Thưa mỏng hệ thống quan trắc tia cực tím

Lãnh thổ Việt Nam nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến ở Bắc bán cầu, vì vậy chịu sự chi phối bởi chế độ bức xạ nội chí tuyến: Độ cao mặt trời khá lớn, thời gian chiếu sáng đồng đều, tổng lượng bức xạ dồi dào.

Lượng bức xạ mặt trời rất lớn với số giờ nắng từ 1.400 - 3.000 giờ/năm, nhiệt bức xạ trung bình năm 100kcal/cm² khiến nền nhiệt độ cao.

Nhiệt độ trung bình trong năm dao động từ 21ºC đến 27ºC và tăng dần từ Bắc vào Nam. Với những điều kiện khí hậu đặc thù của vùng nhiệt đới như vậy, ngoài ra còn tồn tại các vấn đề về thiên tai có nguồn gốc khí tượng thủy văn đang ngày càng dị thường do biến đổi khí hậu làm cho bề mặt trái đất nóng lên. Tầng ô zôn của khí quyển có tác dụng ngăn chặn các tia tử ngoại có hại từ mặt trời bảo vệ đời sống của các sinh vật trên trái đất đang bị chính con người với sự phát triển công nghiệp, nông nghiệp, hóa chất, giao thông vận tải làm gia tăng nồng độ khí nhà kính và là tác nhân gây nên lỗ thủng tầng ô zôn. Chính những tác động đó khiến chúng ta phải quan tâm hơn đến việc bảo vệ sức khỏe, trong đó có vấn đề tia cực tím.

kiem-tra-ky-thuat-tr-1.jpg

Kiểm tra kỹ thuật Trạm Bức xạ tự động tại Tây Bắc.

1. Có thể tìm hiểu tia cực tím hay tia tử ngoại, tia UV là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X. Phổ tia cực tím có thể chia ra thành tử ngoại gần và tử ngoại xạ hay tử ngoại chân không. Khi quan tâm đến ảnh hưởng của tia cực tím lên sức khỏe con người và môi trường, thì cần lưu ý, phổ của tia cực tím chia ra làm các phần: UVA (380-315 nm), hay gọi là sóng dài hay "ánh sáng đen"; UVB (315-280 nm) gọi là bước sóng trung bình; và UVC (ngắn hơn 280 nm) gọi là sóng ngắn hay có tính tiệt trùng. Mặt trời tỏa ra tia cực tím UVA, UVB và UVC, nhưng bởi vì sự hấp thụ của tầng ozone, 99% tia cực tím đến được mặt đất là thuộc dạng UVA. Bản thân tầng ozone được tạo ra nhờ phản ứng hóa học có sự tham gia của tia UVC.

Đối với tia cực tím vừa có lợi song cũng vừa có hại do vậy bản thân mỗi chúng ta cần hiểu rõ lợi và hại để chủ động phòng ngừa.

Về lợi ích, trước hết tia cực tím giúp tổng hợp vitamin D trong cơ thể bằng cách khi chiếu tia cực tím vào da thì 7 dehydrocholesterol sẽ chuyển thành vitamin D. Ngoài ra, ở liều lượng vừa phải tia cực tím còn kích thích mọi quá trình hoạt động chính của cơ thể. Tia cực tím (Ultra Violet - UV hay tia tử ngoại, bức xạ UV) với liều lượng vừa phải khi chiếu vào da giúp tăng cường chuyển hóa tổng hợp vitamin D, cần thiết cho quá trình hấp thu canxi, rất quan trọng cho sự phát triển chiều cao ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, ánh nắng sớm còn có tác dụng kích thích quá trình hoạt động của cơ thể.

Mặc dù có rất nhiều lợi ích cho cơ thể, nhưng tia cực tím cũng có những tác hại nhất định, tác động xấu đến sức khỏe của con người, đặc biệt là trên da và mắt. Tia cực tím có thể gây tai biến về mắt khi không đeo kính bảo hộ. Tác hại cấp tính có thể xảy ra trong chỉ một lúc khi ra ngoài trời đang nắng gắt. Tương tự như khi da bị cháy nắng, các tế bào bao bọc mắt có thể bị hủy do tia nắng, nhất là khi phản chiếu dội lên từ mặt tuyết, xi-măng, cát hay nước. Sau khi bị chiếu từ 6 - 15 giờ, bệnh nhân có những rối loạn thị giác như giảm thị lực, nhìn thấy quầng bao quanh các nguồn sáng. Sau đó cảm thấy như có dị vật ở trong mắt, chảy nước mắt, rất sợ ánh sáng. Thông thường tiến triển tốt và trong khoảng 8 giờ thì khỏi, nhưng cũng có những thể nặng kéo dài vì kèm theo nhiễm khuẩn. Ngoài ra tia cực tím cũng là tác nhân gây say nắng.

