Hái “lộc rừng” kiếm tiền triệu/ngày trên dãy Hoành Sơn

Hàng năm, cứ đến độ tháng 3, người dân sống tại dãy Hoành Sơn (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) lại rủ nhau lên núi để hái dâu rừng (còn gọi là thanh mai), thu nhập cả triệu đồng mỗi ngày.

1.jpg

Người dân rủ nhau lên dãy Hoành Sơn hái dâu rừng từ sớm. Ảnh: H.L

Thời gian này, trên dãy Hoành Sơn bắt đầu đỏ rộ lên màu dâu rừng chín, hàng trăm người dân tại các xã Quảng Kim, Quảng Hợp, Quảng Châu của huyện Quảng Trạch cùng rủ nhau lên núi hái “lộc rừng”.

Thông thường, để đi hái dâu rừng, người dân sẽ thức dậy từ sáng sớm, bởi ngày nay dâu rừng tự nhiên đã dần ít đi, nên phải đi xa, sâu hơn vào rừng, băng qua nhiều con đồi mới có thể tìm thấy.

Đa phần người đi hái dâu rừng là phụ nữ, tranh thủ lúc nông nhàn, đầu năm chưa có việc làm để kiếm thêm thu nhập. Năm nay, thời tiết thuận lợi, thanh mai sai trái và bán được giá nên nhiều lao động nữ tại các xã nghèo của huyện Quảng Trạch có thể kiếm được tiền triệu mỗi ngày.

Chị Phạm Thị Liệu (SN 1987, trú tại xã Quảng Kim) cho hay, cứ đến mùa dâu rừng, chị lại cùng chị em trong xóm đi hái dâu trên dãy Hoành Sơn.

Theo chị Liệu, thời điểm này, núi rừng dãy Hoành Sơn mây mù luôn giăng kín. Để hái được những trái thanh mai rừng to, căng mọng, phải dậy lúc tờ mờ sáng, băng cắt vào sâu trong rừng để tiếp cận thanh mai. Mỗi ngày chị thu được từ 20 – 30 lon dâu rừng.

Đối với người dân tại huyện Quảng Ninh nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung, đa phần khi bán dâu rừng, người dân sẽ bán và mua theo lon (được làm tự vỏ hộp sữa đặc). Với giá từ 25.000 – 50.000 đồng/ lon, trung bình mỗi ngày người dân kiếm được cả triệu đồng.

Để hái được dâu rừng, người hái cần phải có sự dẻo dai và sức bền để băng qua đồi, đi xa, sâu vào rừng. Tuy nhiên, so với các công việc như thợ hồ, bốc vác… thì việc hái dâu rừng đỡ mệt và kiếm được nhiều tiền hơn rất nhiều, nên nhiều người lựa chọn gác lại công việc hiện tại để cùng “biệt đội” hái dâu lên dãy Hoành Sơn hái “lộc rừng”.

Theo nhiều lao động nữ có thâm niên hái thanh mai trên dãy Hoành Sơn, trước đây loài cây này mọc rất nhiều, chỉ cần vào sát bìa rừng là đã nhìn thấy. Tuy nhiên những năm gần đây, nhiều diện tích rừng dưới chân dãy Hoành Sơn đã được khai phá để trồng keo tràm nên cây thanh mai rừng ít dần. Bây giờ muốn hái được nhiều quả thanh mai, phải vào sâu trong rừng, leo lên tận những đỉnh núi cao.

Chị Đàm Thu Thủy (trú tại xã Quảng Kim) chia sẻ: “cây thanh mai có khi mọc thành rừng, nhưng cũng có khi nó mọc xen với những loại cây rừng khác. Với những người đi hái quả có kinh nghiệm, mỗi lần gặp một vạt thanh mai lớn, họ sẽ tìm cách ghi nhớ thật kỹ vị trí để lần sau, mùa sau tìm lại mà hái”.

Theo người dân các xã Quảng Kim, Quảng Hợp, Quảng Phú… mỗi năm trên dãy Hoành Sơn có 4 mùa quả là, móc, sim, thanh mai và muồng. Người dân trong vùng đặt tên từng mùa theo 4 thứ quả ấy và mỗi mùa quả đều mang về cho người dân nguồn thu nhập đáng kể. Theo người dân sống dưới chân dãy Hoành Sơn, trước đây, mỗi mùa thanh mai chín, nhiều người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em thường đi hái về để ăn vì đây là loại quả ngon và có nhiều tác dụng.

