IPM ngày càng được nông dân đón nhận

Đến năm 2020, Phú Yên có gần 30.000 ha lúa áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, chiếm hơn 50% tổng diện tích sản xuất mỗi năm, tăng khoảng 3,5 lần so với năm 2016.

chuong-trinh-ipm-1718_20210729_367-164608.jpeg

Hiện Phú Yên đã có gần 50% diện tích gieo cấy áp dụng chương trình IPM. Ảnh: KS.

"Tinh thần IPM" lan tỏa trên cây lúa
Tại Phú Yên từ năm 1994, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đã sớm được triển khai. Nông dân được huấn luyện và áp dụng chương trình này trên ruộng lúa, rau..., tuy nhiên diện tích không nhiều.

Mãi đến giai đoạn từ năm 2015 - 2020 khi Sở NN-PTNT Phú Yên tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch về việc triển khai đề án đẩy mạnh áp dụng IPM trên cây trồng thì diện tích áp dụng mới được mở rộng khắp các cánh đồng địa phương trong tỉnh.

Ông Nguyễn Lê Lanh Đa, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt - BVTV Phú Yên cho biết, đến nay, chương trình IPM được nông dân trong tỉnh áp dụng khá rộng rãi trên cây lúa, cây rau thông qua các chương trình, mô hình sản xuất VietGAP, sản xuất theo hướng hữu cơ, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như “3 giảm, 3 tăng”, ICM, “1 phải, 5 giảm”, liên kết sản xuất…

Trong đó đối với cây lúa hiện toàn tỉnh đã có gần 30.000 ha ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa, chiếm hơn 50% tổng diện tích sản xuất mỗi năm và tăng gấp khoảng 3,5 lần so với năm 2016. Còn cây rau có gần 3.400 ha mỗi năm áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, gấp khoảng 3,7 lần so với năm 2016.

Đặc biệt, chương trình đã đào tạo được đội ngũ giảng viên IPM (ToT) tại các cơ quan đơn vị và 30 giảng viên địa phương; huấn luyện được 1.830 nông dân IPM. Đây là lực lượng nòng cốt để tiếp tục triển khai chương trình IPM trong thời gian đến ở các địa phương.

img_20180914_093845-1718_20210729_863-164616.jpeg

Một lớp tập huấn IPM cho nông dân. Ảnh: KS.

Tiết kiệm nhiều chi phí, tăng lợi nhuận
Ông Phùng Minh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc HTX Kinh doanh dịch vụ Hòa Mỹ Tây, xã Hòa Mỹ Tây (Tây Hòa) cho biết, từ năm 1998, Hợp tác xã được sự hỗ trợ của Chi cục BVTV tỉnh Phú Yên (thông qua dự án hỗ trợ của FAO) đã mở lớp IPM dành cho cán bộ hợp tác xã, hội phụ nữ, hội nông dân các xã với 30 học viên tham gia.

Với lực lượng tuyên truyền viên nòng cốt trên, đã đào tạo bà con nông dân trên địa bàn theo phương pháp “cầm tay chỉ việc” trên các mô hình trình diễn và cuối vụ tổ chức tổng kết, đánh giá nhân rông mô hình. Cứ như vậy qua nhiều vụ, hầu hết nông dân đã nắm bắt cơ bản về chương trình IPM này áp dụng trên cây lúa.


Theo ông Tuấn đánh giá, IPM là một chương trình hết sức ý nghĩa và mang lại rất nhiều lợi ích cho nông dân và nền nông nghiệp. Cụ thể, IPM đã giúp nông dân nhận biết chính xác các đối tượng sâu bệnh gây hại trên đồng ruộng và đối tượng nào là thiên địch của sâu bệnh này. Từ đó tự chủ động các biện pháp để phòng trừ các loại sâu bệnh.

thu-hoach-lua-o-phu-yen-1718_20210729_220-164618.jpeg

Lan tỏa áp dụng IPM, nông dân Phú Yên không chỉ tăng năng suất, mà còn giảm được rất nhiều chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái đồng ruộng. Ảnh: KS.

"IPM đã thay đổi nhận thức của nông dân trong sản xuất nông nghiệp một cách mạnh mẽ. Vì chúng tôi thấu hiểu đối tượng sâu bệnh nào nên phun thuốc và mật độ sâu bao nhiêu thì phun. Từ đó đã giảm đáng kể số lần phun thuốc BVTV, bảo vệ được môi trường, hệ sinh thái, nhất là thiên địch trên đồng ruộng. Đây cũng là nguyên tắc để hướng đến nền nông nghiệp sạch”, ông Tuấn chia sẻ.

Ông Tuấn cho biết thêm, nếu áp dụng được đúng các nguyên tắc IPM, sẽ có một nền sản xuất nông nghiệp bền vững như ngành nông nghiệp đang khuyến cáo. Bởi vừa tiết kiệm chi phí thuốc BVTV, nhân công, vừa giảm thiểu ô nhiểm môi trường và sức khỏe của con người, vật nuôi, cũng như bảo vệ thiên địch.

Cùng quan điểm ông Tuấn, ông Tô Tấn Nguyên, Giám đốc HTX Kinh doanh Dịch vụ nông nghiệp Hòa Kiến 1 (TP. Tuy Hòa) cũng cho rằng, từ năm 2014 đến nay, nhờ áp dụng IPM trên cây lúa đã giúp bà con của HTX tiết kiệm chi phí thuốc BVTV, nhân công, tăng được lợi nhuận trong sản xuất.

