Dẻo thơm đặc sản gạo nếp cái hoa vàng Yên Phụ

Nếp cái hoa vàng Yên Phụ (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) được biết đến là giống lúa truyền thống với chất lượng rất nổi trội như: dẻo, thơm, ngậy và ngon.

Những năm qua, địa phương đã chú trọng nâng cao chất lượng gắn với xây dựng thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm.

Dẫn chúng tôi thăm cánh đồng lúa chín vàng trĩu trịt, anh Chu Văn Vịnh – Chủ tịch Hội Nông dân xã Yên Phụ cho biết: Giống nếp cái hoa vàng của địa phương được lưu giữ và phát triển từ thời xa xưa để lại, được dùng để làm các loại bánh và hương liệu sản xuất ra loại rượu nếp hảo hạng để tiến vua.

Định kỳ 3 năm 1 lần, hạt giống được Viện Nghiên cứu cây trồng Trung ương nghiên cứu, phục tráng lại đảm bảo không lai tạo từ các giống khác và nâng cấp chất lượng gạo sau khi phục tráng cao hơn trước.

Người dân sử dụng giống lúa thuần và phải tuân thủ theo những kỹ thuật trồng và chăm sóc, thu hoạch rất tỉ mỉ và kiên trì. Hiện nay, Yên Phụ đang trồng và chăm sóc theo hướng VietGap để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

1.jpg

Cánh đồng lúa nếp cái hoa vàng trĩu hạt ở xã Yên Phụ (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh). Ảnh: Nguyễn Thu

Nhờ vậy khi thu hoạch được hạt gạo đều, không gẫy, tỷ lệ tấm thấp, hàm lượng protein và một số axit amin cao. Gạo có đặc trưng hạt ngắn, hình dáng hơi tròn, màu trắng đục và có mùi thơm nhẹ. Sau khi nấu thành cơm (xôi) nếp cái hoa vàng sẽ cho hạt căng, nở đều, ráo nước, mềm, dẻo, khi ăn có vị đậm, ngậy thơm và được chế biến thành nhiều món như xôi, cốm, bánh chưng, nấu rượu…

Lúa nếp cái hoa vàng có chiều cao khoảng 130 - 150 cm, cây cứng, gốc thân to, chống đổ tốt, có khả năng chịu phèn và trũng khá, chịu hạn cuối vụ tương đối tốt, kháng bệnh đạo ôn, khô vằn... Thời gian sinh trưởng dài tới 125 - 130 ngày, đặc biệt chỉ cấy vào vụ mùa.

2.jpg

Người dân đưa máy gặt nhằm cơ giới hoá việc thu hoạch lúa nếp. Ảnh : Nguyễn Thu

Khi thóc đã được phơi khô, loại bỏ trấu, hạt lép, người dân sẽ đóng bao bảo quản nơi khô ráo. Đồng thời, lựa chọn những hạt thóc đảm bảo chất lượng tốt nhất để làm giống cho vụ sau…

Năm 2016, HTX Nông nghiệp Đức Lân chuyển đổi cơ cấu theo luật HTX 2012. Hiện nay, HTX có 100 thành viên tham gia gieo cấy lúa nếp cái hoa vàng với tổng diện tích là 60ha. Sản lượng ước tính đạt bình quân 250-300 tấn/vụ, doanh thu mỗi vụ đạt khoảng 8 tỷ đồng.

Ông Tô Như Khoa - Giám đốc HTX Nông nghiệp Đức Lân cho biết: "Nhằm bảo tồn, phát triển giống nếp cái hoa vàng quý hiếm và đảm bảo chất lượng đầu ra cho sản phẩm, trên cơ sở phát huy điều kiện thổ nhưỡng tự nhiên, HTX đã đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đặc biệt là thực hiện sản xuất lúa nếp cái hoa vàng theo tiêu chuẩn VietGAP để quản lý tốt hơn chất lượng của sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của gạo nếp cái hoa vàng Đức Lân, nâng cao thu nhập cho các thành viên".

3.jpg

Gạo nếp cái hoa vàng Yên Phụ được đóng gói bao bì đẹp mắt. Ảnh: Nguyễn Thu.
 
Với mục đích bảo tồn, phát triển giống Nếp cái hoa vàng quý hiếm và chất lượng sản phẩm đầu ra, HTX Nông nghiệp Đức Lân đã kết hợp giữa khoa học kỹ thuật và điều kiện tự nhiên vốn có của địa phương để cho ra những hạt nếp cái hoa vàng mẩy tròn, dẻo, thơm.

Ông Khoa cho biết: "Năm 2013, địa phương triển khai cho người dân gieo trồng, sản xuất lúa nếp cái hoa vàng theo tiêu chuẩn VietGAP để quản lý tốt hơn chất lượng của sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của gạo nếp cái hoa vàng Đức Lân, nâng cao thu nhập cho các thành viên".\Nhờ vậy, nếp cái hoa vàng Đức Lân luôn duy trì cho năng suất ổn định, đạt trên 1,6 tạ/sào; sau khi xay xát, mỗi tạ thóc cho thu về khoảng 80kg gạo, với giá thành cao hơn gạo thường từ 2 - 3 lần.