Tia cực tím còn gây ra nhiều tác hại khác đối với sức khỏe con người, chẳng hạn như lão hóa da, ung thư da, sinh ra khối u ác tính, ung thư mô tế bào, đẩy nhanh tiến trình lão hóa và ức chế miễn dịch.

Những hậu quả nghiêm trong như khi ra nắng nhiều lần trong thời gian dài, tia cực tím có khả năng gây các chứng bệnh mắt trầm trọng hơn, như suy hoại võng mạc và cườm mắt - làm lòa hay mù mắt.

Với chuyên khoa da liễu: Tia cực tím có thể gây ra ung thư da, u hắc tố (Melanome).

Với một địa hình phức tạp, chịu tác động mạnh bởi nhiều loại hình thiên tai nên mạng lưới quan trắc ở Việt Nam ngoài việc quan trắc các hiện tượng thời tiết hiện tại, thời tiết đã qua; quan trắc gió, trạng thái mặt đất, tầm nhìn ngang, mây; nhiệt độ không khí, nhiệt độ đất, nhiệt độ các lớp đất sâu; độ ẩm không khí, áp suất khí quyển; thời gian nắng; lượng mưa; bốc hơi; bức xạ. Việc đo bức xạ cực tím đã được cơ quan chức năng đo đạc từ đầu những năm 1990 bằng phổ kế M-124, việc quan trắc này phục vụ cho dữ liệu điều tra cơ bản. Cho đến nay số lượng trạm đo vẫn rất ít ỏi. Cả nước hiện có 3 thiết bị đo tổng lượng ô zôn và cường độ bức xạ cực tím đặt tại Trụ sở Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Hà Nội), thị trấn Sa Pa (Lào Cai) và Nhà Bè (TP.Hồ Chí Minh). Các máy này thực hiện quan trắc 24/24 giờ, số liệu cập nhật về Đài Khí tượng cao không và Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia để phân tích ra cho ra bản tin phục vụ cộng đồng.

vungtau13.jpg

Quan trắc viên kiểm tra thiết bị đo giờ nắng tại Trạm Khí tượng Vũng Tàu.

2. Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia cho biết: “Liên quan đến dự báo chỉ số UV, đây là một trong những sản phẩm chính được Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia phối hợp đưa ra từ năm 2020 ngoài việc phục vụ cho lĩnh vực y tế - sức khỏe sản phẩm mới có thể dự báo phục vụ xây dựng các nhà máy điện gió ngoài khơi và trên bờ”.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang tác động ngày càng lớn đến đời sống xã hội, đặc biệt là sự an toàn trước mắt và sức khỏe lâu dài của người dân, ngành KTTV đã xác định một trong những vấn đề trọng tâm, theo đó là đẩy mạnh việc quan trắc tia cực tím UV phục vụ cho đánh giá tác động đến sức khỏe con người. Theo Giáo sư Tiến sỹ Trần Hồng Thái - Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV: “Tia cực tím được phân thành 3 loại chính và chỉ có các thiết bị quan trắc mới xác định được các tia phụ thuộc vào bước sóng của tia. Tuy nhiên hiện nay, mạng lưới trạm quan trắc tia cực tím thuộc mạng lưới KTTV quốc gia mới chỉ có 03 trạm (tại Hà Nội, Sa Pa và Thành phố Hồ Chí Minh), chế độ quan trắc của thiết bị là quan trắc tự động 24/24h. Như vậy, để có nguồn số liệu đủ dày về tia cực tím nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội về công tác cảnh báo, dự báo cho người dân chủ động trong phòng, chống tác hại của tia cực tím trong mùa hè và trong các đợt nắng nóng thì quy hoạch, bổ sung các trạm quan trắc tia cực tím là rất cấp thiết.

Mạng lưới trạm giám sát thành phần không khí về mặt hóa khí quyển và ô zôn trong môi trường không khí nhằm thu thập thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng môi trường không khí, dự báo, cảnh báo tác động của ô nhiễm môi trường không khí đến biến đổi khí hậu, bảo vệ tầng ô zôn. Từ đó có những giải pháp phòng tránh, giảm nhẹ ô nhiễm không khí và lỗ thủng tầng ô zôn”.

