Phân biệt bệnh gạo lợn và áp xe bã đậu lành tính

Độc giả Nguyễn Thị Thoa (Hà Nội) đặt câu hỏi: Làm thế nào để phân biệt miếng thịt nhiễm ấu trùng sán lợn và thịt lợn bị áp xe bã đậu lành tính.

Theo quy định của pháp luật, khi phát hiện phần thịt bị áp xe bã đậu thì có phải tiêu hủy cả con lợn hay không?

Trả lời:

Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết bệnh gạo lợn
Trao đổi với Báo NNVN, bà Huỳnh Thị Thanh Bình, Trưởng phòng Thú y Cộng đồng (Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết: Bệnh gạo lợn do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra. Ấu trùng thường khu trú với mật độ cao nhất tại các vị trí cơ vân (như cơ đùi, cơ vai, cơ chân, cơ hoành...), lưỡi và não ở lợn. Ấu trùng sán lợn có hình thù giống hạt gạo, đầu màu trắng và cứng.

Thông thường, bệnh gạo lợn chỉ xuất hiện trên những con lợn được chăn thả tự nhiên. Sán lây truyền qua phân của con người và các loại gia súc, khi con lợn ăn phải phân chứa các nang sán, nang sán thường di chuyển đến các vị trí cơ, lưỡi và não sau đó tiếp tục phát sinh và phát triển trong cơ thể.

Xử lý thịt lợn nhiễm ấu trùng sán lợn
Về nguyên tắc, trong quá trình giết mổ, cán bộ thú y kiểm soát giết mổ sẽ mổ khám để kiểm tra tất cả các vị trí mà ấu trùng sán lợn thường khu trú như cơ vân, cơ hoành, lưỡi... Nếu phát hiện lợn có ấu trùng sán thì sẽ tiến hành xử lý theo dẫn tại mục 6 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y ngày 1/6/2016.

Theo đó, đối với lợn nhiễm bệnh gạo lợn, trong 40cm2 mặt cắt có 1-6 ấu trùng thì thịt, thực quản, tim phải luộc chín trước khi sử dụng; gan, lá lách, dạ dày không phải xử lý. Nếu trong 40cm2 mặt cắt có trên 6 ấu trùng thì thịt phải hủy bỏ, các phủ tạng khác xử lý giống như trên.

ttxvn_cong_ty_cong_nghe_thuc_pham_vinh_anh_cung_cap_hang_tan_thit_lon_phuc_vu_dip_tet_canh_ty_095233120_4388492-122147_369.jpg

Những con lợn được chăn nuôi theo quy trình công nghiệp gần như không nhiễm sán lợn.

Bà Huỳnh Thị Thanh Bình, Trưởng phòng Thú y Cộng đồng (Cục Thú y), khẳng định: Những con lợn chăn nuôi theo quy trình công nghiệp gần như không nhiễm bệnh sán lợn mà chỉ những con lợn chăn thả tự do mới mắc.

Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết các ổ áp xe
Áp xe bã đậu lành tính là tên gọi của một tổ chức viêm nhiễm. Áp xe dễ dàng được nhận diện trên lâm sàng với các đặc điểm sau: miếng thịt xuất hiện bọng nhỏ giống như mụn nhọt và khá mềm. Khi cầm vật sắc rạch ra thì chúng sẽ vỡ.

Áp xe có thể hình thành ở khắp các vùng trên của cơ thể, có hình thái giống như ổ mụn nhọt. Nhiễm trùng là nguyên nhân trực tiếp và phổ biến nhất gây ra áp xe. Vị trí xuất hiện các ổ áp xe thường chỉ giới hạn ở vị trí tổn thương trên cơ thể con lợn, chứ không lây lan sang các vị trí khác trong cơ thể.

Áp xe dạng bã đậu lành tính thường chỉ xuất hiện ở trên những con lợn bị tiêm phòng vắc xin hoặc trong quá trình điều trị kháng sinh quá mẫn cảm. Sự tắc nghẽn chất tiết của các tuyến mồ hôi, tuyến bã cũng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.

