Gạo sữa đạt chuẩn OCOP 3 sao và cánh đồng không thuốc

An Giang xác định sản xuất nông nghiệp hữu cơ là một trong những chiến lược quan trọng nhằm nâng cao giá trị nông sản, đưa nông nghiệp phát triển bền vững.

dsc_0192-100825_663.jpg

Cánh đồng sản xuất lúa hữu cơ của ông Dương Xuân Quả. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Gạo sữa đạt chuẩn OCOP 3 sao
Nhiều năm qua một lão nông tại An Giang tiên phong sản xuất lúa hữu cơ với phương pháp khá lạ và độc đáo. Đó chính là ông Dương Xuân Quả ở xã Phú Xuân, huyện Phú Tân đã áp dụng thành công sản xuất lúa theo quy trình mới sử dụng vôi lân, sữa tươi và trứng gà để thay thế thuốc BVTV phun cho lúa. Lúa hữu cơ của ông Quả sau khi thu hoạch xong được mang đi sấy thành gạo sữa. Sản phẩm gạo sữa Dương Xuân Quả đạt chứng nhận tiêu chuẩn OCOP 3 sao tỉnh An Giang.

Ông Quả cho biết: Bắt tay vào trồng lúa hữu cơ từ vụ đông xuân năm 2020 với diện tích 8ha. Sản xuất theo quy trình hạn chế sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV. Sử dụng chủ yếu vôi lân Địa Long, sản phẩm này chứa nhiều nguyên tố trung và vi lượng. Cách làm khá đơn giản, chỉ cần 4 lít vôi lân Địa Long với 2 trứng gà và 2 bịch sữa Vinamilk pha vào bình 24 lít phun cho 1 công lúa.

Mô hình trồng lúa hữu cơ của ông Quả được cấy toàn bộ bằng tay. Có sử dụng thuốc trừ ốc đầu vụ, không sử dụng thuốc trừ cỏ mà chỉ dùng nước ém cho cỏ chết. Ngoài ra, ông còn dùng thảo dược tinh dầu sả đặt xung quanh khu ruộng để xua đuổi các loạt sâu hại cắn phá.

Ông Quả cho biết vụ lúa hè thu năm 2021 lúa đạt năng suất 6,5 tấn/ha. Tuy năng suất không cao so với sản xuất lúa sử dụng phân thuốc hóa học nhưng giảm được chi phí, bảo vệ sức khỏe và môi trường xung quanh.

dsc_0200-100827_276.jpg

Dùng thảo dược tinh dầu sả đặt xung quanh ruộng lúa để xua đuổi các loại sâu hại. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cánh đồng không thuốc
Tại huyện đầu nguồn An Phú (An Giang) có một nơi hơn 20 năm nay nổi tiếng với tên gọi là cánh đồng không thuốc. Nơi đây đã hình thành mô hình sản xuất lúa gạo an toàn sinh học trên 400ha, với hàng trăm hộ nông dân tham gia sản xuất lúa theo hướng an toàn. Đa phần nông dân tự giác không sử dụng thuốc BVTV và hạn chế dùng phân bón hóa học chứng minh hiệu quả nhiều năm qua.

Người khởi xướng là ông Nguyễn Văn Thao (ấp Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú) thực hiện mô hình làm lúa không dùng thuốc BVTV từ năm 1990. Cách làm của ông Thao cũng như nhiều nông dân ở đây là sau khi kết thúc mùa vụ, phơi ải đất, cày bừa, làm vệ sinh mặt ruộng thật kỹ. Sau đó, xuống giống đồng loạt né rầy, gieo sạ thưa khoảng 10-12kg lúa giống/1.000m2.

Ông Thao cho biết: Trong quá trình chăm sóc bón phân cân đối với lượng vừa đủ, không dư đạm. Tăng cường dùng phân hữu cơ để hạn chế lúa bị nhiễm bệnh. Dọc theo các bờ ruộng, bà con trồng nhiều loại hoa, tạo môi trường sinh thái cho các loại thiên địch có lợi phát triển. Khi phát hiện rầy bà con nông dân tiêu diệt bằng cách đặt bẫy đèn chứ không phun thuốc.

anh-ong-luc-bia-trai-cung-ong-vinh-ben-canh-dong-cua-minh-khong-su-dung-thuoc-tru-sau-ma-van-dam-bao-nang-suat-cao-anh-cong-han-100825_318.jpg

Mô hình sản xuất lúa an toàn ở huyện An Phú với 400ha đa phần nông dân tự giác không sử dụng thuốc BVTV và hạn chế dùng phân bón hóa học. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, GĐ Sở NN-PTNT An Giang cho biết: Mỗi năm An Giang có 637.228 ha sản xuất lúa 3 vụ, đạt sản lượng khoảng 4 triệu tấn. Trong phương pháp canh tác, hiện nay đa số nông dân sản xuất theo phương pháp truyền thống, lạm dụng phân hóa học, sử dụng nhiều loại hóa chất trong phòng trị sâu bệnh cho cây trồng.

