Hồi sinh nguồn gen quý giống lợn bản địa

Giống lợn bản địa đang 'hồi sinh' tại một số địa phương của tỉnh Hà Giang, trở thành vật nuôi mang lại thu nhập tốt cho đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.

4823-watermark_z2594732794308_2bfaca20fc469103bb7eb69ca0ede6bd-0912_20210711_12-124933.jpeg

Giống lợn bản địa đang được tỉnh Hà Giang nghiên cứu và nhân rộng tại 2 huyện Đồng Văn và Mèo Vạc. ĐT.

Giống lợn đen bản địa và giống lợn mán là 2 giống lợn bản địa đặc trưng được người dân ở tỉnh Hà Giang. Đây là những giống lợn có khả năng thích nghi, kháng bệnh cao, cho thịt thơm ngon.

Thế nhưng, giống lợn này đang có nguy cơ giảm về số lượng chất lượng do kiến thức, điều kiện kinh tế của người chăn nuôi ở Hà Giang còn khó khăn nên tỷ lệ cho giao phối cận huyết, đồng huyết, giao phối không có chọn lọc cao. Cũng bởi thế đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc duy trì nguồn gen và những đặc tính quý của 2 giống lợn này.

Bảo tồn nguồn gen quý, từ năm 2018, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai mô hình chăn nuôi lợn sinh sản Lũng Pù, lợn mán tại 2 huyện Đồng Văn và Mèo Vạc. Tổng số lợn được cung cấp là 290 con, trong đó có 29 con đực và 261 con lợn nái hậu bị với 29 hộ tham gia.

Bà Phạm Thị Thoa, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Giang cho biết, mô hình được triển khai sẽ giúp bảo tồn và nhân rộng nguồn gen quý của giống lợn bản địa. Đây là giống lợn cho chất lượng thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao nếu nhân rộng thành công còn thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân vùng cao. Mô hình cũng giúp các hộ chăn nuôi chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm thu được trong quá trình tham gia mô hình và hỗ trợ phối giống từ lợn đực giống được hỗ trợ trong mô hình cho các hộ lân cận.

4842-watermark_z2594733285851_20164e0104d38b78b2d38a6116879ac9-0916_20210711_453-124935.jpeg

Nghiên cứu thành công giống lợn bản địa giúp bảo tồn và nhân rộng nguồn gen quý của giống lợn. Ảnh: ĐT.

Nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi, các hộ tham gia mô hình đều được tập huấn và hướng dẫn các kiến thức chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và đảm bảo vệ sinh môi trường; kiến thức chăn sóc, tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại, chế độ khẩu phần ăn… đảm bảo cho lượng sinh trưởng phát triển tốt, cho hiệu quả kinh tế cao.  Ngoài nguồn con giống lợn bản địa, Trung tâm Khuyến nông quốc gia còn hỗ trợ người chăn nuôi về vật tư, thức ăn, vacxin, thuốc thú y…

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Giang cũng đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn bản địa sinh sản cho trên 300 lượt người; tổ chức tham quan, tổng kết cho trên 330 lượt người tham gia. Với mỗi hộ tham gia mô hình đều thực hiện cắm 1 biển mô hình để tuyên truyền quảng bá nhân rộng cho các hộ chăn nuôi khác.

Năm 2019, gia đình ông Ông Sùng Mý Pó, thôn Lũng Lừ A, xã Lũng Pù, huyện Mèo được hỗ trợ 1 con lợn đực giống, 9 con lợn nái hậu bị, 100% thức ăn hỗn hợp, vacxin phòng bệnh, thuốc sát trùng. Ngoài ra ông còn được cán bộ khuyến nông tập huấn quy trình kỹ thuật chăn nuôi.  Nhờ chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh đúng theo hướng dẫn kỹ thuật nên đàn lợn của gia đình không bị dịch bệnh, đặc biệt là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

Ông Pó cho biết, đến nay đàn lợn nái đã đẻ được 3 lứa, trung bình 6 đến 7 con/nái/lứa, gia đình ông đã xuất chuồng, mỗi con có giá từ 1,5 - 2 triệu đồng thu về trên 90 triệu đồng/lứa.

