Không lơ là, chủ quan nguy cơ dịch bệnh gia súc

Hà Giang đã cơ bản khống chế thành công bệnh viêm da nổi cục và bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Tuy nhiên, ngành chức năng khuyến cáo bà con không lơ là, chủ quan.

Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) và bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành chăn nuôi của Hà Giang. Năm 2021, toàn tỉnh Hà Giang đã có 10.956 con trâu, bò/7.028 hộ/693 thôn/106 xã/10 huyện mắc bệnh VDNC. Lực lượng chức năng đã tiêu hủy 1.150 con trâu, bò/89 xã/9 huyện, trọng lượng 205.823 kg.

watermark_1-1035_20220113_786-151631.jpeg

Từ đầu tháng 10/2021 đến nay, tỉnh Hà Giang đã khống chế thành công bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò. Ảnh: Đào Thanh.

Gia đình bà Vàng Thị Súng, thôn Pả Vi Thượng, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc nuôi 2 con bò. Dù đã được cán bộ xã, huyện tuyên truyền, cảnh báo trên địa bàn xã có bệnh VDNC, gia đình bà Súng đã tiến hành tiêm phòng. Tuy nhiên, sau khi tiêm phòng, cả 2 con bò của gia đình vẫn bị nổi cục, nhưng ở thể nhẹ. Khi đàn bò bị bệnh, bà Súng đã liên lạc với cán bộ thú y địa phương để được hướng dẫn cách chữa trị. Nhờ tuân thủ các biện pháp chăm sóc, điều trị, đến nay 2 con bò của gia đình bà đã khỏi hoàn toàn các triệu chứng và sinh trưởng bình thường.

Ông Trịnh Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Giang cho biết, nhận thấy tính chất phức tạp của dịch VDNC, ngành NN-PTNT tỉnh đã thành lập đoàn công tác đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh tại các huyện, thành phố; phân công cán bộ kỹ thuật hỗ trợ các huyện, thành phố chống dịch.

Chi cục đã cung ứng 27.250 lít hóa chất cho các huyện, thành phố trong tỉnh để triển khai tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi. Chi cục cũng thành lập các Tổ thẩm định điều kiện công bố hết dịch tại các xã đã qua 21 không phát sinh theo đề xuất của các huyện, thành phố.

Từ ngày 1/10/2021 đến nay, toàn tỉnh Hà Giang đã có 106/106 xã đã qua 21 ngày không phát sinh trâu, bò mắc bệnh VDNC. Tuy nhiên, ngành NN-PTNT tỉnh Hà Giang cùng chính quyền địa phương khuyến cáo bà con không nên chủ quan lơ là công tác phòng chống dịch. Nhất là trong những ngày qua, thời tiết rét đậm, rét hại là điều kiện thuận lợi để các loại dịch bệnh tấn công đàn gia súc.

Song song với dịch VDNC trên trâu, bò, người chăn nuôi ở Hà Giang phải đối diện với DTLCP. Trong năm 2021, tổng số lợn chết và tiêu hủy bắt buộc 15.887 con/1.902 hộ/318 thôn/71 xã/11 huyện, trọng lượng tiêu hủy 718.140kg.

watermark_dsc_7274-1039_20220113_588-151633.jpeg

Lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang kiểm tra công tác vận chuyển, giết mổ lợn. Ảnh: Đào Thanh.

Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh DTLCP của Chi cục Thú y vùng II, các địa phương đã thực hiện tiêu hủy bắt buộc số lợn chết, mắc bệnh và xử lý ổ dịch theo quy định. 11/11 huyện, thành phố đã ban hành chỉ thị, văn bản triển khai các biện pháp khống chế, ngăn chặn bệnh DTLCP.

Đồng thời, thành lập đoàn công tác, phân công cán bộ phụ trách hỗ trợ các xã và kế hoạch kiểm tra tại cơ sở; thành lập, kiện toàn tổ kiểm tra liên ngành thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển buôn bán gia súc ra vào địa bàn huyện.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Giang, tính đến giữa tháng 1/2022, toàn tỉnh không phát sinh lợn mắc bệnh chết. Hiện có 9 huyện Đồng Văn, Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Hoàng Su Phì, Bắc Mê, Bắc Quang, Quang Bình và TP Hà Giang đã công bố hết dịch trên địa bàn. Huyện Xín Mần có 8/9 xã đã qua 21 ngày không phát sinh lợn mắc bệnh. Huyện Vị Xuyên có15/19 xã đã qua 21 ngày không phát sinh lợn mắc bệnh.

