Khó khăn tìm đầu ra cho quả sơn tra ở vùng cao Sơn La

Huyện Mường La, tỉnh Sơn La có hơn 2.200 héc ta trồng cây sơn tra, chủ yếu tại các xã vùng cao, trong đó hơn 1.600 héc ta đang cho thu hoạch, sản lượng ước đạt 6.800 tấn.

Cây sơn tra (Táo mèo) là cây trồng đa mục tiêu ở vùng cao tỉnh Sơn La, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, vừa phủ xanh đất rừng. Tuy nhiên, trong khoảng 2 năm trở lại đây, giá quả sơn tra liên tục xuống thấp, khó tiêu thụ do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

1_300.jpg

Những ngày này, đến bản vùng cao Nậm Nghiệp, quả sơn tra chín đỏ trên khắp các sườn đồi.

Bản vùng cao khó khăn Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La những ngày này đã là cuối vụ, nhưng quả sơn tra vẫn còn chín đỏ trên nương rất nhiều. Không như những năm trước, tầm tháng 8, đầu tháng 9 là bà con đã thu hái hết.

Chị Kháng Thị Mai ở bản Nậm Nghiệp chia sẻ: Cây sơn tra đã có mặt ở bản từ khoảng 3 đời người rồi, nhờ lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, quả sơn tra nơi đây khi chín không chỉ phớt hồng như những nơi khác, mà khi chín có màu đỏ ửng, ăn giòn, nhiều nước, có vị chua ngọt độc đáo mà không chát, thường được tiểu thương từ các tỉnh Lào Cai, Yên Bái và nước bạn Trung Quốc đến tận nơi thu mua.

Nằm ở độ cao hơn 2.000 mét so với mực nước biển, nơi đây có khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp với trồng và phát triển cây sơn tra.
Sau gần 10 năm phát triển, đến nay gia đình có 5 héc ta trồng sơn tra, cho thập nhập bình quân mỗi năm gần 100 triệu đồng, từ đó gia đình có điều kiện xây nhà, mua xe, cho con đi học…yên tâm phát triển kinh tế từ cây sơn tra: "Kinh tế của gia đình hàng năm phụ thuộc hoàn toàn vào cây sơn tra, gia đình mua được xe máy, cho con cháu đi học cũng nhờ vào cây sơn tra. Hiện gia đình đang tiếp tục mở rộng diện tích cây sơn tra, phấn đấu đạt 10 héc ta trong vài năm tới.

Nằm ở độ cao trên 2.000 mét so với mực nước biển, bản Nậm Nghiệp có khí hậu sương mù quanh năm, thích hợp với việc trồng và phát triển cây sơn tra. Hơn nữa, được Đảng, Nhà nước quan tâm, từ 20 héc ta trồng sơn tra ban đầu, đến nay bản Nậm Nghiệp đã phát triển thêm hơn 300 héc ta trồng cây sơn tra với giá bán ổn định nhiều năm trước từ 10 – 15 ngàn đồng/ 1kg.

Quả sơn tra nơi đây khi chín có màu đỏ ửng, ăn giòn, nhiều nước, vị chua ngọt độc đáo mà không chát.
Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, quả sơn tra liên tục xuống giá, thậm chí năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cộng với giao thông đi lại khó khăn, mặc dù giá quả sơn tra xuống chỉ còn 3 ngàn đồng 1kg, nhưng tiểu thương không đến mua, bà con cũng không vận chuyển quả đi được nên quả chín không ai thu hoạch, đành để rơi đầy dưới gốc cây.

Ông Thào A Vạng, Trưởng bản Nậm Nghiệp nói, bây giờ bà con dân bản mong muốn Nhà nước sẽ có biện pháp để xử lý cây sơn tra này, cho nó đảm bảo về quả; cái thứ 2 là mong muốn Đảng và Nhà nước quan tâm về đường giao thông, bây giờ khó khăn nhất là đường đi lại không thuận tiện)   

Từ cây sơn tra, bà con nơi đây có điều kiện mua xe, cho con cháu đi học...
Huyện Mường La, tỉnh Sơn La có hơn 2.200 héc ta trồng cây sơn tra, chủ yếu tại các xã vùng cao, trong đó hơn 1.600 héc ta đang cho thu hoạch, sản lượng ước đạt 6.800 tấn. Việc tiêu thụ quả sơn tra của huyện đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là tại các xã vùng cao, có độ ẩm lớn nên không thể sấy khô, bảo quản quả tại chỗ. Toàn huyện cũng chỉ có 2 cơ sở có kho lạnh bảo quản sau thu hoạch, việc tiêu thụ quả sơn tra vẫn phụ thuộc vào các thương lái với giá cả bấp bênh.

