Hoà Bình: Nắng nóng kéo dài, nước hồ thủy điện tụt sâu, cá lồng chết trắng, nông dân khóc ròng

Những ngày qua, trên lòng hồ thuỷ điện Hòa Bình đang trải qua nắng nóng đỉnh điểm, mực nước hồ tụt sâu, hàng trăm hộ ngư dân nuôi cá lồng ở xã Tiền Phong, Mường Chiềng, Đồng Chum… thuộc huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình khóc ròng vì cá lồng chết trắng...

Anh Lê Đình Hợi, hộ nuôi cá lồng nhiều năm ở xóm Túp (xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình) đang cố gắng sục nước để cứu cá trong lồng. 

Mồ hôi nhễ nhại, anh Hợi than thở: Năm nay, cá chết nhiều quá. Cả xóm có 77 hộ dân, tất cả đều nuôi cá lồng, nhà nào ít cũng có 4 lồng, một số nhà có tới hơn chục lồng cá, tính ra phải đến 20% cá chết. 

"Hiện, người dân dùng máy bơm để sục tạo khí oxy cứu cá. Nhìn nước có màu đục đỏ từ địa phận tỉnh Sơn La đổ về Tuổng, Nánh tới Tiền Phong, nhìn cá ngáp ngoải sắp chết hàng loạt mà ứa nước mắt, nhưng chẳng biết phải làm sao...", anh Hợi nghẹn ngào.

base64-1625582506919267908595.png

Cá lồng chết đa số là cá đặc sản như cá chiên, cá ngạnh, cá lăng...Nguyên nhân ban đầu dẫn đến cá lồng chết hàng loạt, được xác định là do nắng nóng kéo dài, mực nước hồ thủy điện xuống thấp, nước đục đổ về, thiếu oxy nên cá chết. Ảnh: Lê Chung.

Trước đây xóm Túp, xã Tiền Phong từng bị trượt sạt lở, đất vùi lấp do ảnh hưởng của mưa lũ, cuộc sống người dân nơi đây chủ yếu dựa vào nương trồng ngô, sắn và đánh bắt tôm, cá, nuôi cá lồng bè. 

Bà con vừa ổn định cuộc sống được 1 chút, lại vướng vào dịch Covid-19, cá đã không bán được nay lại chết, cuộc sống người dân càng gặp thêm nhiều khó khăn, vất vả.

base64-16255825069361482041872.png

Những ngày gần đây mực nước sông Đà đang xuống thấp, trong khi đó nước đục từ Sơn La đổ về hồ Hòa Bình ngày 1 nhiều, nước đục đến đâu cá nuôi trong lồng bè nổi đến đấy rồi chết ngạt. Ảnh: Lê Chung.

Nhà anh Bùi Văn Lợi, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc có 18 lồng cá, một nửa nuôi cá giống, một nửa nuôi cá thịt. Vì nhận thấy nước sông Đà rút nên không dám ươm cá giống, mặt khác anh Hợi đầu tư máy sục oxy nên mới thiệt hại cỡ 1 tạ cá thịt.. Khoảng 5 năm nay mới xảy ra một lần nước sông Đà cạn đột ngột và cá chết nhiều như vậy. 

"Mọi năm nước rút xong, nước lại lên ngay. Năm nay, nước xuống thấp, các eo, lạch nước cạn, lồng cá dồn về nhiều không đủ lượng oxy nên cá chết nhiều. Xóm Túp có cá chết không nhiều bằng xóm Điêng Lựng, xã Tiền Phong. Vì ở đó nước đục từ tỉnh Sơn La đổ về nhiều hơn...", anh Hợi cho biết thêm.

base64-16255825069571190025888.png

Do nước sông Đà cạn cộng nắng nóng kéo dài khiến nhiều lồng bè nuôi cá của các nông dân thuộc huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình bị chết và ảnh hưởng đến thu nhập của họ. Ảnh: Lê Chung.

Người dân xã Tiền Phong đang khóc ròng, nhìn thiên tai lấy đi của mình nguồn sống từ nuôi cá lồng bè. Đầu tư vào nuôi cá lồng ban đầu, tiền giống không tính, nhưng công sức bỏ ra là rất nhiều. 

Thêm vào đó, tình hình dịch bệnh làm các loại cá đều giảm, như cá lăng bình thường bán đổ cho tư thương từ 65.000 – 70.000 đồng/kg, nay giảm một nửa là 30.000 đồng/kg còn khó bán. Thậm chí thấy cá chết nhiều thương lái còn không thu mua.

base64-1625582506985999648077.png

Cá trắm đen, cá măng chết hàng loạt được người dân vớt mang về chế biến và phơi khô. Ảnh: Lê Chung.

Ông Xa Văn Thức, Chủ tịch UBND xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình xác nhận: Năm nay nước mới về, từ tối ngày mùng 5 đến sáng 6/7, cá bắt đầu chết. 

Trên địa bàn xã có 7 xóm sinh sống ven lòng hồ sông Đà, với 700 lồng cá. Cá trắm đen gần chục kg, cá chiên, lăng từ 1 - 3 kg cũng chết rất nhiều. 