Để hạn chế thấp nhất nguy cơ bệnh VDNC trên trâu, bò và DTLCP trên địa bàn tỉnh bùng phát trở lại, UBND tỉnh Hà Giang yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện nghiêm các biện pháp quản lý vận chuyển, giết mổ lợn, tiêu thụ sản phẩm từ lợn; tổ chức triển khai tổng vệ sinh khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật để xử lý triệt để mầm bệnh phát tán ngoài môi trường.

Song song đó, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân chủ động giám sát gia súc có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, kịp thời phát hiện, báo cáo chính quyền, cơ quan thú y và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; hàng ngày thực hiện vệ sinh, phun thuốc sát trùng hoặc sử dụng vôi bột để sát trùng chuồng trại và khu vực xung quanh...

 

Bình luận

Bến Tre tập trung phòng trừ sâu đầu đen gây hại dừa

Gần đây, sâu đầu đen gây hại trên vườn dừa tại tỉnh Bến Tre có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng nghìn hộ trồng dừa. Ngành nông nghiệp tỉnh đang tập trung các giải pháp phòng trừ loài sinh vật ngoại lai gây hại này

Tái xuất hiện sâu ong hại cây mỡ tại Bắc Kạn

Sau một thời gian lắng xuống, vừa qua, trên nhiều diện tích rừng mỡ của người dân Bắc Kạn lại tái xuất hiện sâu ong gây hại. Dịch sâu hại đã kéo dài nhiều năm qua, nhưng Bắc Kạn chưa tìm ra được giải pháp nào hữu hiệu để xử lý dứt điểm.

Chật vật xử lý những 'cánh đồng chết' trước vụ hè thu

Nông dân Quảng Trị đang hết sức vất vả để xử lý những cánh đồng sình lầy sau mưa lũ trái mùa đầu tháng 4/2022 nhằm khẩn trương gieo cấy vụ hè thu.

14 tỉnh, thành tham gia đề án truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm

Ngày 22.4, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM đã làm việc với Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai về triển khai kế hoạch phối hợp bảo đảm an toàn thực phẩm chuỗi cung ứng nông sản an toàn giai đoạn 2021-2025 và đề án quản lý, nhận diện truy xuất nguồn gốc.

Phòng trừ sâu đầu đen hại dừa bằng các giải pháp sinh học

Ông Võ Văn Nam, Chi cục trưởng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre cho biết, trước ảnh hưởng của sâu đầu đen gây hại cho cây dừa, ngành chức năng tỉnh Bến Tre tập trung đẩy mạnh các giải pháp sinh học phòng trừ sâu đầu đen hại dừa mang lại hiệu quả

Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm sản phẩm OCOP: Tạo niềm tin với người tiêu dùng

An toàn vệ sinh thực phẩm là tiêu chí quan trọng để xét duyệt các sản phẩm của Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Việc này không chỉ nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trên thị trường mà còn tạo uy tín, thương hiệu cho sản phẩm và niềm tin

Hơn 2.000 ha lúa Đông Xuân bị sâu bệnh và chuột gây hại

Những ngày qua, tại Quảng Bình, thời tiết đang chuyển mùa sang nắng nóng và có những diễn biến thất thường, dễ phát sinh các sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

Sâu đầu đen hại dừa bùng phát ở Trà Vinh

Tình hình sâu đầu đen gây hại cây dừa đang lây lan và diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương ở tỉnh Trà Vinh. Đến nay, toàn tỉnh đã phát hiện 26,32 ha trồng dừa bị sâu đầu đen gây hại tại nhiều xã của huyện Tiểu Cần và Càng Long...

Người trồng dưa ở Quảng Nam thiệt hại lớn sau đợt mưa trái mùa

Đợt mưa lớn bất thường đã kết thúc cách đây hơn 10 ngày, nhưng còn để lại hậu quả nặng nề đối với người nông dân ở huyện Phú Ninh (Quảng Nam).

Bộ Thương mại Hoa Kỳ giảm gần 7 lần thuế chống bán phá giá với mật ong của Việt Nam

Bộ Công Thương cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa ban hành kết luận cuối cùng về mức thuế trong vụ việc điều tra chống bán phá giá mật ong nhập khẩu từ Argentina, Brazil, Ấn Độ và Việt Nam.