Nghề làm mỳ gạo đặc sản ở ATK Định Hóa

Cùng với những đặc sản của núi rừng ATK như mật ong, măng khô, … Huyện Định Hóa còn có các loại mỳ, bún khô đươc chế biến từ gạo Bao thai chứ danh.

1-183017_932.jpg

Mỳ gạo Bao thai là đặc sản của vùng đất Định Hóa. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Miền "gạo ngon, gái đẹp"
Năm 2020, mỳ gạo Bao thai Định Hóa của HTX chăn nuôi sản xuất nông sản sạch xã Kim Phượng (xã Kim Phượng) được công nhận là sản phẩm OCOP tiêu chuẩn 3 sao cấp tỉnh.

Từ xa xưa, ATK Định Hóa - vùng đất miền núi trù phú của Thái Nguyên đã vang danh bởi gạo ngon và gái đẹp. Con gái Định Hóa cao ráo, da trắng bóc, mắt đen lay láy lúc nào cũng như đang cười. Còn gạo Bao thai Định Hóa là sản phẩm thứ 2 của tỉnh Thái Nguyên (sau sản phẩm chè búp khô Tân Cương) được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể năm 2007.

Nói về cây lúa Bao thai ở đồng đất Định Hóa, ngay từ đầu những năm 1980 người dân đã trồng cấy 2 dòng là Bao thai hồng và Bao thai trắng. Đến năm 1992 đồng loạt chuyển đổi sang Bao thai lùn. Hiện vùng sản xuất tập trung trên 2.600ha lúa Bao thai, tập trung ở các xã: Bảo Cường, Đồng Thịnh, Định Biên, Kim Phượng, Phúc Chu, Lam Vỹ, Quy Kỳ…

2-183143_711.jpg

Hong khô mỳ, công đoạn quan trọng trong chế biến mỳ đặc sản Định Hóa. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Nhờ những đặc điểm về khí hậu và chất đất riêng rất phù hợp với giống lúa Bao thai lùn, sản phẩm gạo Bao thai Định Hóa đã trở thành một loại đặc sản mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vùng đất chiến khu xưa.

Gạo Bao thai Định Hóa được ưa chuộng bởi hình thức đẹp, trắng, dẻo thơm và dễ nấu. Đây là giống lúa đặc biệt, không ưa thâm canh, phụ thuộc vào ánh sáng, ít sâu bệnh, thích nghi với thổ nhưỡng, khí hậu vùng núi cao, năng suất khoảng 51,8 tạ/ha, sản lượng trên dưới 25 nghìn tấn.

Mỳ gạo đặc sản
Từ nhiều năm trước đây, với sự khéo léo của người dân vùng ATK, nhiều món ăn ngon đã được bà con chế biến từ gạo Bao thai như mì sợi, bánh đa, bánh cuốn, bánh phở,… quy mô hộ gia đình. Tại xóm Đình Phỉnh, xã Phượng Tiến hiện có khoảng 10 hộ sản xuất mỳ, bún khô quy mô hộ. Gia đình anh Nguyễn Hoàng Long, 34 tuổi đầu tư hơn 100 triệu nhà xưởng và máy móc, công suất 3 tấn mỳ khô/tháng, làm ra  bao nhiêu hết bấy nhiêu.

Anh Long cho biết, gia đình anh có 3 người làm gồm anh và bố mẹ của anh, tự thực hiện tất cả các công đoạn như ngâm gạo, nghiền bột, ủ bột, cán mỳ, rửa, phơi, đóng gói… Công việc không vất lắm nhưng mất nhiều thời gian, từ sáng sớm đến tối.

Sở dĩ mỳ Định Hóa dễ bán ra thị trường bởi nguyên liệu là gạo Bao thai đặc sản, các hộ còn sử dụng công nghệ xay bột nước khiến cho sợi mỳ có độ giòn, dai và vẫn dẻo, khi chế biến nước trong đẹp, sợi không bị nát. Làm mỳ gạo đang được người dân đánh giá cao nhất về hiệu quả kinh tế những năm gần đây.

