Nông sản - Quản lý chặt từ gốc
Từ ngày 15-4 đến 15-5, Đoàn kiểm tra liên ngành của Sở NN&PTNT Hà Nội đã phát hiện 12/244 mẫu nông, lâm, thủy sản (chiếm 4,92%) không bảo đảm các quy định về an toàn thực phẩm. Điều đó cho thấy vi phạm trong lĩnh vực này vẫn chưa hết "nóng".
Để bảo đảm nguồn nông sản “sạch” cho thị trường, ngành Nông nghiệp Thủ đô sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, siết chặt quản lý nông sản từ gốc.
Chăm sóc dưa lưới bảo đảm an toàn thực phẩm tại thị trấn Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ). Ảnh: Quỳnh Ngọc
Vẫn “nóng” chuyện vi phạm
Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Thạch Thất Hoàng Chí Lượng, trên địa bàn huyện Thạch Thất đã hình thành được nhiều vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn như vùng sản xuất lúa chất lượng cao 690ha, vùng rau an toàn 285ha, vùng cây ăn quả 300ha; đồng thời xây dựng được 6 chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Việc này không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng trong việc quản lý chất lượng nông sản.
Những tín hiệu tích cực từ các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm như huyện Thạch Thất là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, cũng có một thực tế là tình trạng vi phạm các quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn là vấn đề “nóng”. Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) Ngô Đình Loát cho biết, từ đầu năm 2021 đến nay, Chi cục đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 68 tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; phát hiện 20 trường hợp vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, xử phạt tổng số tiền là 656 triệu đồng.
Còn theo Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) Nguyễn Ngọc Sơn, 5 tháng đầu năm 2021, Trạm Chăn nuôi và Thú y các quận, huyện, thị xã đã phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra việc chấp hành quy định về an toàn thực phẩm đối với 1.419 lượt cơ sở kinh doanh động vật, sản phẩm động vật. Kết quả đã xử phạt 53 trường hợp với tổng số tiền gần 208 triệu đồng; đồng thời, tiêu hủy 1.561kg động vật và sản phẩm động vật không bảo đảm quy định về an toàn thực phẩm.
Về vấn đề này, Chánh Thanh tra Sở NN&PTNT Hà Nội Phạm Khắc Diến cho biết, các hành vi vi phạm phổ biến là không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh an toàn; hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không đủ thông tin trên tem nhãn theo quy định...
Lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng, việc liên kết tiêu thụ nông sản an toàn ở nhiều nơi trên địa bàn thành phố còn chậm. Các cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh nông sản phần lớn quy mô hộ gia đình, hoạt động xen kẽ trong khu dân cư, năng lực, trình độ sản xuất còn lạc hậu. Trong khi đó, sự vào cuộc của chính quyền cơ sở chưa thường xuyên và quyết liệt, chủ yếu dừng lại ở mức độ nhắc nhở. Thêm nữa là người tiêu dùng chủ yếu mua nông sản tại chợ dân sinh, chưa quan tâm đến nhiều nguồn gốc...
Tăng cường kiểm soát nguồn thực phẩm
Đoàn kiểm tra liên ngành của Sở NN&PTNT Hà Nội kiểm tra nguồn gốc nông sản tại Công ty Sản xuất thực phẩm Âu Lạc (quận Hà Đông).
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý vệ sinh an toàn nông sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Quang Trung cho biết, cùng với việc đẩy mạnh quản lý an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, chợ dân sinh, huyện Ba Vì sẽ chú trọng triển khai các mô hình sản xuất rau an toàn, sữa an toàn, nuôi trồng thủy sản theo hướng VietGAP để truy xuất nguồn gốc, kiểm soát chất lượng; đồng thời phát triển các chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Về vấn đề này, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ thông tin: Sở NN&PTNT Hà Nội đã tham mưu cho thành phố trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt dự án “An toàn thực phẩm nông nghiệp thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2026” sử dụng nguồn vốn ODA; đồng thời đề xuất với thành phố có chính sách kêu gọi đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng chợ đầu mối nông sản trên địa bàn qua đó tăng cường kiểm soát nguồn thực phẩm trước khi đưa vào tiêu thụ trên thị trường Thủ đô.