“Hiện bà con đã thay đổi lối canh tác, dường như không sử dụng thuốc trừ sâu nữa. Khi xảy ra sâu bệnh, Trạm Trồng trọt - BVTV và HTX đi thăm đồng kiểm tra và đưa ra biện pháp khuyến cáo phù hợp, chứ bà con không tự ý phun thuốc. Bên cạnh đó từ khi áp dụng IPM, toàn bộ ruộng lúa HTX khoảng 70 ha ít xảy ra sâu bệnh vì bảo vệ được thiên địch. Ở vụ đông xuân, năng suất lúa trung bình của HTX đạt 80 tạ/ha, có vụ lên đến 90 tạ/ha, còn hè thu đạt 7,5 tạ/ha”, ông Nguyên chia sẻ.

ipm-1718_20210729_521-164619.jpeg

Không chỉ lúa, IPM còn được nông dân trồng rau màu ngày càng chú trọng áp dụng tại Phú Yên. Ảnh: KS.

Lãnh đạo HTX Kinh doanh Dịch vụ nông nghiệp Hoà Kiến 3 (TP. Tuy Hòa) cho biết từ 2017, toàn bộ diện tích lúa HTX khoảng 200 ha đã áp dụng IPM. Cùng với việc giảm lượng giống gieo sạ từ 10 kg/sào xuống còn 7 kg/sào, đã giúp nông dân tiết kiệm giống, phân bón và thuốc BVTV khoảng 30%. Nông dân thu hoạch lúa có mức lãi khá hơn nên rất phấn khởi.

Được biết những năm gần đây, năng suất lúa của tỉnh Phú Yên hàng năm đều tăng. Trong đó, năm 2020 với diện tích gieo trồng lúa cả năm đạt 54.793 ha, năng suất bình quân đạt 71,1 tạ/ha, với tổng sản lượng đạt 389.578 tấn.

Ông Nguyễn Lê Lanh Đa, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt - BVTV Phú Yên cho biết, với lợi ích và hiệu quả của chương trình IPM, Chi cục tiếp tục chỉ đạo các Trạm Trồng trọt - BVTV phối hợp các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân nhân rộng hình.

Bên cạnh đó, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp; sử dụng giống năng suất và chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, thực hiện các quy trình kỹ thuật tiên tiến, biện pháp thâm canh bền vững.

Đẩy mạnh việc áp dụng cơ giới hóa, giảm tổn thất sau thu hoạch và chế biến, bảo quản sản phẩm; khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học; cũng như giám sát, dự báo và thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

 

 

Bình luận

Than sinh học - 'vàng đen’ cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Than sinh học được xem là 'vàng đen' cho sản xuất nông nghiêp theo hướng hữu cơ, tuần hoàn, giảm phát thải. Tiềm năng than sinh học hiện rất lớn từ phụ phẩm nông nghiệp.

Công nghệ tạo bọt khí nano bảo quản cá ngừ đại dương

Áp dụng công nghệ tạo bọt khí nano bảo quản cá ngừ đại dương sau khai thác, chất lượng cá ngừ sẽ tốt hơn, đáp ứng tốt các yêu cầu xuất khẩu.

Hòn Đất: Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực bán thâm canh

Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh Kiên Giang kết hợp với Trạm khuyến nông huyện Hòn Đất xây dựng 1 điểm mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực bán thâm canh ở ấp Giồng Kè, xã Bình Giang.

Nuôi cá tầm công nghệ cao tránh được thiệt hại do thiên tai

Với mô hình cá tầm công nghệ cao tại Lâm Đồng, người nuôi tiết kiệm được nguồn nước, nhân công và đặc biệt tránh được thiệt hại do thiên tai.

Quy trình "sức mạnh sinh học" là gì mà nông dân nào làm rồi cũng mê tít?

Việc sử dụng tràn lan thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hóa học trong canh tác nông nghiệp làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái đồng ruộng, từ đó tác động đến môi trường sống và sức khỏe của người dân.

Bội thu lứa cà phê tái canh của Dự án VnSAT

Nhờ sự hỗ trợ của Dự án VnSAT trong việc áp dụng giống chất lượng cao, quy trình chuẩn vào tái canh, người dân Lâm Đồng thu hoạch vụ cà mùa bội thu.

Nuôi tôm thâm canh mật độ cao cho lãi 400 triệu đồng/ha/vụ

Qua khảo sát đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, năm 2021, nhiều hộ nông dân ở các huyện ven biển như Cầu Ngang, Duyên Hải, thị xã Duyên Hải mạnh dạn chuyển đổi nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng bán thâm canh, thâm canh trong ao đất

Phục tráng chất lượng rong sụn bằng giống nuôi cấy mô

Các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản lần đầu tiên ở Việt Nam đã nghiên cứu, nhân giống thành công giống rong sụn bằng phương pháp nuôi cấy mô.

Giống cà chua Ansal, sự lựa chọn cho sản xuất hàng hóa

Giống cà chua Ansal kết hợp được nhiều ưu điểm nổi trội, thích hợp với nhiều vùng canh tác ở miền Bắc.

Chuỗi giá trị biến rác vỏ dừa thu ngoại tệ

Hiện nay, việc áp dụng khoa học công nghệ giúp tận dụng vỏ dừa biến chúng từ loại phế thải trở thành sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao gấp hàng chục lần.