2.jpg

Trung bình mỗi ngày người dân hái được hàng chục lon dâu rừng. Ảnh: H.L

Được biết, loại cây này thường được dùng làm thuốc để chữa rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, lỵ, các bệnh về da bằng cách dùng vỏ khô sắc với nước, uống trong ngày.

Thân hoặc vỏ, rễ cây được dùng sắc nước rửa, chữa lở ngứa. Hạt của loại quả này còn dùng chữa chứng ra mồ hôi chân…

3.jpeg

Dâu rừng là loại trái có nhiều tác dụng, được nhiều người ưa chuộng. Ảnh: H.L

Ông Chu Viết Dũng - Chủ tịch UBND xã Quảng Kim cho biết, hiện nay đang là mùa dâu rừng, nên những ngày này nhiều người dân trong xã đã cùng nhau lên dãy Hoành Sơn để hái. Nhờ đó mà mang lại cho người dân một nguồn thu nhập khá đáng kể.

 

Nguồn: Theo báo Lao động

Bình luận

Sản xuất trà hoa hồng hữu cơ, bán 1,5 triệu đồng/kg

Để nâng cao giá trị cho hoa hồng và các loại thảo dược, chị Triệu Thị Loan (Lâm Đồng) bắt tay vào sản xuất theo hướng hữu cơ và chế biến thành trà, tinh dầu...

Để mở cửa thị trường khó tính: Sơn La chủ động nâng cao chất lượng trái nhãn

Xác định chất lượng quyết định đến việc mở cửa cho nông sản vào nhiều thị trường khó tính, những năm gần đây, UBND huyện Sông Mã (Sơn La) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp giúp nhà vườn nâng cao chất lượng sản phẩm nhãn, hướng tới xuất khẩu.

Vì sao ở miền Nam nhiều người thích gọi trái này là đào lộn hột?

Người miền Nam gọi đào lộn hột là trái điều. Nhưng tôi thích cái tên "đào lộn hột" vì nó ấn tượng hơn. Nghe tên gọi đã hình dung ngay ra trái - một thứ trái dáng dấp khá lạ lùng...

Đặc sản muối tôm: Nét ẩm thực của người Tây Ninh

Tây Ninh là vùng đất không có diêm dân (không có nghề làm muối) vì không phải là đất giáp biển, cũng không là nơi có con tôm mà lại là nơi nổi tiếng của một sản phẩm liên quan trực tiếp đến biển là muối và tôm

Giảng viên nghỉ việc về trồng dừa lấy mật, mỗi năm thu hơn 10 tỷ đồng

Với việc trồng 2 ha dừa và thuê thêm vườn dừa của hàng xóm để "vắt mật", mỗi tháng anh Ngãi xuất bán khoảng 8 tấn mật dừa, thu về gần một tỷ đồng.

Nghêu Việt Nam gây bất ngờ tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu 2022

Nghêu Việt Nam trưng bày tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu 2022 ở Barcelona, Tây Ban Nha những ngày qua thực sự tạo ấn tượng bất ngờ với đối tác nước ngoài.

Phát triển nông sản an toàn, tạo niềm tin với người tiêu dùng

Phát triển nông sản an toàn tạo uy tín, thương hiệu và niềm tin với người tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trên thị trường, tạo sự phát triển bền vững.

Tại sao mật ong Việt Nam lo khó cạnh tranh với mật ong Ấn Độ ở Mỹ?

Mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho mật ong Việt Nam vào Mỹ trong kết luận mới đây dù đã giảm nhiều lần so với kết luận sơ bộ, song mật ong Việt Nam vẫn khó có thể cạnh tranh với mật ong Ấn Độ tại thị trường này.

Đặc sản đất Việt: Trung Quốc, Ấn Độ bao mua, Đài Loan, Malaysia xếp hàng chờ tới lượt

Liên kết sản xuất cho ra sản phẩm chất lượng, cây thạch đen đặc sản Lạng Sơn đang được khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ bao mua lượng lớn. Khách Đài Loan, Hong Kong hay Malaysia muốn đặt mua phải “xếp hàng” chờ tới lượt bởi không đủ cung.

Đào Bắc Hà mất mùa nhưng dễ bán, giá cao

Do rét đậm, rét hại kéo dài đúng dịp đào ra hoa nên năm nay đào Bắc Hà (Lào Cai) mất mùa. Bù lại, đào quả to, đều, dễ bán và có giá cao.