Liên kết nuôi cá lồng hiệu quả cao trên sông Lèn

10 hộ dân tại xã Lĩnh Toại (huyện Hà Trung, Thanh Hóa) đã hợp tác, liên kết nuôi cá lồng, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm trên sông Lèn chảy qua địa bàn xã.

Sông Lèn, một nhánh của hệ thống sông Mã ở xứ Thanh đoạn qua xã Lĩnh Toại, huyện Hà Trung, chảy qua huyện Nga Sơn rồi đổ ra biển. Hiện ở sông Lèn có hàng chục hộ gia đình ở làng Chế Thôn (xã Hà Toại, huyện Hà Trung) đã dời đến đây sinh sống với nghề nuôi cá lồng đã ngót chục năm nay.

Liên kết nuôi cá lồng
Vợ chồng anh Hoàng Văn Toàn (32 tuổi) là một trong 10 hộ đang nuôi cá lồng ở đây cho biết: Vợ chồng anh làm nghề nuôi cá lồng ở sông này đã 6 năm nay. Mỗi năm 1 vụ, thả nuôi những loại cá thích hợp với môi trường nước ngọt, nước lợ (khi thủy triều lên) trên sông Lèn như cá vược, cá hảu (cá ngạnh), cá nheo, trắm ốc. Nhờ nghề nuôi cá lồng, mọi trang trải cuộc sống, học tập của các con đều đảm bảo, ngoài ra còn tích lũy được một phần để có thể đầu tư mở rộng phát triển nghề.

11194899kiem_tra_theo_doi_qua_trinh_phat_trien_nuoi_ca_nheo_my_bang_long_tren_song_len-111948-181549.jpeg

Nuôi cá lồng trên sông Lèn cho thu nhập bình quân từ 150 - 170 triệu đồng/hộ/năm. Ảnh: Lê Như Cương.

Biết quê mình đất chật người đông, ít có cơ hội làm giàu, sau khi lập gia đình, anh Toàn được bạn bè cùng lứa hiện đang lập nghiệp thành công với nghề nuôi thủy sản lồng bè ở Tĩnh Gia (Thanh Hóa), Nha Trang (Khánh Hòa) khuyến khích phát triển nghề này ở chính sông Lèn quê hương huyện Hà Trung. Để củng cố thêm kiến thức, anh còn tích cực tham gia các lớp tập huấn về nghề nuôi cá do địa phương tổ chức, tìm hiểu thêm từ các kênh thông tin khác...

Anh cho biết: Hệ thống lồng bè được anh xây dựng, gia cố vững chắc trên đoạn sông gần bờ 25 mét dài, 50 m3 nuôi, độ sâu 2,5m, với 6 lồng nuôi, cùng nhiều phương tiện dụng cụ với số tiền đầu tư trên 200 triệu đồng.

Hai loại vật liệu chủ yếu như khung lồng được làm bằng tuýp sắt không rỉ, dùng lưới B40 bao quanh lồng và dưới đáy, lưới nuôi là loại cước tốt đã 4 năm nay chưa hư hỏng phải thay. Hàng năm, anh được bạn bè chuyên nghề nuôi cá ở Tĩnh Gia, Nha Trang mua giúp cá giống, chất lượng tốt. Cá giống mua về thả nuôi 700 con/lồng.

1119477diem_trinh_dien_mo_hinh_lien_ket_nuoi_ca_nheo_my_thuong_pham_tren_song_len_gan_voi_thi_truong_tieu_thu_xa_linh_toai_huyen_ha_trung_thanh_hoa-111947-181551.jpeg

Thời gian qua, các hộ nuôi cá lồng trên sông Lèn đã nuôi thành công cá nheo Mỹ, cho thu nhập cao. Ảnh: Lê Như Cương.

Thức ăn chủ yếu lá cá đồng, cá biển nhỏ mua về rửa sạch, cắt gai sắc và cắt thành từng miếng nhỏ ném cho cá ăn. Mỗi ngày cho ăn một lần vào buổi sáng hoặc chiều, mùa hè cho ăn 2 lần với lượng thức ăn 100 kg/1.000 con. Vào mùa đông, thời tiết giá rét, cá không ăn, tuy nhiên do đã dự trữ một lượng mỡ nên vẫn phát triển bình thường.

Cá nuôi lồng trên sông có nhiều lợi thế hơn cá đồng, cá ao, hồ do lợi thế tự nhiên, cá sống ở môi trường nước luôn thay đổi trong sạch, nhiều lượng ô xy, ánh sáng, ánh nắng, gió, không gian thoáng giúp cá sinh trưởng phát triển nhanh, dịch bệnh cũng ít xảy ra.

