Long An: Nuôi tôm công nghệ cao là mô hình điểm

Để thực hiện phát triển nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tỉnh Long An đã ban hành quy định chính sách hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao.

Theo đó, mức hỗ trợ một lần 50% tổng kinh phí thực hiện mô hình điểm nhưng tối đa không quá 300 triệu đồng/mô hình, 30% tổng kinh phí thực hiện mô hình nhân rộng nhưng tối đa không quá 200 triệu đồng/mô hình.

03202-1633264872319-1633264883911161830846.jpeg

Mô hình điểm nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao nếu đáp ứng đủ các điều kiện có thể được hỗ trợ 300 triệu đồng

Theo quy định, điều kiện để được hỗ trợ chính sách trên thì doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), hộ gia đình nuôi tôm nước lợ trong vùng quy hoạch trên địa bàn các huyện Cần Đước, Châu Thành, Tân Trụ có tổng diện tích ao tối thiểu 0,5ha (đối với hộ gia đình), tối thiểu 0,3ha (đối với doanh nghiệp, HTX). Đối với nuôi tôm trên bể có thể tích bể ít nhất là 500 m³, có ao/bể lắng đảm bảo chứa đủ nước cấp cho ao nuôi.

Ngoài ra, nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao như quy trình nuôi 2 - 3 giai đoạn, ứng dụng và phát triển công nghệ xử lý môi trường bằng các chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm, ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát môi trường ao nuôi và quản lý sức khỏe tôm nuôi, ứng dụng các bộ kít phát hiện nhanh bệnh, các chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh,...

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, quy định trên là một trong những chính sách hỗ trợ của tỉnh Long An về việc thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2021-2025.

 

Nguồn: Theo báo Long An

Bình luận

Đi xem Lasuco làm nông nghiệp xanh thông minh

Vừa qua, tôi có dịp thăm Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn và được chứng kiến cách làm nông nghiệp xanh, áp dụng công nghệ thông minh tại đây.

Nuôi cua trong hộp nhựa tiết kiệm nước, giá 600 - 700 nghìn đồng/kg

Khởi nghiệp với 1.200 con cua giống, cặp vợ chồng cùng tuổi Giáp Tý ở huyện Nghi Xuân xây dựng thành công mô hình nuôi cua trong hộp nhựa đầu tiên ở Hà Tĩnh.

Mô thức nuôi tôm mới siêu thâm canh, không phát thải

Một tập đoàn lớn tại Trà Vinh đã nghiên cứu, ứng dụng mô thức nuôi tôm thẻ siêu thâm canh, tuần hoàn, không phát thải khí nhà kính, có thể nuôi mật độ 300-500 con/m2.

Làm chủ công nghệ giống và nuôi công nghiệp cá chim vây vàng

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đang sở hữu đàn cá chim vây vàng giống gốc, loại cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, hiện nuôi trên vịnh Vân Phong.

Kỹ sư tin học mong muốn lan tỏa mô hình nuôi tôm công nghệ cao

Sau 2 năm nuôi tôm bằng công nghệ Biofloc, anh kỹ sư tin học Vũ Đình Quyến (Quảng Ninh) đã gặt hái thành công và hướng đến liên kết nuôi với các hộ xung quanh.

An Giang: Mô hình trồng nấm rơm trên trụ xoay

Thay vì trồng nấm rơm ngoài trời theo cách truyền thống, năng suất không cao lại chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, nhiều nông dân ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang đã tìm ra cách trồng nấm rơm trên trụ xoay trong nhà.

Khuyến nông Bến Tre với 'cuộc cách mạng' lúa - tôm

Những năm qua, khuyến nông Bến Tre đã đi đầu trong việc sáng tạo, tìm hướng canh tác linh hoạt, lan tỏa mô hình canh tác lúa - tôm, biến bất lợi thành lợi thế.

Xây dựng chuỗi rong biển Việt Nam bền vững

Việt Nam có hệ sinh thái biển đa dạng như đầm phá, bãi đá, rạn san hô…thích hợp cho nghề trồng rong biển, tuy nhiên hiện chưa khai thác hết tiềm năng.

Thái Bình: Nuôi cá trong ao bán nổi đem lại hiệu quả kinh tế cao

Nuôi thủy sản, cụ thể nuôi cá trong ao bán nổi là phương pháp nuôi mới ở Thái Bình. Với mô hình nuôi cá này, nông dân không cần đào ao, chỉ cần tạo dựng bờ trên mặt ruộng, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn gấp hai lần so với nuôi ao truyền thống,...

Giải pháp nuôi tôm thẻ thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Nuôi tôm thẻ chân trắng nhiều giai đoạn trong ao lót bạt, là giải pháp thông minh thích ứng với biển đổi khí hậu, được nông dân áp dụng mang lại hiệu quả cao.