Hỗ trợ tiêu thụ đặc sản gừng Kỳ Sơn

Đang vào mùa thu hoạch, song giá gừng ở Kỳ Sơn (Nghệ An) giảm sâu, chỉ còn từ 4.000-5.000 đồng/kg, nhưng vẫn khó tiêu thụ. Huyện Kỳ Sơn đang phối hợp các ngành chức năng, các địa phương để hỗ trợ đồng bào tiêu thụ sản phẩm này.

3_5-1649415296052.jpg

Sản phẩm gừng ở huyện rẻo cao biên giới Kỳ Sơn bắt đầu thu hoạch từ tháng 12 năm trước, nhưng chính vụ thu hoạch từ tháng 3 đến cuối tháng 4 năm sau.

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Kỳ Sơn, năm 2021 trên địa bàn trồng 800ha gừng, chủ yếu ở các xã có truyền thống và kinh nghiệm như Na Ngoi, Tây Sơn, Đọoc Mạy, Nậm Cắn, Huồi Tụ, Keng Đu và Phà Đánh.

Đây là những địa bàn có thời tiết mát mẻ, mây mù bao phủ. Gừng được trồng ở lưng chừng núi nên phù hợp quá trình sinh trưởng và phát triển, cho năng suất khá cao. Gừng trâu ruột vàng đạt bình quân 28 tấn/ha, gừng dé bình quân 16-18 tấn/ha. Ước tính, vụ gừng 2021-2022, toàn huyện thu hoạch khoảng hơn 5.000 tấn.

Do trồng trên địa bàn ôn đới nên gừng Kỳ Sơn là đặc sản của huyện miền núi này. Gừng Kỳ Sơn có hàm lượng tinh dầu rất cao. Năm 2019 được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Từ khi có giấy chứng nhận này, gừng Kỳ Sơn được tiêu thụ khá tốt, với giá bán khá cao, thường giao động từ 25-40 nghìn đồng/kg. Nhiều gia đình bà con người dân tộc thiểu số ở vùng biên giới rẻo cao nhờ trồng gừng mà vươn lên thoát nghèo.

Tuy nhiên, vụ gừng năm nay do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cùng giá xăng, dầu tăng đột biến, khiến cước vận chuyển tăng cao, đã ảnh hưởng việc tiêu thụ gừng Kỳ Sơn.

Ông Nguyễn Văn Luân, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn, đơn vị chuyên thu mua, tiêu thụ và xuất khẩu gừng Kỳ Sơn, chia sẻ, gừng mất giá thảm do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là giá xăng tăng, giá cước vận tải tăng cao nên doanh nghiệp không mặn mà thu mua để xuất khẩu. Trong khi đó, gừng Kỳ Sơn khó tiêu thụ nội địa vì mẫu mã không đẹp bằng sản phẩm gừng ở các địa phương khác, dù chất lượng tốt hơn.

Bên cạnh đó, do trồng gừng mang lại hiệu quả kinh tế cao nên tại một số địa phương, người dân ồ ạt mở rộng diện tích trồng gừng, đã dẫn đến tình trạng cung vượt cầu.

Nhằm tiếp tục hỗ trợ người dân trồng gừng tiêu thụ sản phẩm, cải thiện đời sống, giảm thiệt hại trong sản xuất, Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn đã kêu gọi các tổ chức, đơn vị trong huyện vào cuộc hỗ trợ và đã tiêu thụ được khoảng 20 tấn gừng.

4_6-1649415396189.jpg

Hội Nông dân Kỳ Sơn triển khai hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm gừng. Tính đến nay đã tiêu thụ hơn 60 tấn gừng các loại.

Cùng với đó, ngày 9/3, Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn, đã có thư ngỏ ý tới Sở Công thương, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An và các cấp Hội nông dân tỉnh Nghệ An, hỗ trợ tiêu thụ gừng Kỳ Sơn.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh cùng các cấp hội nông dân trên địa bàn tỉnh đã giới thiệu, quảng bá sản phẩm gừng Kỳ Sơn để hội viên chung tay hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm đặc sản này. Nhiều cấp hội đã trực tiếp lên huyện Kỳ Sơn mua hơn gừng về bán cho từng hộ dân trên địa bàn.

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tân Kỳ Nguyễn Thanh Phương cho biết, ngay trong đợt đầu tiên, Hội Nông dân huyện Tân Kỳ đã hỗ trợ tiêu thụ được 1,3 tấn gừng cho bà con nông dân huyện Kỳ Sơn. Tới đây, Hội Nông dân huyện tiếp tục kêu gọi các cấp hội nông dân trên địa bàn huyện tiêu thụ gừng cho Kỳ Sơn, bởi sản phẩm gừng này có chất lượng tốt, người tiêu dùng ưa chuộng.

 Đến cuối tháng 3, số gừng đã được các cấp Hội Nông dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc trong tỉnh đã tiêu thụ được hơn 40 tấn, với giá bán hơn 5.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, đây là các con số quá nhỏ so sản lượng gừng hiện có thực tế ở Kỳ Sơn.

