Giống lúa lai chất lượng cao MHC2

MHC2 đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, được bà con nông dân đón nhận, ngày càng mở rộng diện tích gieo trồng.

Nhiều năm qua, Công ty TNHH Mahyco Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất và cung ứng thành công giống lúa lai hai dòng MHC2 tại Việt Nam. Giống đã được Bộ NN-PTNT công nhận chính thức tháng 11/2019.

MHC2 gieo trồng được cả hai vụ trong năm, thời gian sinh trưởng vụ xuân tại miền Bắc 130 - 135 ngày, vụ mùa 105 – 110 ngày. Tại phía Nam, thời gian sinh trưởng bình quân 105 ngày. Giống cứng cây, bộ lá gọn, chống đổ tốt, đẻ nhánh khỏe, tập trung. Năng suất bình quân tại miền Bắc đạt 7 tấn/ha và 9 – 10 tấn/ha đối với khu vực Tây Nguyên và phía Nam.

mahyco-lua-tom-1134_20210608_525-134831.jpeg

Lúa lai MHC2 tại huyện Hồng Dân, Bạc Liêu, vụ lúa - tôm 2020. Ảnh: MHC.

MHC2 chịu thâm canh, trồng được trên nhiều chân đất và mọi mùa vụ, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt là bệnh đạo ôn, bạc lá, giảm thiểu số lần phun thuốc, góp phần bảo vệ môi trường và chi phí sản xuất của nông dân. Hạt gạo to, trong, tỷ lệ gãy gạo và bạc bụng thấp, chất lượng cơm gạo ngon, dai cơm. Tỷ lệ hao hụt khi chế biến và bảo quản thấp, giá bán cao.

Thị trường giống lúa tại Việt Nam được đánh giá là thị trường cao cấp, tính cạnh tranh rất cao, giống sẽ nhanh chóng bị đào thải nếu không phù hợp. Bài toán đặt ra với sản phẩm lúa chọn tạo trong nước phải đủ khả năng cạnh tranh trực tiếp với những “biểu tượng” lúa lai đang được phân phối rộng rãi hoặc những giống lúa lai mới xuất sắc.

Kết tinh được những ưu thế về chống chịu sâu bệnh, thời gian sinh trưởng, chất lượng cơm gạo, giống lúa MHC2 đã trải qua hành trình thử nghiệm thành công dọc theo chiều dài đất nước. Tại vùng lúa tôm ở Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu…, giống lúa MHC2 được nông dân đánh giá rất cao bởi đồng thời giải quyết được yêu cầu khắt khe về giống lúa không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chịu được mặn, cây cứng, thời gian sinh trưởng phù hợp và đặc biệt là chất lượng cơm gạo được thị trường đón nhận.

Đến vùng Tây Nguyên, giống lúa MHC2 nổi trội bởi năng suất và chất lượng gạo phù hợp. Tại Bắc Trung Bộ và các tỉnh miền núi phía Bắc, địa bàn nổi tiếng bởi nhiều giống lúa lai năng suất cao, chất lượng tốt, nhưng trong vụ mùa 2020 và xuân 2021 tại các vùng này lúa MHC2 không đủ lượng giống cung ứng cho bà con. Đặc biệt nhất, MHC2 nằm trong số rất ít giống lúa lai có nhu cầu lớn từ thị trường vụ mùa tại miền Bắc.

f1-mahyco-1134_20210608_511-134833.jpeg

Ruộng sản xuất hạt lai F1 giống MHC2 tại Quảng Nam vụ xuân hè 2021.

Việc sản xuất hạt lai MHC2 đã bắt đầu thử nghiệm ở các tỉnh Nam Trung Bộ từ năm 2017 với các mô hình sản xuất nhỏ. Từ đó đến nay, diện tích sản xuất không ngừng được mở rộng.

Cho đến vụ xuân hè năm 2021, diện tích đã lên tới 70 ha và dự kiến diện tích sản xuất vụ xuân hè 2022 sẽ vượt 100 ha. Quy trình sản xuất nhanh chóng được tập huấn, chuyển giao cho bà con các vùng sản xuất.

Bình luận

Ba loài lan rừng quý hiếm đang được nhân giống tại Khu bảo tồn thiên nhiên tỉnh Thanh Hóa

Năm 2017 Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa) triển khai và thực hiện đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen lan hài vân bắc, lan hài lông và lan thủy tiên hường cho vùng Bắc Trung bộ

Đặc sản lợn đen bản địa Đồng Nai

Nhờ được hỗ trợ giống chuẩn cùng quy trình kỹ thuật nuôi lợn đen bản địa bài bản nhiều hộ chăn nuôi Đồng Nai có nguồn thu nhập khá và tiếp tục nhân rộng.

Công nghệ giống in vitro còn trắc trở

Công nghệ giống cấy mô (in vitro) mang lại hiệu quả cao trong sản xuất song những năm gần đây gặp nhiều trắc trở do nguồn giống gốc và thiếu nhân lực, trang thiết bị.

Lạng Sơn: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phục tráng và phát triển giống mít bản địa

Mới đây, Sở KH&CN Lạng Sơn đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá nghiệm thu đề tài cấp tỉnh “Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phục tráng và phát triển giống mít bản địa tại huyện Hữu Lũng” do TS. Lê Tất Khang, Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng, Bộ KH&CN

4 con lợn ỉ nhân bản đầu tiên tại Việt Nam giờ ra sao?

Bốn con lợn ỉ đực nhân bản đầu tiên tại Việt Nam có đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng, sinh lý phát dục bình thường như giống lợn ỉ sinh sản hữu tính.

Công nghệ sinh học trong nghiên cứu, sản xuất giống cây lâm nghiệp

Ứng dụng công nghệ sinh học đang được ngành lâm nghiệp chú trọng trong việc nghiên cứu, sản xuất giống cây lâm nghiệp, nhất là giống phục vụ trồng rừng gỗ lớn.

Ứng dụng công nghệ sinh học bảo tồn nguồn gen dòng lan quý hiếm

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào để bảo tồn nguồn gen dòng lan quý hiếm của đại ngàn An Lão.

Nhân giống thành công 2 loài rùa quý hiếm của Việt Nam

Trạm đa dạng sinh học Mê Linh (Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật - Viện hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam) lần đầu tiên hai loài rùa quý hiếm của Việt Nam (rùa Trung bộ và rùa Núi vàng) sinh sản thành công trong môi trường nuôi bán tự nhiên.

Phát triển giống gà ri Ninh Hòa quý hiếm

Các tỉnh Nam Trung bộ đang có giống gà địa phương rất quý là gà ri Ninh Hòa. Đây là giống gà có chất lượng thịt chắc, thơm ngon, sinh trưởng nhanh...

ThaiBinh Seed tạo bước ngoặt cho nông dân miền Trung, Tây Nguyên

Gần 15 năm có mặt ở miền Trung - Tây Nguyên, ThaiBinh Seed đã thực sự tạo ra bước ngoặt đối với nông dân ở dải đất đầy nắng và gió.