Nhập nội 55 giống hoa có bản quyền

Lâm Đồng sẽ nhập nội 55 giống hoa có bản quyền của 7 quốc gia nhằm phục vụ chiến lược phát triển ngành sản xuất hoa giai đoạn 2021 - 2025.

Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã lập kế hoạch chi tiết thực hiện Đề án nhập khẩu giống hoa có bản quyền phục vụ phát triển ngành sản xuất hoa giai đoạn 2021 - 2025.

Mục tiêu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu có bản quyền các giống hoa mới, có giá trị thương mại cao, thích nghi với điều kiện canh tác của Lâm Đồng để phục vụ sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm hoa nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, đồng thời góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

lam-dong-nhap-khau-55-giong-hoa-c-1654_20210809_278-165942.jpeg

Lâm Đồng có tiềm năng rất lớn để phát triển ngành hoa, hướng tới vươn xa hơn nữa về xuất khẩu. Ảnh: TL.

Theo đó, sẽ nhập nội 55 giống hoa từ 7 quốc gia Hà Lan, Costarica, Nhật Bản, Thái Lan, Israel, Ecuador và Trung Quốc với tổng số 2.012.000 hạt, ngọn, cây, lá, củ giống hoa các loại, như phi yến, cala lily, lily lửa, huệ tây, mao lương, thược dược, cát tường, hoa chuông, giống môn, hoa hồng...

Doanh nghiệp nhập khẩu sẽ tiến hành triển khai 220 điểm khảo nghiệm để đánh giá giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống mới.

Sở NN-PTNT Lâm Đồng giao 5 đơn vị thuộc Hiệp hội hoa Đà Lạt được nhập khẩu giống hoa mới gồm: Công ty TNHH Dalat Hasfarm, Công ty TNHH Linh Ngọc, Công ty TNHH Nông nghiệp Hồng Hoàng, Công ty TNHH Hoa Chi An và Công ty TNHH Sakata Việt Nam.

Tổng kinh phí để nhập khẩu giống hoa có bản quyền phục vụ phát triển ngành sản xuất hoa là hơn 22,4 tỷ đồng, do các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Hoa Đà Lạt tự đầu tư kinh phí nhập khẩu giống.

Sở NN-PTNT Lâm Đồng yêu cầu Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh phối hợp với Hiệp hội hoa Đà Lạt xây dựng kế hoạch, theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình nhập khẩu giống và theo dõi các đối tượng dịch hại trên tất cả các lô giống nhập khẩu về khảo nghiệm.

lam-dong-nhap-khau-55-giong-hoa-c-1655_20210809_979-165943.jpeg

Đà Lạt hiện là vùng sản xuất hoa trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: TL.

Hiệp hội hoa Đà Lạt định hướng, lựa chọn các doanh nghiệp đảm bảo uy tín, năng lực để triển khai Đề án nhập khẩu giống hoa có bản quyền phục vụ phát triển ngành sản xuất hoa giai đoạn 2021 - 2025.

Đồng thời, chuyển giao giống nhập khẩu đúng quy định cho nhóm nông hộ, các HTX, doanh nghiệp, đảm bảo giống đúng tiêu chuẩn và phải có hợp đồng liên kết với các doanh nghiệp theo chuỗi giá trị và phối hợp hướng dẫn cho các doanh nghiệp chủ động sản xuất, quản lý và bảo vệ các nguồn giống nhập khẩu, đánh giá dịch hại ngoài đồng ruộng đối với các giống hoa được chuyển giao.

Các thành viên tham gia thực hiện kế hoạch Đề án chủ động sản xuất, quản lý và bảo vệ các nguồn giống nhập khẩu, mua bản quyền, tổ chức khảo nghiệm trên các giống nhập nội theo quy định. Triển khai khảo nghiệm và báo cáo đánh giá đặc tính, năng suất, sản lượng của các giống hoa nhập nội...

 

Bình luận

Than sinh học - 'vàng đen’ cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Than sinh học được xem là 'vàng đen' cho sản xuất nông nghiêp theo hướng hữu cơ, tuần hoàn, giảm phát thải. Tiềm năng than sinh học hiện rất lớn từ phụ phẩm nông nghiệp.

Công nghệ tạo bọt khí nano bảo quản cá ngừ đại dương

Áp dụng công nghệ tạo bọt khí nano bảo quản cá ngừ đại dương sau khai thác, chất lượng cá ngừ sẽ tốt hơn, đáp ứng tốt các yêu cầu xuất khẩu.

Hòn Đất: Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực bán thâm canh

Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh Kiên Giang kết hợp với Trạm khuyến nông huyện Hòn Đất xây dựng 1 điểm mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực bán thâm canh ở ấp Giồng Kè, xã Bình Giang.

Nuôi cá tầm công nghệ cao tránh được thiệt hại do thiên tai

Với mô hình cá tầm công nghệ cao tại Lâm Đồng, người nuôi tiết kiệm được nguồn nước, nhân công và đặc biệt tránh được thiệt hại do thiên tai.

Quy trình "sức mạnh sinh học" là gì mà nông dân nào làm rồi cũng mê tít?

Việc sử dụng tràn lan thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hóa học trong canh tác nông nghiệp làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái đồng ruộng, từ đó tác động đến môi trường sống và sức khỏe của người dân.

Bội thu lứa cà phê tái canh của Dự án VnSAT

Nhờ sự hỗ trợ của Dự án VnSAT trong việc áp dụng giống chất lượng cao, quy trình chuẩn vào tái canh, người dân Lâm Đồng thu hoạch vụ cà mùa bội thu.

Nuôi tôm thâm canh mật độ cao cho lãi 400 triệu đồng/ha/vụ

Qua khảo sát đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, năm 2021, nhiều hộ nông dân ở các huyện ven biển như Cầu Ngang, Duyên Hải, thị xã Duyên Hải mạnh dạn chuyển đổi nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng bán thâm canh, thâm canh trong ao đất

Phục tráng chất lượng rong sụn bằng giống nuôi cấy mô

Các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản lần đầu tiên ở Việt Nam đã nghiên cứu, nhân giống thành công giống rong sụn bằng phương pháp nuôi cấy mô.

Giống cà chua Ansal, sự lựa chọn cho sản xuất hàng hóa

Giống cà chua Ansal kết hợp được nhiều ưu điểm nổi trội, thích hợp với nhiều vùng canh tác ở miền Bắc.

Chuỗi giá trị biến rác vỏ dừa thu ngoại tệ

Hiện nay, việc áp dụng khoa học công nghệ giúp tận dụng vỏ dừa biến chúng từ loại phế thải trở thành sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao gấp hàng chục lần.