Sản phẩm Gạo nếp cái hoa vàng Đức Lân đã được UBND tỉnh Bắc Ninh cấp giấy chứng nhận là sản phẩm OCOP 4 sao năm 2020.

Xã Yên Phụ hiện có gần 250 ha đất canh tác lúa. Trong đó lúa nếp chiếm 99% với các giống nếp cái hoa vàng, PD2, BM9603…Trung bình mỗi vụ kéo dài 135 ngày, năng suất đạt 5 tấn /1ha, sau khi trừ chi phí lãi khoảng 2,5 tỷ đồng/vụ. Riêng vụ mùa, 100% diện tích trồng lúa nếp cái hoa vàng.

Từ thành công từ mô hình của HTX Đức Lân, xã Yên Phụ chỉ đạo các HTX trên địa bàn tiếp tục thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn VietGAP, thân thiện môi trường. Để từ đó các hộ sản xuất nắm vững quy trình sản xuất VietGAP, ứng dụng quy trình phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp; ưu tiên các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường, phát triển các loại thiên địch để bảo vệ cây lúa.

Việc sản phẩm nếp cái hoa vàng Yên Phụ, Yên Phong được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Nhãn hiệu chứng nhận và được công nhận là sản phẩm OCOP trong Chương trình "Mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm" tỉnh Bắc Ninh năm 2020 sẽ tiếp tục tạo đà để Yên Phụ phát triển sản xuất lúa nếp cái hoa vàng theo hướng hàng hóa. Cùng với đó là thực hiện các biện pháp thâm canh, tăng năng suất, đảm bảo chất lượng sản phẩm gắn với quảng bá, liên kết tiêu thụ, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Sản xuất trà hoa hồng hữu cơ, bán 1,5 triệu đồng/kg

Để nâng cao giá trị cho hoa hồng và các loại thảo dược, chị Triệu Thị Loan (Lâm Đồng) bắt tay vào sản xuất theo hướng hữu cơ và chế biến thành trà, tinh dầu...

Để mở cửa thị trường khó tính: Sơn La chủ động nâng cao chất lượng trái nhãn

Xác định chất lượng quyết định đến việc mở cửa cho nông sản vào nhiều thị trường khó tính, những năm gần đây, UBND huyện Sông Mã (Sơn La) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp giúp nhà vườn nâng cao chất lượng sản phẩm nhãn, hướng tới xuất khẩu.

Vì sao ở miền Nam nhiều người thích gọi trái này là đào lộn hột?

Người miền Nam gọi đào lộn hột là trái điều. Nhưng tôi thích cái tên "đào lộn hột" vì nó ấn tượng hơn. Nghe tên gọi đã hình dung ngay ra trái - một thứ trái dáng dấp khá lạ lùng...

Đặc sản muối tôm: Nét ẩm thực của người Tây Ninh

Tây Ninh là vùng đất không có diêm dân (không có nghề làm muối) vì không phải là đất giáp biển, cũng không là nơi có con tôm mà lại là nơi nổi tiếng của một sản phẩm liên quan trực tiếp đến biển là muối và tôm

Giảng viên nghỉ việc về trồng dừa lấy mật, mỗi năm thu hơn 10 tỷ đồng

Với việc trồng 2 ha dừa và thuê thêm vườn dừa của hàng xóm để "vắt mật", mỗi tháng anh Ngãi xuất bán khoảng 8 tấn mật dừa, thu về gần một tỷ đồng.

Nghêu Việt Nam gây bất ngờ tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu 2022

Nghêu Việt Nam trưng bày tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu 2022 ở Barcelona, Tây Ban Nha những ngày qua thực sự tạo ấn tượng bất ngờ với đối tác nước ngoài.

Phát triển nông sản an toàn, tạo niềm tin với người tiêu dùng

Phát triển nông sản an toàn tạo uy tín, thương hiệu và niềm tin với người tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trên thị trường, tạo sự phát triển bền vững.

Tại sao mật ong Việt Nam lo khó cạnh tranh với mật ong Ấn Độ ở Mỹ?

Mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho mật ong Việt Nam vào Mỹ trong kết luận mới đây dù đã giảm nhiều lần so với kết luận sơ bộ, song mật ong Việt Nam vẫn khó có thể cạnh tranh với mật ong Ấn Độ tại thị trường này.

Đặc sản đất Việt: Trung Quốc, Ấn Độ bao mua, Đài Loan, Malaysia xếp hàng chờ tới lượt

Liên kết sản xuất cho ra sản phẩm chất lượng, cây thạch đen đặc sản Lạng Sơn đang được khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ bao mua lượng lớn. Khách Đài Loan, Hong Kong hay Malaysia muốn đặt mua phải “xếp hàng” chờ tới lượt bởi không đủ cung.

Đào Bắc Hà mất mùa nhưng dễ bán, giá cao

Do rét đậm, rét hại kéo dài đúng dịp đào ra hoa nên năm nay đào Bắc Hà (Lào Cai) mất mùa. Bù lại, đào quả to, đều, dễ bán và có giá cao.