Theo Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Như Tiệp, Hà Nội cũng như các địa phương khác cần tập trung xây dựng các vùng sản xuất nông sản an toàn đã được quy hoạch, trong đó ưu tiên đầu tư mở rộng các vùng trồng rau, cây ăn quả và chăn nuôi an toàn. Cùng với đó là kiểm soát chặt chẽ chất lượng vật tư nông nghiệp trong quá trình sản xuất để hạn chế việc sử dụng kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật...
Để cung cấp nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và hướng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững thì cùng với tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm, cần thúc đẩy các giải pháp kiểm soát chất lượng nông sản từ khâu sản xuất đến kinh doanh và có sự tham gia của cả cộng đồng.
Nguồn: http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Nong-nghiep/1001372/nong-san---quan-ly-chat-tu-goc
Bến Tre tập trung phòng trừ sâu đầu đen gây hại dừa
Gần đây, sâu đầu đen gây hại trên vườn dừa tại tỉnh Bến Tre có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng nghìn hộ trồng dừa. Ngành nông nghiệp tỉnh đang tập trung các giải pháp phòng trừ loài sinh vật ngoại lai gây hại này
Tái xuất hiện sâu ong hại cây mỡ tại Bắc Kạn
Sau một thời gian lắng xuống, vừa qua, trên nhiều diện tích rừng mỡ của người dân Bắc Kạn lại tái xuất hiện sâu ong gây hại. Dịch sâu hại đã kéo dài nhiều năm qua, nhưng Bắc Kạn chưa tìm ra được giải pháp nào hữu hiệu để xử lý dứt điểm.
Chật vật xử lý những 'cánh đồng chết' trước vụ hè thu
Nông dân Quảng Trị đang hết sức vất vả để xử lý những cánh đồng sình lầy sau mưa lũ trái mùa đầu tháng 4/2022 nhằm khẩn trương gieo cấy vụ hè thu.
14 tỉnh, thành tham gia đề án truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm
Ngày 22.4, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM đã làm việc với Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai về triển khai kế hoạch phối hợp bảo đảm an toàn thực phẩm chuỗi cung ứng nông sản an toàn giai đoạn 2021-2025 và đề án quản lý, nhận diện truy xuất nguồn gốc.
Phòng trừ sâu đầu đen hại dừa bằng các giải pháp sinh học
Ông Võ Văn Nam, Chi cục trưởng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre cho biết, trước ảnh hưởng của sâu đầu đen gây hại cho cây dừa, ngành chức năng tỉnh Bến Tre tập trung đẩy mạnh các giải pháp sinh học phòng trừ sâu đầu đen hại dừa mang lại hiệu quả
Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm sản phẩm OCOP: Tạo niềm tin với người tiêu dùng
An toàn vệ sinh thực phẩm là tiêu chí quan trọng để xét duyệt các sản phẩm của Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Việc này không chỉ nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trên thị trường mà còn tạo uy tín, thương hiệu cho sản phẩm và niềm tin
Hơn 2.000 ha lúa Đông Xuân bị sâu bệnh và chuột gây hại
Những ngày qua, tại Quảng Bình, thời tiết đang chuyển mùa sang nắng nóng và có những diễn biến thất thường, dễ phát sinh các sâu bệnh gây hại cho cây trồng.
Sâu đầu đen hại dừa bùng phát ở Trà Vinh
Tình hình sâu đầu đen gây hại cây dừa đang lây lan và diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương ở tỉnh Trà Vinh. Đến nay, toàn tỉnh đã phát hiện 26,32 ha trồng dừa bị sâu đầu đen gây hại tại nhiều xã của huyện Tiểu Cần và Càng Long...
Người trồng dưa ở Quảng Nam thiệt hại lớn sau đợt mưa trái mùa
Đợt mưa lớn bất thường đã kết thúc cách đây hơn 10 ngày, nhưng còn để lại hậu quả nặng nề đối với người nông dân ở huyện Phú Ninh (Quảng Nam).
Bộ Thương mại Hoa Kỳ giảm gần 7 lần thuế chống bán phá giá với mật ong của Việt Nam
Bộ Công Thương cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa ban hành kết luận cuối cùng về mức thuế trong vụ việc điều tra chống bán phá giá mật ong nhập khẩu từ Argentina, Brazil, Ấn Độ và Việt Nam.
Bình luận