Mô hình 2 vụ lúa - 1 vụ nuôi cá ruộng ở Hậu Giang

Mô hình 2 vụ lúa - 1 vụ nuôi cá ruộng ở xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) mang lại hiệu quả "kép" do cá và lúa có quan hệ cộng sinh, cùng hỗ trợ nhau phát triển.

Với tình hình giá phân bón và thuốc bảo vệ thực vật thời gian gần đây tăng cao và để cắt đứt nguồn bệnh từ vụ lúa này sang vụ lúa kế tiếp, đồng thời giảm việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu độc hại cho con người và môi trường trong sản xuất lúa vụ 3, người dân trong xã Vị Thủy (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) đã thực hiện mô hình 2 lúa - 1 vụ nuôi cá ruộng, mang lại hiệu quả cao.

image00134-1640969529421-1640969530980146271995.jpg

Nông dân xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) thu hoạch cá ruộng.

Xã Vị Thủy có diện tích đất đất nông nghiệp 1.682,89ha, trong đó diện tích đất trồng lúa 1.277ha, chiếm 75,8% diên tích đất nông nghiệp. 

Trong đó, có khoảng 30-40% diện tích đất ruộng không sản xuất lúa vụ 3, tập trung chủ yếu là ở ấp 2, 6, 7 và ấp 8 do đất trũng, không thuận lợi nhiều trong sản xuất lúa vào mùa mưa lũ, nên sau khi thu hoạch vụ hè thu bà con để lúa trét bán cho vịt và để đất trống.

Đến vụ đông xuân sản xuất lúa, có những hộ thì lên bờ bao để cá tự nhiên vào mùa nước lũ và thu hoạch. Nhưng những năm gần đây cá tự nhiên ngày càng cạn kiệt, giá bán cá đồng cao và cũng không đủ nhu cầu.

Nhận thấy tiềm năng đó nhiều nông dân không sản xuất lúa vụ 3 thã cá để có thu nhập, đảm bảo cuộc sống cho gia đình chờ đến vụ lúa Đông Xuân tiếp theo, đồng thời duy trì và phát triển nguồn cá đồng ngày càng bị khan hiếm. 

Xã Vị Thủy có diện tích nuôi cá ruộng hàng năm trên 30 ha, tiên phong trong phong trào này là Anh Nguyễn Văn Tám, ấp 7 xã Vị Thủy.

Anh Tám có nhiều năm nuôi cá ruộng chia sẻ: Gia đình tôi có diện tích 52.000 m2 thả cá mè hoa, cá chép, cá trê vàng, mật độ từ 1-1,5 con/m2. Sau thời gian 4- 4,5 tháng nuôi cá mè hoa đạt trọng lượng bình quân 1,2-1,3 kg, cá chép đạt từ 500-700g, cá trê vàng 5-6 con kg. 

Anh cho biết thêm với năng suất cá ruộng đạt 2 tấn/ha giá bán cá mè hoa 10.000 đồng/kg, cá chép 50.000 đồng/kg, cá trê vàng 70.000 đồng kg. Bên cạnh đó, còn thu hoạch thêm các loại cá đồng như cá lóc, cá rô, cá sặc,.. thì lợi nhuận trên 8,5 triệu đồng/ha sau khi trừ các khoản chi phí.

image00213-1640969533531-16409695337141735132209.jpg


Mô hình 2 lúa vụ - 1 cá ruộng của anh Nguyễn Văn Tám, ấp 7 xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

Mô hình 2 vụ lúa - 1 vụ nuôi cá ruộng mang lại hiệu quả "kép" do cá và lúa có quan hệ cộng sinh, cùng hỗ trợ nhau phát triển. 

Cá ruộng ăn sâu bọ hại lúa, sục bùn, diệt cỏ dại và các loại chất thải của cá tích tụ có tác dụng làm phân bón, tăng độ mùn cho ruộng lúa, giảm công làm cỏ, công làm đất sau mỗi vụ thu hoạch. 

Cùng với đó, ruộng lúa cung cấp rơm rạ mục, sâu bọ làm thức ăn cho cá nên tiết kiệm được nhiều chi phí thức ăn. Bên cạnh đó, cá sẽ ăn trứng ốc bươu vàng nên ốc không thể phát triển để hại lúa. 