Sau 3 năm triển khai mô hình, từ 290 con lợn bố mẹ ban đầu, đến nay toàn tỉnh Hà Giang đã có gần 2.300 con lợn đen bản địa và lợn mán được xuất chuồng. Mô hình đã góp phần nâng cao chất lượng và duy trì nguồn gen cũng như các đặc tính quý của giống lợn bản địa. Cùng với đó, thông qua việc sử dụng lợn đực giống bản địa tốt, chăn nuôi theo quy trình an toàn sinh học làm cho lợn tăng trưởng phát triển khỏe mạnh, tầm vóc, thể trạng cân đối, góp phần nâng cao hiệu quả của việc phối giống trong chăn nuôi.

Bình luận

Ba loài lan rừng quý hiếm đang được nhân giống tại Khu bảo tồn thiên nhiên tỉnh Thanh Hóa

Năm 2017 Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa) triển khai và thực hiện đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen lan hài vân bắc, lan hài lông và lan thủy tiên hường cho vùng Bắc Trung bộ

Đặc sản lợn đen bản địa Đồng Nai

Nhờ được hỗ trợ giống chuẩn cùng quy trình kỹ thuật nuôi lợn đen bản địa bài bản nhiều hộ chăn nuôi Đồng Nai có nguồn thu nhập khá và tiếp tục nhân rộng.

Công nghệ giống in vitro còn trắc trở

Công nghệ giống cấy mô (in vitro) mang lại hiệu quả cao trong sản xuất song những năm gần đây gặp nhiều trắc trở do nguồn giống gốc và thiếu nhân lực, trang thiết bị.

Lạng Sơn: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phục tráng và phát triển giống mít bản địa

Mới đây, Sở KH&CN Lạng Sơn đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá nghiệm thu đề tài cấp tỉnh “Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phục tráng và phát triển giống mít bản địa tại huyện Hữu Lũng” do TS. Lê Tất Khang, Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng, Bộ KH&CN

4 con lợn ỉ nhân bản đầu tiên tại Việt Nam giờ ra sao?

Bốn con lợn ỉ đực nhân bản đầu tiên tại Việt Nam có đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng, sinh lý phát dục bình thường như giống lợn ỉ sinh sản hữu tính.

Công nghệ sinh học trong nghiên cứu, sản xuất giống cây lâm nghiệp

Ứng dụng công nghệ sinh học đang được ngành lâm nghiệp chú trọng trong việc nghiên cứu, sản xuất giống cây lâm nghiệp, nhất là giống phục vụ trồng rừng gỗ lớn.

Ứng dụng công nghệ sinh học bảo tồn nguồn gen dòng lan quý hiếm

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào để bảo tồn nguồn gen dòng lan quý hiếm của đại ngàn An Lão.

Nhân giống thành công 2 loài rùa quý hiếm của Việt Nam

Trạm đa dạng sinh học Mê Linh (Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật - Viện hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam) lần đầu tiên hai loài rùa quý hiếm của Việt Nam (rùa Trung bộ và rùa Núi vàng) sinh sản thành công trong môi trường nuôi bán tự nhiên.

Phát triển giống gà ri Ninh Hòa quý hiếm

Các tỉnh Nam Trung bộ đang có giống gà địa phương rất quý là gà ri Ninh Hòa. Đây là giống gà có chất lượng thịt chắc, thơm ngon, sinh trưởng nhanh...

ThaiBinh Seed tạo bước ngoặt cho nông dân miền Trung, Tây Nguyên

Gần 15 năm có mặt ở miền Trung - Tây Nguyên, ThaiBinh Seed đã thực sự tạo ra bước ngoặt đối với nông dân ở dải đất đầy nắng và gió.