3-183348_525.jpg

Đóng gói sản phẩm Mỳ gạo Bao thai Định Hóa. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Qua tìm hiểu các công đoạn, chúng tôi thấy người dân rất chú trọng về vệ sinh an toàn thực phẩm. Gạo được sản xuất an toàn, vo sạch rồi mới đem ngâm, nghiền bột và cán thành sợi khá đa dạng về chủng loại để chế biến được nhiều món ăn, như mỳ bún, mỳ phở sợi to, mỳ sợi nhỏ… Mấy năm gần đây, mỳ gấc được thị trường ưa chuộng nên khá nhiều hộ thu mua gấc của bà con trong và ngoài huyện để sản xuất mỳ gấc. Mỳ thường được phơi khô ngoài trời dưới ánh nắng hoặc gió, nếu không may gặp mưa, các hộ thường dùng quạt để giúp cho sợi mỳ nhanh khô.

Tại xã Phượng Tiến, sản phẩm mỳ bún Bao thai của HTX Nông nghiệp dịch vụ thương mại Saemaul xóm Tổ cũng đã nộp hồ sơ đề nghị công nhận sản phẩm OCOP năm 2021. Ông Nguyễn Văn Du, Giám đốc HTX cho biết, từ năm 2020, HTX đầu tư trang thiết bị làm mỳ gạo, công suất sản xuất 700kg mỳ bún khô/ngày, tạo công ăn việc làm cho 07 lao động. Với giá bán hiện nay là 26 nghìn đồng/kg thì lợi nhuận sau chi phí khoảng 250 - 300 nghìn đồng/tạ.

Mặc dù “đi sau” về sản xuất nhưng HTX được đầu tư bài bản về bao bì, nhãn mác tạo uy tín và niềm tin cho người tiêu dùng. Hiện sản phẩm của HTX được bán trên các trang mạng và qua trung tâm dịch vụ thương mại huyện Định Hóa, năm 2021 cung cấp cho thị trường trên 3 tấn mỳ bún khô. HTX cũng đang được huyện hỗ trợ đăng ký bao bì mỳ gấc.

Người có công lớn đưa mỳ gạo Bao thai Định Hóa ra thị trường là bà Ma Thị Hằng, Giám đốc HTX chăn nuôi sản xuất nông sản sạch xã Kim Phượng. Xuất phát điểm từ Tổ hợp tác sản xuất và kinh doanh mỳ gạo Bao thai xóm Bản Lanh, xã Kim Phượng thành lập năm 2011, bà Hằng đã mạnh dạn đưa dây chuyền sản xuất mỳ gạo liên hoàn bằng nồi điện vào sản xuất.

4-183248_968.jpg

Sau khi được chứng nhận OCOP, thị trường tiêu thụ sản phẩm mỳ gạo được mở rộng hơn. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Với 6 thành viên đều là phụ nữ, các chị đã đoàn kết đồng lòng tần tảo sớm khuya đi thu mua thóc về xay xát đến việc hỗ trợ nhau học hỏi kỹ thuật sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong và ngoài huyện. Từ quy mô sản xuất ban đầu 50kg gạo mỗi ngày, đến nay HTX sản xuất và bán ra thị trường khoảng 3-5 tấn/tháng, doanh thu cả năm đạt khoảng 1 tỷ đồng. Sản phẩm mỳ gạo của HTX là sản phẩm đầu tiên của huyện Định Hóa được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2020.