Về mùa bão lụt, nước sông đục khiến cá có thể chết hàng loạt, lũ dâng gây nguy cơ mất an toàn đối với người và tài sản. Do vậy, hệ thống lồng bè của gia đình anh và các hộ nuôi phải di dời đến sông Kinh Nga để tránh rủi ro thiệt hại và duy trì sản xuất bình thường.

Hiện 6 lồng anh nuôi 4 loại cá khác nhau gồm cá vược, trắm ốc (ít hơn), cá ngạnh, cá lăng (nuôi lồng riêng). Sau một năm nuôi, anh sẽ thu hoạch và xuất bán. Cá nuôi 1 năm có trọng lượng 2 kg/con, giá bán ra 100.000 đồng/kg; cá từ 2 năm trở lên trọng lượng từ 3 - 4 kg/con, giá 120.000 đồng/kg; đặc biệt, trắm ốc 6 năm tuổi nặng tới 20 kg/con.

11194818chi_cao_thi_ha_vo_anh_toan_dang_che_bien_thuc_an_cho_ca_long_nuoi_tren_song_len_xa_linh_toai_ha_trung_thanh_hoa-111948-181609.jpeg


Thức ăn cho cá lồng được tận dụng từ nguồn cá tạp giá rẻ tại địa phương. Ảnh: Lê Như Cương.

Hàng ngày, thương lái ở huyện Nga Sơn, các vùng liền kề, lân cận mua về phục vụ nhà hàng, khách sạn, quán ăn. Anh Toàn còn cho biết: Khi thu hoạch, các hộ nuôi đã liên kết với nhau, thống nhất cá to xuất bán trước, không nhất thiết cùng thu hoạch một thời điểm.

Cá thương phẩm xuất bán quanh năm, đã có thời điểm “cháy” cá, không đủ đáp ứng nhu cầu khách hàng, tuy nhiên không vì thế mà người nuôi tùy tiện nâng giá, ép giá nên vẫn giữ được uy tín với khách hàng.

“Cá lồng sông Lèn được nuôi trong môi trường tự nhiên, thức ăn là cá đồng, cá biển (loại nhỏ), không bị ô nhiễm môi trường, không sử dụng hóa chất, nên vừa sạch, vừa đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng”, anh Toàn chia sẻ thêm.

Anh Toàn kể, một vài năm đầu do chưa có kinh nghiệm, lại ảnh hưởng lũ lụt nên thu hoạch thấp hơn, các năm khác thời tiết khí hậu thuận lợi, nuôi cá lồng đã cho thu nhập khá, sản lượng bình quân đạt từ 4 - 5 tấn cá/năm, giá bán 100.000 đồng/kg, tổng thu từ 400 - 500 triệu đồng/năm, trừ chi phí đầu tư được lãi từ 150 - 170 triệu đồng/năm. Ngoài hộ anh Toàn, các hộ anh Hoàng Văn Nam, Hoàng Văn Chương trong tổ liên kết cũng đạt khá cả về năng xuất, sản lượng và giá trị, lợi nhuận thu về không kém hộ anh Toàn.
Nuôi thí điểm thành công cá nheo Mỹ
Năm 2021, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hà Trung triển khai mô hình “Liên kết nuôi cá nheo Mỹ thương phẩm bằng lồng trên sông Lèn gắn với thị trường tiêu thụ”. Có 3 hộ gồm anh Hoàng Văn Nam, Hoàng Văn Toàn, Hoàng Văn Chương được lựa chọn (trong số 10 hộ của tổ liên kết) tham gia mô hình thả nuôi 2.500 con cá nheo Mỹ trên diện tích 250m3, thời gian nuôi 10 tháng.

11194546he_thong_nha_be_nuoi_ca_long_tren_song_len_xa_linh_toai_huyen_ha_trung_thanh_hoa-111945-181611.jpeg

Hiện nay, huyện Hà Trung đang có chủ trương mở rộng, hỗ trợ thành lập Tổ hợp tác nuôi cá lồng trên sông Lèn. Ảnh: Lê Như Cương.

Các hộ chủ động đặt mua giống cá nheo Mỹ tại cơ sở có đăng ký sản xuất kinh doanh và được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hỗ trợ kinh phí. Mô hình nghiệm thu sau gần 10 tháng triển khai được đánh giá đạt kết quả tốt.

