HTX Nông nghiệp Phước Hiệp (huyện Tuy Phước, Bình Định), vùng RAT của HTX có diện tích 5,6 ha nằm trên địa bàn thôn Luật Chánh. Ngoài trồng những giống rau truyền thống, hiện bà con ở đây đang đưa vào trồng các giống rau mới như cải thìa, súp lơ vàng, dưa lê theo hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông Bình Định.

Ngay cả cây mướp hiện bà con ở đây cũng đã thay giống mướp bình thường bằng giống mướp hương được mua từ Công ty TNHH Thuận Nông (Thị xã An Nhơn) để đảm bảo giống chất lượng. Cây khổ qua bình thường được thay thế bằng giống khổ qua rừng để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng và giống súp lơ vàng, 1 giống rau chưa trồng bao giờ. Riêng giống dưa lê, hiện đã cho thấy hiệu quả hơn gấp nhiều lần so với các loại rau khác...

watermark_2-1456_20210714_735-174518.jpeg

Các loại rau ăn lá ngắn ngày đã kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng cao sau dịch bệnh Covid-19. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Ông Trịnh Văn Cường ở thôn Lục Lễ (xã Phước Hiệp) cho biết, sau nỗi buồn thất thu vụ ớt đầu năm, ông Cường đã đã chuyển qua trồng thử nghiệm dưa lê theo hướng an toàn trên khoảnh đất rộng 4.500 m2. 

Theo ông Quách Văn Cầu, Giám đốc HTX Nông nghiệp Thuận Nghĩa, Thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn, Bình Định), 224 hộ nông dân chuyên trồng rau ở vùng RAT Thuận Nghĩa được đi tham quan, học tập để lựa chọn những giống rau mới đưa vào trồng, nhằm đa dạng hóa cây trồng trên vùng rau.

“Những giống rau mới bà con đưa vào trồng như cải thìa, súp lơ vàng… sẽ chia sẻ thị trường với các giống rau truyền thống bà con trồng lâu nay, tránh tình trạng 1 - 2 loại rau được trồng nhiều quá dẫn tới tình trạng ứ hàng, nhất là giai đoạn khó khăn trong tiêu thụ do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Đáng mừng là các giống rau mới đang được thị trường ăn rất mạnh với giá cao, có bao nhiêu bán hết bao nhiêu nên bà con rất phấn khởi”, ông Cầu cho hay.

watermark_3-1456_20210714_648-174520.jpeg

Việc đa dạng cơ cấu giống rau giúp nông dân linh hoạt hơn trong tiêu thụ sản phẩm. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Ở vùng trồng RAT theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định), hiện bà con đang tập trung trồng các giống rau ôn đới như cải thảo, bắp sú, su hào, cà rốt... Trung tâm Khuyến nông Bình Định cũng vừa triển khai trồng khảo nghiệm các giống đậu xanh ĐX06, ĐX10, ĐX 21, ĐX 22 và ĐX 208 trên diện tích 1.000 m2 nhằm đánh giá mức độ thích hợp, khả năng phát triển và năng suất, nếu thuận lợi, ngành chức năng sẽ khuyến cáo để bà con trồng luân phiên với các vụ rau tại địa phương.

“Các giống rau mới mà nông dân vừa đưa vào trồng có chế độ chăm sóc đơn giản hơn các giống rau cũ. Ban đầu, nông dân cứ ngại giống mới đưa về trồng trên đất cũ cây rau sẽ “làm mình làm mẩy”, gây khó cho nông dân trong khâu chăm sóc, thế nhưng cây phát triển rất tốt.

Trước đây, bà con trồng 1 loại rau nhiều vụ liền trên 1 chân đất, nên hiệu quả mang lại không cao. Giờ theo hướng dẫn của ngành chức năng, nông dân trồng thay đổi giống rau từng vụ trên 1 chân đất nên hiệu quả mang lại cao hơn. Hiện cứ 500 m2 bà con thu hoạch trên 1 tấn rau/ vụ”, ông Quách Văn Cầu, Giám đốc HTX Nông nghiệp Thuận Nghĩa (huyện Tây Sơn, Bình Định) chia sẻ.

 


 

Bình luận

Sản xuất trà hoa hồng hữu cơ, bán 1,5 triệu đồng/kg

Để nâng cao giá trị cho hoa hồng và các loại thảo dược, chị Triệu Thị Loan (Lâm Đồng) bắt tay vào sản xuất theo hướng hữu cơ và chế biến thành trà, tinh dầu...

Để mở cửa thị trường khó tính: Sơn La chủ động nâng cao chất lượng trái nhãn

Xác định chất lượng quyết định đến việc mở cửa cho nông sản vào nhiều thị trường khó tính, những năm gần đây, UBND huyện Sông Mã (Sơn La) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp giúp nhà vườn nâng cao chất lượng sản phẩm nhãn, hướng tới xuất khẩu.

Vì sao ở miền Nam nhiều người thích gọi trái này là đào lộn hột?

Người miền Nam gọi đào lộn hột là trái điều. Nhưng tôi thích cái tên "đào lộn hột" vì nó ấn tượng hơn. Nghe tên gọi đã hình dung ngay ra trái - một thứ trái dáng dấp khá lạ lùng...

Đặc sản muối tôm: Nét ẩm thực của người Tây Ninh

Tây Ninh là vùng đất không có diêm dân (không có nghề làm muối) vì không phải là đất giáp biển, cũng không là nơi có con tôm mà lại là nơi nổi tiếng của một sản phẩm liên quan trực tiếp đến biển là muối và tôm

Giảng viên nghỉ việc về trồng dừa lấy mật, mỗi năm thu hơn 10 tỷ đồng

Với việc trồng 2 ha dừa và thuê thêm vườn dừa của hàng xóm để "vắt mật", mỗi tháng anh Ngãi xuất bán khoảng 8 tấn mật dừa, thu về gần một tỷ đồng.

Nghêu Việt Nam gây bất ngờ tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu 2022

Nghêu Việt Nam trưng bày tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu 2022 ở Barcelona, Tây Ban Nha những ngày qua thực sự tạo ấn tượng bất ngờ với đối tác nước ngoài.

Phát triển nông sản an toàn, tạo niềm tin với người tiêu dùng

Phát triển nông sản an toàn tạo uy tín, thương hiệu và niềm tin với người tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trên thị trường, tạo sự phát triển bền vững.

Tại sao mật ong Việt Nam lo khó cạnh tranh với mật ong Ấn Độ ở Mỹ?

Mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho mật ong Việt Nam vào Mỹ trong kết luận mới đây dù đã giảm nhiều lần so với kết luận sơ bộ, song mật ong Việt Nam vẫn khó có thể cạnh tranh với mật ong Ấn Độ tại thị trường này.

Đặc sản đất Việt: Trung Quốc, Ấn Độ bao mua, Đài Loan, Malaysia xếp hàng chờ tới lượt

Liên kết sản xuất cho ra sản phẩm chất lượng, cây thạch đen đặc sản Lạng Sơn đang được khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ bao mua lượng lớn. Khách Đài Loan, Hong Kong hay Malaysia muốn đặt mua phải “xếp hàng” chờ tới lượt bởi không đủ cung.

Đào Bắc Hà mất mùa nhưng dễ bán, giá cao

Do rét đậm, rét hại kéo dài đúng dịp đào ra hoa nên năm nay đào Bắc Hà (Lào Cai) mất mùa. Bù lại, đào quả to, đều, dễ bán và có giá cao.