Ông Nguyễn Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường La, tỉnh Sơn La cho biết: Trước những khó khăn trong tiêu thụ quả sơn tra, huyện đã tích cực phối hợp với các hợp tác xã, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tìm đầu ra cho sản phẩm. Đồng thời hỗ trợ các hợp tác xã, các cơ sở kinh doanh nông sản kinh phí xây dựng nhà kho, xưởng phục vụ thu mua và sơ chế nông sản; tìm giải pháp chế biến quả sơn tra thành nước ép, ô mai để giúp người dân có thêm thu nhập…

Bà con cũng không vận chuyển quả đi được nên quả chín không ai thu hoạch, đành để rơi đầy dưới gốc cây.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tình hình tiêu thụ vẫn còn nhiều khó khăn. Riêng đối với vùng cao, trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, huyện cũng đã chỉ đạo phối hợp với các doanh nghiệp hướng dẫn bà con ngâm ủ quả sơn tra tại đó, sau đó bằng các sản phẩm rượu và sản phẩm từ quả sơn tra ngâm thì các doanh nghiệp sẽ vận chuyển, chế biến vào giai đoạn năm 2022 và những năm tiếp theo; đó cũng là phương án để giải quyết ngay thời kỳ đang khó khăn để vận chuyển sơn tra ra ngoài địa bàn.

Huyện Mường La đang nỗ lực phối hợp với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hình thành chuỗi liên kết và bao tiêu sản phẩm bền vững cho bà con.
Qua nhiều năm, cây sơn tra đã khẳng định giá trị kinh tế, góp phần mang lại nguồn thu ổn định cho người dân và phủ xanh đất rừng. Song, để cây sơn tra phát triển bền vững, huyện Mường La đã xác định cần hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ bền vững…để người dân vùng cao phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, khắc phục tình trạng giá cả bấp bênh, năm được năm thua ./.

 

Nguồn: Theo VOV

Bình luận

Sản xuất trà hoa hồng hữu cơ, bán 1,5 triệu đồng/kg

Để nâng cao giá trị cho hoa hồng và các loại thảo dược, chị Triệu Thị Loan (Lâm Đồng) bắt tay vào sản xuất theo hướng hữu cơ và chế biến thành trà, tinh dầu...

Để mở cửa thị trường khó tính: Sơn La chủ động nâng cao chất lượng trái nhãn

Xác định chất lượng quyết định đến việc mở cửa cho nông sản vào nhiều thị trường khó tính, những năm gần đây, UBND huyện Sông Mã (Sơn La) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp giúp nhà vườn nâng cao chất lượng sản phẩm nhãn, hướng tới xuất khẩu.

Vì sao ở miền Nam nhiều người thích gọi trái này là đào lộn hột?

Người miền Nam gọi đào lộn hột là trái điều. Nhưng tôi thích cái tên "đào lộn hột" vì nó ấn tượng hơn. Nghe tên gọi đã hình dung ngay ra trái - một thứ trái dáng dấp khá lạ lùng...

Đặc sản muối tôm: Nét ẩm thực của người Tây Ninh

Tây Ninh là vùng đất không có diêm dân (không có nghề làm muối) vì không phải là đất giáp biển, cũng không là nơi có con tôm mà lại là nơi nổi tiếng của một sản phẩm liên quan trực tiếp đến biển là muối và tôm

Giảng viên nghỉ việc về trồng dừa lấy mật, mỗi năm thu hơn 10 tỷ đồng

Với việc trồng 2 ha dừa và thuê thêm vườn dừa của hàng xóm để "vắt mật", mỗi tháng anh Ngãi xuất bán khoảng 8 tấn mật dừa, thu về gần một tỷ đồng.

Nghêu Việt Nam gây bất ngờ tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu 2022

Nghêu Việt Nam trưng bày tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu 2022 ở Barcelona, Tây Ban Nha những ngày qua thực sự tạo ấn tượng bất ngờ với đối tác nước ngoài.

Phát triển nông sản an toàn, tạo niềm tin với người tiêu dùng

Phát triển nông sản an toàn tạo uy tín, thương hiệu và niềm tin với người tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trên thị trường, tạo sự phát triển bền vững.

Tại sao mật ong Việt Nam lo khó cạnh tranh với mật ong Ấn Độ ở Mỹ?

Mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho mật ong Việt Nam vào Mỹ trong kết luận mới đây dù đã giảm nhiều lần so với kết luận sơ bộ, song mật ong Việt Nam vẫn khó có thể cạnh tranh với mật ong Ấn Độ tại thị trường này.

Đặc sản đất Việt: Trung Quốc, Ấn Độ bao mua, Đài Loan, Malaysia xếp hàng chờ tới lượt

Liên kết sản xuất cho ra sản phẩm chất lượng, cây thạch đen đặc sản Lạng Sơn đang được khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ bao mua lượng lớn. Khách Đài Loan, Hong Kong hay Malaysia muốn đặt mua phải “xếp hàng” chờ tới lượt bởi không đủ cung.

Đào Bắc Hà mất mùa nhưng dễ bán, giá cao

Do rét đậm, rét hại kéo dài đúng dịp đào ra hoa nên năm nay đào Bắc Hà (Lào Cai) mất mùa. Bù lại, đào quả to, đều, dễ bán và có giá cao.