Với những mục tiêu đặt ra, trong thời gian tới đây cần một sự quan tâm đầu tư rất mạnh mẽ và đây là vấn đề không hề đơn giản. Trước hết trong điều kiện hiện nay mỗi người dân cần chủ động nắm bắt những thông tin cảnh báo của cơ quan chức năng để chủ động hiểu và phòng tránh. Trong đó cần lưu ý trong những ngày hè, khi trời quang mây và có nắng gắt, cường độ tia cực tím UV sẽ rất cao, nguy hiểm đối với con người, đặc biệt là da và mắt. Do đó, trong những ngày chỉ số UV ở mức 6-7 (mức gây hại cao) và từ 8 đến 10 và trên 10 (mức gây hại rất cao) thì khi ra đường chúng ta cần trang bị các vật dụng bảo vệ mắt và da như đeo kính và mặc áo chống nắng. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài, đặc biệt là thời gian ban trưa và đầu giờ chiều, thời điểm tia UV thường đạt cực đại.

Nguồn: https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/thua-mong-he-thong-quan-trac-tia-cuc-tim-906592.ldo

Bình luận

Đi xem Lasuco làm nông nghiệp xanh thông minh

Vừa qua, tôi có dịp thăm Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn và được chứng kiến cách làm nông nghiệp xanh, áp dụng công nghệ thông minh tại đây.

Nuôi cua trong hộp nhựa tiết kiệm nước, giá 600 - 700 nghìn đồng/kg

Khởi nghiệp với 1.200 con cua giống, cặp vợ chồng cùng tuổi Giáp Tý ở huyện Nghi Xuân xây dựng thành công mô hình nuôi cua trong hộp nhựa đầu tiên ở Hà Tĩnh.

Mô thức nuôi tôm mới siêu thâm canh, không phát thải

Một tập đoàn lớn tại Trà Vinh đã nghiên cứu, ứng dụng mô thức nuôi tôm thẻ siêu thâm canh, tuần hoàn, không phát thải khí nhà kính, có thể nuôi mật độ 300-500 con/m2.

Làm chủ công nghệ giống và nuôi công nghiệp cá chim vây vàng

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đang sở hữu đàn cá chim vây vàng giống gốc, loại cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, hiện nuôi trên vịnh Vân Phong.

Kỹ sư tin học mong muốn lan tỏa mô hình nuôi tôm công nghệ cao

Sau 2 năm nuôi tôm bằng công nghệ Biofloc, anh kỹ sư tin học Vũ Đình Quyến (Quảng Ninh) đã gặt hái thành công và hướng đến liên kết nuôi với các hộ xung quanh.

An Giang: Mô hình trồng nấm rơm trên trụ xoay

Thay vì trồng nấm rơm ngoài trời theo cách truyền thống, năng suất không cao lại chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, nhiều nông dân ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang đã tìm ra cách trồng nấm rơm trên trụ xoay trong nhà.

Khuyến nông Bến Tre với 'cuộc cách mạng' lúa - tôm

Những năm qua, khuyến nông Bến Tre đã đi đầu trong việc sáng tạo, tìm hướng canh tác linh hoạt, lan tỏa mô hình canh tác lúa - tôm, biến bất lợi thành lợi thế.

Xây dựng chuỗi rong biển Việt Nam bền vững

Việt Nam có hệ sinh thái biển đa dạng như đầm phá, bãi đá, rạn san hô…thích hợp cho nghề trồng rong biển, tuy nhiên hiện chưa khai thác hết tiềm năng.

Thái Bình: Nuôi cá trong ao bán nổi đem lại hiệu quả kinh tế cao

Nuôi thủy sản, cụ thể nuôi cá trong ao bán nổi là phương pháp nuôi mới ở Thái Bình. Với mô hình nuôi cá này, nông dân không cần đào ao, chỉ cần tạo dựng bờ trên mặt ruộng, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn gấp hai lần so với nuôi ao truyền thống,...

Giải pháp nuôi tôm thẻ thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Nuôi tôm thẻ chân trắng nhiều giai đoạn trong ao lót bạt, là giải pháp thông minh thích ứng với biển đổi khí hậu, được nông dân áp dụng mang lại hiệu quả cao.