7_1-1649415490498.jpg

Phân loại gừng theo các đơn đặt hàng và đóng bao để chở vào các tỉnh phía nam tiêu thụ.

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn Phan Văn Mạnh chia sẻ: “Hội Nông dân huyện đã trực tiếp đến các bản thu mua gừng giúp bà con, với giá hơn 5.000 đồng/kg. Tiếp đó, Hội Nông dân huyện thuê người phân loại, đóng bao bì và vận chuyển đến tận nơi cho các đơn vị đặt hàng. Ngoài các đơn hàng trong tỉnh, chúng tôi đã kết nối với các tỉnh, thành phố phía nam để có các đơn hàng lớn, từ 5-10 tấn để chuyển đi, trong đó nhiều nhất là Thành phố Hồ Chí Minh”.

Sở Công thương Nghệ An cũng có văn bản kêu gọi các địa phương, doanh nghiệp cả nước hỗ trợ, kết nối tiêu thụ hơn 5.000 tấn gừng tươi trên địa bàn huyện Kỳ Sơn. Sở Công thương đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An, các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, kết nối, tiêu thụ sản phẩm gừng Kỳ Sơn. Tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân có hành động thiết thực tham gia kết nối, ưu tiên tiêu thụ sản phẩm. Phối hợp chặt chẽ các hệ thống phân phối... nhằm tháo gỡ, tìm đầu ra bền vững cho sản phẩm gừng Kỳ Sơn, góp phần tháo gỡ khó khăn cho người dân vùng cao.

 

Nguồn: Theo báo Nhân dân

Bình luận

Sản xuất trà hoa hồng hữu cơ, bán 1,5 triệu đồng/kg

Để nâng cao giá trị cho hoa hồng và các loại thảo dược, chị Triệu Thị Loan (Lâm Đồng) bắt tay vào sản xuất theo hướng hữu cơ và chế biến thành trà, tinh dầu...

Để mở cửa thị trường khó tính: Sơn La chủ động nâng cao chất lượng trái nhãn

Xác định chất lượng quyết định đến việc mở cửa cho nông sản vào nhiều thị trường khó tính, những năm gần đây, UBND huyện Sông Mã (Sơn La) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp giúp nhà vườn nâng cao chất lượng sản phẩm nhãn, hướng tới xuất khẩu.

Vì sao ở miền Nam nhiều người thích gọi trái này là đào lộn hột?

Người miền Nam gọi đào lộn hột là trái điều. Nhưng tôi thích cái tên "đào lộn hột" vì nó ấn tượng hơn. Nghe tên gọi đã hình dung ngay ra trái - một thứ trái dáng dấp khá lạ lùng...

Đặc sản muối tôm: Nét ẩm thực của người Tây Ninh

Tây Ninh là vùng đất không có diêm dân (không có nghề làm muối) vì không phải là đất giáp biển, cũng không là nơi có con tôm mà lại là nơi nổi tiếng của một sản phẩm liên quan trực tiếp đến biển là muối và tôm

Giảng viên nghỉ việc về trồng dừa lấy mật, mỗi năm thu hơn 10 tỷ đồng

Với việc trồng 2 ha dừa và thuê thêm vườn dừa của hàng xóm để "vắt mật", mỗi tháng anh Ngãi xuất bán khoảng 8 tấn mật dừa, thu về gần một tỷ đồng.

Nghêu Việt Nam gây bất ngờ tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu 2022

Nghêu Việt Nam trưng bày tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu 2022 ở Barcelona, Tây Ban Nha những ngày qua thực sự tạo ấn tượng bất ngờ với đối tác nước ngoài.

Phát triển nông sản an toàn, tạo niềm tin với người tiêu dùng

Phát triển nông sản an toàn tạo uy tín, thương hiệu và niềm tin với người tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trên thị trường, tạo sự phát triển bền vững.

Tại sao mật ong Việt Nam lo khó cạnh tranh với mật ong Ấn Độ ở Mỹ?

Mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho mật ong Việt Nam vào Mỹ trong kết luận mới đây dù đã giảm nhiều lần so với kết luận sơ bộ, song mật ong Việt Nam vẫn khó có thể cạnh tranh với mật ong Ấn Độ tại thị trường này.

Đặc sản đất Việt: Trung Quốc, Ấn Độ bao mua, Đài Loan, Malaysia xếp hàng chờ tới lượt

Liên kết sản xuất cho ra sản phẩm chất lượng, cây thạch đen đặc sản Lạng Sơn đang được khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ bao mua lượng lớn. Khách Đài Loan, Hong Kong hay Malaysia muốn đặt mua phải “xếp hàng” chờ tới lượt bởi không đủ cung.

Đào Bắc Hà mất mùa nhưng dễ bán, giá cao

Do rét đậm, rét hại kéo dài đúng dịp đào ra hoa nên năm nay đào Bắc Hà (Lào Cai) mất mùa. Bù lại, đào quả to, đều, dễ bán và có giá cao.