Bà Hằng tâm sự, "sau khi nhận được chứng nhận OCOP, thị trường tiêu thụ sản phẩm mỳ gạo cũng mở rộng hơn so với thời gian trước. Mỳ gạo của HTX được sản xuất từ 100% gạo Bao thai nguyên chất, tuyệt đối không có chất phụ gia, mức giá bán dao động 30 - 35 nghìn đồng/kg là khá cao so với nhiều loại mỳ trên thị trường nhưng vẫn được người tiêu dùng chấp nhận. Chúng tôi rất tự hào khi góp phần nâng cao thu nhập và tạo công ăn việc làm cho bà con bằng cách phát huy nghề truyền thống gắn liền với sản phẩm đặc trưng của địa phương".

 

Bình luận

Sản xuất trà hoa hồng hữu cơ, bán 1,5 triệu đồng/kg

Để nâng cao giá trị cho hoa hồng và các loại thảo dược, chị Triệu Thị Loan (Lâm Đồng) bắt tay vào sản xuất theo hướng hữu cơ và chế biến thành trà, tinh dầu...

Để mở cửa thị trường khó tính: Sơn La chủ động nâng cao chất lượng trái nhãn

Xác định chất lượng quyết định đến việc mở cửa cho nông sản vào nhiều thị trường khó tính, những năm gần đây, UBND huyện Sông Mã (Sơn La) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp giúp nhà vườn nâng cao chất lượng sản phẩm nhãn, hướng tới xuất khẩu.

Vì sao ở miền Nam nhiều người thích gọi trái này là đào lộn hột?

Người miền Nam gọi đào lộn hột là trái điều. Nhưng tôi thích cái tên "đào lộn hột" vì nó ấn tượng hơn. Nghe tên gọi đã hình dung ngay ra trái - một thứ trái dáng dấp khá lạ lùng...

Đặc sản muối tôm: Nét ẩm thực của người Tây Ninh

Tây Ninh là vùng đất không có diêm dân (không có nghề làm muối) vì không phải là đất giáp biển, cũng không là nơi có con tôm mà lại là nơi nổi tiếng của một sản phẩm liên quan trực tiếp đến biển là muối và tôm

Giảng viên nghỉ việc về trồng dừa lấy mật, mỗi năm thu hơn 10 tỷ đồng

Với việc trồng 2 ha dừa và thuê thêm vườn dừa của hàng xóm để "vắt mật", mỗi tháng anh Ngãi xuất bán khoảng 8 tấn mật dừa, thu về gần một tỷ đồng.

Nghêu Việt Nam gây bất ngờ tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu 2022

Nghêu Việt Nam trưng bày tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu 2022 ở Barcelona, Tây Ban Nha những ngày qua thực sự tạo ấn tượng bất ngờ với đối tác nước ngoài.

Phát triển nông sản an toàn, tạo niềm tin với người tiêu dùng

Phát triển nông sản an toàn tạo uy tín, thương hiệu và niềm tin với người tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trên thị trường, tạo sự phát triển bền vững.

Tại sao mật ong Việt Nam lo khó cạnh tranh với mật ong Ấn Độ ở Mỹ?

Mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho mật ong Việt Nam vào Mỹ trong kết luận mới đây dù đã giảm nhiều lần so với kết luận sơ bộ, song mật ong Việt Nam vẫn khó có thể cạnh tranh với mật ong Ấn Độ tại thị trường này.

Đặc sản đất Việt: Trung Quốc, Ấn Độ bao mua, Đài Loan, Malaysia xếp hàng chờ tới lượt

Liên kết sản xuất cho ra sản phẩm chất lượng, cây thạch đen đặc sản Lạng Sơn đang được khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ bao mua lượng lớn. Khách Đài Loan, Hong Kong hay Malaysia muốn đặt mua phải “xếp hàng” chờ tới lượt bởi không đủ cung.

Đào Bắc Hà mất mùa nhưng dễ bán, giá cao

Do rét đậm, rét hại kéo dài đúng dịp đào ra hoa nên năm nay đào Bắc Hà (Lào Cai) mất mùa. Bù lại, đào quả to, đều, dễ bán và có giá cao.