"Người dân chỉ trông chờ vào mỗi nuôi cá lồng và đánh rọ tôm là chính, nên khi cá chết hàng loạt bà con không khỏi chua xót. Chúng tôi đang thống kê rà soát thiệt hại để báo cáo lên huyện, mong được sự hỗ trợ kịp thời cho bà con bớt khó khăn....".

base64-16255825070071674109163.png

Nước hồ thủy điện tỉnh Hòa Bình cạn dần, ghi nhận ngày 5/5, mực nước hồ thủy điện chỉ còn 84,1 m, cách "mực nước chết" 4,1 m. Hiện, lưu lượng nước về vẫn thấp hơn lượng nước sử dụng cho các tổ máy thủy điện hoạt động nên mực nước hồ tiếp tục giảm từng ngày… Ảnh: Lê Chung.

Trước tình trạng cá nuôi lồng chết nhiều, UBND huyện Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình) đã chỉ đạo các phòng, ban chức năng kiểm tra, rà soát. 

Ông Bùi Khắc Vinh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đà Bắc đang đi kiểm tra tại các xã trọng điểm có cá chết nhiều như: Mường Chiềng, Nánh Nghê, Đồng Chum… Được biết, những con cá còn sống được người dân bán rẻ cho các khách hàng, còn cá chết thì làm thức ăn cho gia súc.

Toàn huyện Đà Bắc có khoảng 1.909 lồng cá, tập trung nhiều ở các xã: Tiền Phong, Mường Chiềng, Nánh Nghê, Vầy Nưa, Hiền Lương... Tính đến 16h ngày 5/7, toàn huyện có khoảng 16 tấn cá nuôi ở lồng bè bị chết. Huyện đang chỉ đạo tiếp tục thống kê số liệu, tình hình thiệt hại để có phương xử lý và hỗ trợ cho người dân kịp thời.

 

Nguồn: https://danviet.vn/hoa-binh-nang-nong-keo-dai-nuoc-ho-thuy-dien-tut-sau-ca-long-chet-trang-nong-dan-khoc-rong-20210706214613098.htm

Bình luận

Bến Tre tập trung phòng trừ sâu đầu đen gây hại dừa

Gần đây, sâu đầu đen gây hại trên vườn dừa tại tỉnh Bến Tre có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng nghìn hộ trồng dừa. Ngành nông nghiệp tỉnh đang tập trung các giải pháp phòng trừ loài sinh vật ngoại lai gây hại này

Tái xuất hiện sâu ong hại cây mỡ tại Bắc Kạn

Sau một thời gian lắng xuống, vừa qua, trên nhiều diện tích rừng mỡ của người dân Bắc Kạn lại tái xuất hiện sâu ong gây hại. Dịch sâu hại đã kéo dài nhiều năm qua, nhưng Bắc Kạn chưa tìm ra được giải pháp nào hữu hiệu để xử lý dứt điểm.

Chật vật xử lý những 'cánh đồng chết' trước vụ hè thu

Nông dân Quảng Trị đang hết sức vất vả để xử lý những cánh đồng sình lầy sau mưa lũ trái mùa đầu tháng 4/2022 nhằm khẩn trương gieo cấy vụ hè thu.

14 tỉnh, thành tham gia đề án truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm

Ngày 22.4, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM đã làm việc với Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai về triển khai kế hoạch phối hợp bảo đảm an toàn thực phẩm chuỗi cung ứng nông sản an toàn giai đoạn 2021-2025 và đề án quản lý, nhận diện truy xuất nguồn gốc.

Phòng trừ sâu đầu đen hại dừa bằng các giải pháp sinh học

Ông Võ Văn Nam, Chi cục trưởng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre cho biết, trước ảnh hưởng của sâu đầu đen gây hại cho cây dừa, ngành chức năng tỉnh Bến Tre tập trung đẩy mạnh các giải pháp sinh học phòng trừ sâu đầu đen hại dừa mang lại hiệu quả

Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm sản phẩm OCOP: Tạo niềm tin với người tiêu dùng

An toàn vệ sinh thực phẩm là tiêu chí quan trọng để xét duyệt các sản phẩm của Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Việc này không chỉ nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trên thị trường mà còn tạo uy tín, thương hiệu cho sản phẩm và niềm tin

Hơn 2.000 ha lúa Đông Xuân bị sâu bệnh và chuột gây hại

Những ngày qua, tại Quảng Bình, thời tiết đang chuyển mùa sang nắng nóng và có những diễn biến thất thường, dễ phát sinh các sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

Sâu đầu đen hại dừa bùng phát ở Trà Vinh

Tình hình sâu đầu đen gây hại cây dừa đang lây lan và diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương ở tỉnh Trà Vinh. Đến nay, toàn tỉnh đã phát hiện 26,32 ha trồng dừa bị sâu đầu đen gây hại tại nhiều xã của huyện Tiểu Cần và Càng Long...

Người trồng dưa ở Quảng Nam thiệt hại lớn sau đợt mưa trái mùa

Đợt mưa lớn bất thường đã kết thúc cách đây hơn 10 ngày, nhưng còn để lại hậu quả nặng nề đối với người nông dân ở huyện Phú Ninh (Quảng Nam).

Bộ Thương mại Hoa Kỳ giảm gần 7 lần thuế chống bán phá giá với mật ong của Việt Nam

Bộ Công Thương cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa ban hành kết luận cuối cùng về mức thuế trong vụ việc điều tra chống bán phá giá mật ong nhập khẩu từ Argentina, Brazil, Ấn Độ và Việt Nam.