Kon Tum đẩy mạnh sản xuất và kết nối tiêu thụ nông sản

Các cấp chính quyền tỉnh Kon Tum đã tích cực vào cuộc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kết nôi tiêu thụ nông sản cho người dân.

dsc_2491-143514_491.jpg

Giải pháp tiêu thụ cà phê luôn được tỉnh Kon Tum quan tâm hàng đầu. Ảnh: Tuấn Anh.

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum, từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh chủ yếu tập trung vào việc gieo trồng, nên sản lượng sản xuất hàng hóa nông sản tồn đọng không lớn, chủ yếu là tồn đọng ở mặt hàng cà phê.

Cụ thể, đối với sản phẩm cà phê bột, sản lượng tiêu thụ qua hệ thống các quán cà phê, giải khát, hệ thống các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, sản lượng bản ra từ đầu năm đến nay giảm 60% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, do ảnh hưởng của dịch nên việc tiêu thụ sản phẩm cà phê nhân thông qua các đơn vị xuất khẩu giảm khoảng 40%.

Tính đến giữa tháng 10/2021, một số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum xuất hiện tình trạng tồn đọng nông sản như Công ty TNHH Cà phê Nguyên Huy Hùng còn tổn khoảng 15 tấn cà phê bột, cả phê hòa tan, 150 tấn cà phê nhân; Hợp tác xã Nông nghiệp Thương mại và Dịch vụ Sáu Nhung tồn khoảng 2 tấn sản phẩm cà phê hòa tan, 1 tấn tinh chất cà phê... một số Hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể còn tồn khoảng 30 tấn măng khô, măng muối...

dsc_2442-143712_540.jpg

Cà phê chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Ảnh: Đ.L.

Theo kế hoạch sản xuất vụ mùa những tháng cuối năm 2021 của tỉnh Kon Tum, tổng diện tích cây trồng đạt khoảng 172.750 ha. Trong đó, cây lúa 16.150 ha (ước sản lượng 57.050 tấn), ngô 4.414 ha (sản lượng 18.645 tấn), sắn 37.639 ha (sản lượng 569.927), cây rau các loại 1.1733 ha (sản lượng 17.455 tấn).  Đối với cây trồng lâu năm có diện tích 112.814 ha, trong đó cà phê 25.500 ha (sản lượng 54.563 tấn), cao su 75.777ha (sản lượng 94.538 tấn), cây ăn quả 6.113 ha (sản lượng 31.000 tấn)...

Hiện tỉnh Kon Tum đang tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao từ đầu năm. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất đang cảm thấy lo lắng cho đầu ra của sản phẩm.

Ông Nguyễn Tri Sáu, Giám đốc HTX Nông nghiệp, sản xuất và thương mại Sáu Nhung (huyện Đăk Hà) cho biết, hiện các thành viên trong HTX có khoảng 300 ha cà phê chuẩn bị cho thu hoạch, với năng suất dự kiến đạt khoảng 3-3,5 tấn nhân/ha. Mặc dù giá cà phê đang có chiều hướng tăng, song do tình hình dịch bệnh Covid-19 còn phức tạp, nên việc tiêu thụ của loại nông sản đang gặp không ít khó khăn.

“Trong thời gian tới, HTX sẽ phải đẩy mạnh việc kết nối để tiêu thụ đi các tỉnh phía Nam, đặc biệt là các tỉnh nằm trong vùng xanh. Ngoài ra, HTX cũng thông qua các kênh của Bộ NN-PTNT để lên phương án xuất khẩu cà phê đi các nước”, ông Sáu thông tin.

Để giải quyết những khó khăn, ngay từ cuối tháng 7/2021, UBND tỉnh Kon Tum đã thành lập Tổ công tác 650 nhằm chỉ đạo sản xuất và kết nối tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh.  Theo đó, Tổ đã xây dựng kế hoạch thúc đẩy phát triển sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong điều kiện dịch Covid-19.

Về sản xuất, Tổ đã yêu cầu các địa phương cần xác định diện tích, sản lượng nông sản, nhất là các mặt hàng thiết yếu để chủ động trong sản xuất nông nghiệp.

Các địa phương cũng có phương án chủ động nguồn lao động phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt giai đoạn thu hoạch nông sản. Ngoài ra, các địa phương cần hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên cây trồng để chủ động triển khai thực hiện và xử lý dứt điểm các loại dịch bệnh đang xảy ra.

dsc_2629-144033_537.jpg

Cây ăn trái cũng đang là sản phẩm chủ lực của tỉnh Kon Tum. Ảnh: Tuấn Anh.

Về kết nối tiêu thụ, Tổ công tác 650 đã có sự liên hệ chặt chẽ với Tổ công tác phía Nam của Bộ NN-PTNT (Tổ công tác 970) thường xuyên thông tin nhu cầu kết nối tiêu thụ sản phẩm, nhất là khu vực các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và TP.HCM.