Ngoài ra, việc ít phải sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật sẽ làm giảm chi phí trong quá trình canh tác lúa. Với lợi ích kinh kinh tế và môi trường đã được khẳng định qua thực tế tại địa phương giúp bà con nông dân có thu nhập cao hơn gấp 1,5 lần so với trồng lúa vụ 3.

Thời gian tới, UBND xã Vị Thủy sẽ phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) tạo điều kiện để các hộ dân được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, tận dụng diện tích ruộng trũng để nuôi cá ruộng trong vụ 3. 

Nuôi cá ruộng vụ 3 là mô hình dễ thực hiện, đem lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích, tận dụng được diện tích mặt nước để không trong vụ mùa của người dân. Từ những kết quả thực tế, đã cho thấy mô hình phù hợp với điều kiện nuôi thủy sản của xã, giúp người dân vươn lên làm giàu.

 

Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang

Bình luận

Sản xuất trà hoa hồng hữu cơ, bán 1,5 triệu đồng/kg

Để nâng cao giá trị cho hoa hồng và các loại thảo dược, chị Triệu Thị Loan (Lâm Đồng) bắt tay vào sản xuất theo hướng hữu cơ và chế biến thành trà, tinh dầu...

Để mở cửa thị trường khó tính: Sơn La chủ động nâng cao chất lượng trái nhãn

Xác định chất lượng quyết định đến việc mở cửa cho nông sản vào nhiều thị trường khó tính, những năm gần đây, UBND huyện Sông Mã (Sơn La) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp giúp nhà vườn nâng cao chất lượng sản phẩm nhãn, hướng tới xuất khẩu.

Vì sao ở miền Nam nhiều người thích gọi trái này là đào lộn hột?

Người miền Nam gọi đào lộn hột là trái điều. Nhưng tôi thích cái tên "đào lộn hột" vì nó ấn tượng hơn. Nghe tên gọi đã hình dung ngay ra trái - một thứ trái dáng dấp khá lạ lùng...

Đặc sản muối tôm: Nét ẩm thực của người Tây Ninh

Tây Ninh là vùng đất không có diêm dân (không có nghề làm muối) vì không phải là đất giáp biển, cũng không là nơi có con tôm mà lại là nơi nổi tiếng của một sản phẩm liên quan trực tiếp đến biển là muối và tôm

Giảng viên nghỉ việc về trồng dừa lấy mật, mỗi năm thu hơn 10 tỷ đồng

Với việc trồng 2 ha dừa và thuê thêm vườn dừa của hàng xóm để "vắt mật", mỗi tháng anh Ngãi xuất bán khoảng 8 tấn mật dừa, thu về gần một tỷ đồng.

Nghêu Việt Nam gây bất ngờ tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu 2022

Nghêu Việt Nam trưng bày tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu 2022 ở Barcelona, Tây Ban Nha những ngày qua thực sự tạo ấn tượng bất ngờ với đối tác nước ngoài.

Phát triển nông sản an toàn, tạo niềm tin với người tiêu dùng

Phát triển nông sản an toàn tạo uy tín, thương hiệu và niềm tin với người tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trên thị trường, tạo sự phát triển bền vững.

Tại sao mật ong Việt Nam lo khó cạnh tranh với mật ong Ấn Độ ở Mỹ?

Mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho mật ong Việt Nam vào Mỹ trong kết luận mới đây dù đã giảm nhiều lần so với kết luận sơ bộ, song mật ong Việt Nam vẫn khó có thể cạnh tranh với mật ong Ấn Độ tại thị trường này.

Đặc sản đất Việt: Trung Quốc, Ấn Độ bao mua, Đài Loan, Malaysia xếp hàng chờ tới lượt

Liên kết sản xuất cho ra sản phẩm chất lượng, cây thạch đen đặc sản Lạng Sơn đang được khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ bao mua lượng lớn. Khách Đài Loan, Hong Kong hay Malaysia muốn đặt mua phải “xếp hàng” chờ tới lượt bởi không đủ cung.

Đào Bắc Hà mất mùa nhưng dễ bán, giá cao

Do rét đậm, rét hại kéo dài đúng dịp đào ra hoa nên năm nay đào Bắc Hà (Lào Cai) mất mùa. Bù lại, đào quả to, đều, dễ bán và có giá cao.