Về kỹ thuật, tiêu chuẩn giống đều đảm bảo theo yêu cầu, thức ăn duy trì 30 - 40% hàm lượng protein. Mật độ thả nuôi 10 con/m3, tỷ lệ sống khỏe đạt bình quân 85,3%, trên mức yêu cầu. Cỡ cá thu hoạch trung bình 1,64 kg/con, tăng 0,14g/con so với yêu cầu. Hệ số thức ăn 1,7 kg/kg cá thương phẩm; năng suất đạt 14kg/m3, tăng 2kg so với yêu cầu.

Hạch toán kinh tế, tổng chi phí 133 triệu đồng, tổng thu 210 triệu đồng, lợi nhuận đạt 77.840.000 đồng/250m3, giá trị tăng nhiều lần so với nuôi xen ghép cá truyền thống.

Ông Mai Văn Nam, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Lĩnh Toại cho biết: Để khuyến khích các hộ dân đang nuôi cá lồng hàng hóa trên sông Lèn, địa phương sẽ phối hợp cùng các thành viên trong tổ liên kết, sản xuất khảo sát tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm; có cơ chế hỗ trợ một phần vốn tạo thuận lợi cho các hộ tiếp tục đầu tư mở rộng lồng nuôi, đồng thời xúc tiến thành lập Tổ hợp tác dịch vụ nghề cá ở địa phương trong thời gian tới.

 

Bình luận

Sản xuất trà hoa hồng hữu cơ, bán 1,5 triệu đồng/kg

Để nâng cao giá trị cho hoa hồng và các loại thảo dược, chị Triệu Thị Loan (Lâm Đồng) bắt tay vào sản xuất theo hướng hữu cơ và chế biến thành trà, tinh dầu...

Để mở cửa thị trường khó tính: Sơn La chủ động nâng cao chất lượng trái nhãn

Xác định chất lượng quyết định đến việc mở cửa cho nông sản vào nhiều thị trường khó tính, những năm gần đây, UBND huyện Sông Mã (Sơn La) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp giúp nhà vườn nâng cao chất lượng sản phẩm nhãn, hướng tới xuất khẩu.

Vì sao ở miền Nam nhiều người thích gọi trái này là đào lộn hột?

Người miền Nam gọi đào lộn hột là trái điều. Nhưng tôi thích cái tên "đào lộn hột" vì nó ấn tượng hơn. Nghe tên gọi đã hình dung ngay ra trái - một thứ trái dáng dấp khá lạ lùng...

Đặc sản muối tôm: Nét ẩm thực của người Tây Ninh

Tây Ninh là vùng đất không có diêm dân (không có nghề làm muối) vì không phải là đất giáp biển, cũng không là nơi có con tôm mà lại là nơi nổi tiếng của một sản phẩm liên quan trực tiếp đến biển là muối và tôm

Giảng viên nghỉ việc về trồng dừa lấy mật, mỗi năm thu hơn 10 tỷ đồng

Với việc trồng 2 ha dừa và thuê thêm vườn dừa của hàng xóm để "vắt mật", mỗi tháng anh Ngãi xuất bán khoảng 8 tấn mật dừa, thu về gần một tỷ đồng.

Nghêu Việt Nam gây bất ngờ tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu 2022

Nghêu Việt Nam trưng bày tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu 2022 ở Barcelona, Tây Ban Nha những ngày qua thực sự tạo ấn tượng bất ngờ với đối tác nước ngoài.

Phát triển nông sản an toàn, tạo niềm tin với người tiêu dùng

Phát triển nông sản an toàn tạo uy tín, thương hiệu và niềm tin với người tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trên thị trường, tạo sự phát triển bền vững.

Tại sao mật ong Việt Nam lo khó cạnh tranh với mật ong Ấn Độ ở Mỹ?

Mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho mật ong Việt Nam vào Mỹ trong kết luận mới đây dù đã giảm nhiều lần so với kết luận sơ bộ, song mật ong Việt Nam vẫn khó có thể cạnh tranh với mật ong Ấn Độ tại thị trường này.

Đặc sản đất Việt: Trung Quốc, Ấn Độ bao mua, Đài Loan, Malaysia xếp hàng chờ tới lượt

Liên kết sản xuất cho ra sản phẩm chất lượng, cây thạch đen đặc sản Lạng Sơn đang được khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ bao mua lượng lớn. Khách Đài Loan, Hong Kong hay Malaysia muốn đặt mua phải “xếp hàng” chờ tới lượt bởi không đủ cung.

Đào Bắc Hà mất mùa nhưng dễ bán, giá cao

Do rét đậm, rét hại kéo dài đúng dịp đào ra hoa nên năm nay đào Bắc Hà (Lào Cai) mất mùa. Bù lại, đào quả to, đều, dễ bán và có giá cao.