Nhằm để giải quyết những thách thức trên, việc chuyển dịch sản xuất nông nghiệp truyền thống sang an toàn và hướng đến tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ là yêu cầu cần thiết. Qua đó người tiêu dùng được sử dụng nông sản an toàn và chất lượng.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, An Giang đang xây dựng Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030. Từng bước xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản hữu cơ, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững.

Theo ông Lâm, An Giang phấn đấu đến 2025 sẽ có 350ha lúa sản xuất hữu cơ đạt theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Trước nhất là hình thành vùng sản xuất các sản phẩm hữu cơ và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản hữu cơ.

Từng bước xây dựng thương hiệu nông sản hữu cơ của tỉnh, góp phần ổn định đời sống, thu nhập cho nông dân. Phấn đấu đưa tỉnh An Giang là một trong những địa phương trọng điểm về sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với chế biến và tiêu thụ.

Ngành nông nghiệp An Giang khuyến khích nông dân tận dụng các phụ phế phẩm hữu cơ để làm phân bón cải tạo đất, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Tăng cường đa dạng sinh học, cân bằng hệ sinh thái để quản lý dịch hại. Tạo ra sản phẩm hữu cơ mang lại lợi nhuận cao hơn so với sản xuất thông thường tối thiểu 1,5 lần. 

Bình luận

Bến Tre tập trung phòng trừ sâu đầu đen gây hại dừa

Gần đây, sâu đầu đen gây hại trên vườn dừa tại tỉnh Bến Tre có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng nghìn hộ trồng dừa. Ngành nông nghiệp tỉnh đang tập trung các giải pháp phòng trừ loài sinh vật ngoại lai gây hại này

Tái xuất hiện sâu ong hại cây mỡ tại Bắc Kạn

Sau một thời gian lắng xuống, vừa qua, trên nhiều diện tích rừng mỡ của người dân Bắc Kạn lại tái xuất hiện sâu ong gây hại. Dịch sâu hại đã kéo dài nhiều năm qua, nhưng Bắc Kạn chưa tìm ra được giải pháp nào hữu hiệu để xử lý dứt điểm.

Chật vật xử lý những 'cánh đồng chết' trước vụ hè thu

Nông dân Quảng Trị đang hết sức vất vả để xử lý những cánh đồng sình lầy sau mưa lũ trái mùa đầu tháng 4/2022 nhằm khẩn trương gieo cấy vụ hè thu.

14 tỉnh, thành tham gia đề án truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm

Ngày 22.4, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM đã làm việc với Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai về triển khai kế hoạch phối hợp bảo đảm an toàn thực phẩm chuỗi cung ứng nông sản an toàn giai đoạn 2021-2025 và đề án quản lý, nhận diện truy xuất nguồn gốc.

Phòng trừ sâu đầu đen hại dừa bằng các giải pháp sinh học

Ông Võ Văn Nam, Chi cục trưởng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre cho biết, trước ảnh hưởng của sâu đầu đen gây hại cho cây dừa, ngành chức năng tỉnh Bến Tre tập trung đẩy mạnh các giải pháp sinh học phòng trừ sâu đầu đen hại dừa mang lại hiệu quả

Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm sản phẩm OCOP: Tạo niềm tin với người tiêu dùng

An toàn vệ sinh thực phẩm là tiêu chí quan trọng để xét duyệt các sản phẩm của Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Việc này không chỉ nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trên thị trường mà còn tạo uy tín, thương hiệu cho sản phẩm và niềm tin

Hơn 2.000 ha lúa Đông Xuân bị sâu bệnh và chuột gây hại

Những ngày qua, tại Quảng Bình, thời tiết đang chuyển mùa sang nắng nóng và có những diễn biến thất thường, dễ phát sinh các sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

Sâu đầu đen hại dừa bùng phát ở Trà Vinh

Tình hình sâu đầu đen gây hại cây dừa đang lây lan và diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương ở tỉnh Trà Vinh. Đến nay, toàn tỉnh đã phát hiện 26,32 ha trồng dừa bị sâu đầu đen gây hại tại nhiều xã của huyện Tiểu Cần và Càng Long...

Người trồng dưa ở Quảng Nam thiệt hại lớn sau đợt mưa trái mùa

Đợt mưa lớn bất thường đã kết thúc cách đây hơn 10 ngày, nhưng còn để lại hậu quả nặng nề đối với người nông dân ở huyện Phú Ninh (Quảng Nam).

Bộ Thương mại Hoa Kỳ giảm gần 7 lần thuế chống bán phá giá với mật ong của Việt Nam

Bộ Công Thương cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa ban hành kết luận cuối cùng về mức thuế trong vụ việc điều tra chống bán phá giá mật ong nhập khẩu từ Argentina, Brazil, Ấn Độ và Việt Nam.