Thông qua mạng xã hội zalo, Tổ công tác 970 của Bộ sẽ thông báo cho Tổ công tác 650 của tỉnh về nhu cầu tiêu thụ của người dân ở các tỉnh phía Nam để đưa nông sản theo nhu cầu vào. Đến thời điểm này đã có hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm của bà con nông dân được tiêu thụ tại các tỉnh phía Nam.

Ông Nguyễn Quang Hòa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum cho biết, bên cạnh việc hỗ trợ kết nối, các đơn vị thuộc Sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum cũng hướng dẫn cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đăng ký thông tin các sản phẩm cần bán lên trang thông tin của Tổ công tác 970. Đến nay, đã có 9 đơn vị với 29 sản phẩm được đưa lên trang thông tin, giúp việc kết nối, tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng, thuận tiện hơn. Ngoài ra, UBND tỉnh Kon Tum cũng đã ký biên bản ghi nhớ với Công ty TNHH MM Mega Market về kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh.

"Hiện nay giá cà phê trên thế giới đang có chiều hướng tăng. Vì vậy, chuẩn bị cho vụ thu hoạch tới, một mặt ngành nông nghiệp sẽ tham mưu cho UBND tỉnh tham gia các diễn đàn kết nối, tiêu thụ để giới thiệu các sản phẩm, tìm kiếm các đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu thu mua để giải quyết vấn đề cà phê nhân. Mặt khác, sẽ giới thiệu thông qua các hệ thống cửa hàng bán lẻ để giải quyết vấn đề cà phê bột cho các hợp tác xã, doanh nghiệp của tỉnh", ông Nguyễn Quang Hòa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Kon Tum.

 

Bình luận

Sản xuất trà hoa hồng hữu cơ, bán 1,5 triệu đồng/kg

Để nâng cao giá trị cho hoa hồng và các loại thảo dược, chị Triệu Thị Loan (Lâm Đồng) bắt tay vào sản xuất theo hướng hữu cơ và chế biến thành trà, tinh dầu...

Để mở cửa thị trường khó tính: Sơn La chủ động nâng cao chất lượng trái nhãn

Xác định chất lượng quyết định đến việc mở cửa cho nông sản vào nhiều thị trường khó tính, những năm gần đây, UBND huyện Sông Mã (Sơn La) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp giúp nhà vườn nâng cao chất lượng sản phẩm nhãn, hướng tới xuất khẩu.

Vì sao ở miền Nam nhiều người thích gọi trái này là đào lộn hột?

Người miền Nam gọi đào lộn hột là trái điều. Nhưng tôi thích cái tên "đào lộn hột" vì nó ấn tượng hơn. Nghe tên gọi đã hình dung ngay ra trái - một thứ trái dáng dấp khá lạ lùng...

Đặc sản muối tôm: Nét ẩm thực của người Tây Ninh

Tây Ninh là vùng đất không có diêm dân (không có nghề làm muối) vì không phải là đất giáp biển, cũng không là nơi có con tôm mà lại là nơi nổi tiếng của một sản phẩm liên quan trực tiếp đến biển là muối và tôm

Giảng viên nghỉ việc về trồng dừa lấy mật, mỗi năm thu hơn 10 tỷ đồng

Với việc trồng 2 ha dừa và thuê thêm vườn dừa của hàng xóm để "vắt mật", mỗi tháng anh Ngãi xuất bán khoảng 8 tấn mật dừa, thu về gần một tỷ đồng.

Nghêu Việt Nam gây bất ngờ tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu 2022

Nghêu Việt Nam trưng bày tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu 2022 ở Barcelona, Tây Ban Nha những ngày qua thực sự tạo ấn tượng bất ngờ với đối tác nước ngoài.

Phát triển nông sản an toàn, tạo niềm tin với người tiêu dùng

Phát triển nông sản an toàn tạo uy tín, thương hiệu và niềm tin với người tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trên thị trường, tạo sự phát triển bền vững.

Tại sao mật ong Việt Nam lo khó cạnh tranh với mật ong Ấn Độ ở Mỹ?

Mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho mật ong Việt Nam vào Mỹ trong kết luận mới đây dù đã giảm nhiều lần so với kết luận sơ bộ, song mật ong Việt Nam vẫn khó có thể cạnh tranh với mật ong Ấn Độ tại thị trường này.

Đặc sản đất Việt: Trung Quốc, Ấn Độ bao mua, Đài Loan, Malaysia xếp hàng chờ tới lượt

Liên kết sản xuất cho ra sản phẩm chất lượng, cây thạch đen đặc sản Lạng Sơn đang được khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ bao mua lượng lớn. Khách Đài Loan, Hong Kong hay Malaysia muốn đặt mua phải “xếp hàng” chờ tới lượt bởi không đủ cung.

Đào Bắc Hà mất mùa nhưng dễ bán, giá cao

Do rét đậm, rét hại kéo dài đúng dịp đào ra hoa nên năm nay đào Bắc Hà (Lào Cai) mất mùa. Bù lại, đào quả to, đều, dễ bán và có giá cao.