Khi đó, vết tiêm hoặc vết tổn thương sẽ sưng lên. Quá trình hệ miễn dịch cơ thể con lợn chống lại vi khuẩn sinh ra một chất lỏng gọi là mủ, chứa nhiều vi khuẩn và xác bạch cầu. Vết mủ lâu ngày sẽ dần chuyển sang màu trắng giống như bã đậu.

Xử lý thịt lợn khi bị áp xe bã đậu lành tính
Trên thực tế, kể cả những con lợn được nuôi trong điều kiện đảm bảo an toàn sinh học (tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ) theo quy trình VietGAP, GlobalGAP cũng không thể tránh khỏi một tỷ lệ rất nhỏ cá thể trong đàn bị áp xe bã đậu lành tính (ở trên những con lợn mẫn cảm với các vết tiêm).

Trong quá trình giết mổ, nếu phát hiện có vết áp xe, cán bộ thú y kiểm soát giết mổ sẽ yêu cầu cắt bỏ vị trí phần có vết giống mụn.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cán bộ thú y cũng phát hiện được tất cả vị trí bị áp xe trên cơ thể con lợn. Trong quá trình xẻ thành các miếng thịt nhỏ, vết áp xe mới xuất hiện. Bởi vậy, nếu khách hàng mua phải miếng thịt có vết áp xe bã đậu thì chỉ cần cắt bỏ vùng áp xe, các phần thịt khác có thể chế biến thành thực phẩm bình thường và không lo mất an toàn.

Theo quy định tại mục 3, phụ lục VI Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y ngày 1/6/2016 đã nêu rõ: “Xử lý bằng biện pháp cơ giới như rửa sạch, cắt bỏ đối với trường hợp thịt và phủ tạng bị tạp nhiễm phân, đất, chất chứa đường ruột hoặc trường hợp thân thịt, phủ tạng có bệnh tích cục bộ của bệnh ngoại khoa”.

Do đó, đối với các bệnh tích cục bộ áp xe của bệnh ngoại khoa, chúng ta không phải tiêu hủy lợn mà có thể giữ lại các phần thịt không bị tổn hại để sử dụng.

 

Bình luận

Bến Tre tập trung phòng trừ sâu đầu đen gây hại dừa

Gần đây, sâu đầu đen gây hại trên vườn dừa tại tỉnh Bến Tre có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng nghìn hộ trồng dừa. Ngành nông nghiệp tỉnh đang tập trung các giải pháp phòng trừ loài sinh vật ngoại lai gây hại này

Tái xuất hiện sâu ong hại cây mỡ tại Bắc Kạn

Sau một thời gian lắng xuống, vừa qua, trên nhiều diện tích rừng mỡ của người dân Bắc Kạn lại tái xuất hiện sâu ong gây hại. Dịch sâu hại đã kéo dài nhiều năm qua, nhưng Bắc Kạn chưa tìm ra được giải pháp nào hữu hiệu để xử lý dứt điểm.

Chật vật xử lý những 'cánh đồng chết' trước vụ hè thu

Nông dân Quảng Trị đang hết sức vất vả để xử lý những cánh đồng sình lầy sau mưa lũ trái mùa đầu tháng 4/2022 nhằm khẩn trương gieo cấy vụ hè thu.

14 tỉnh, thành tham gia đề án truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm

Ngày 22.4, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM đã làm việc với Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai về triển khai kế hoạch phối hợp bảo đảm an toàn thực phẩm chuỗi cung ứng nông sản an toàn giai đoạn 2021-2025 và đề án quản lý, nhận diện truy xuất nguồn gốc.

Phòng trừ sâu đầu đen hại dừa bằng các giải pháp sinh học

Ông Võ Văn Nam, Chi cục trưởng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre cho biết, trước ảnh hưởng của sâu đầu đen gây hại cho cây dừa, ngành chức năng tỉnh Bến Tre tập trung đẩy mạnh các giải pháp sinh học phòng trừ sâu đầu đen hại dừa mang lại hiệu quả

Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm sản phẩm OCOP: Tạo niềm tin với người tiêu dùng

An toàn vệ sinh thực phẩm là tiêu chí quan trọng để xét duyệt các sản phẩm của Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Việc này không chỉ nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trên thị trường mà còn tạo uy tín, thương hiệu cho sản phẩm và niềm tin

Hơn 2.000 ha lúa Đông Xuân bị sâu bệnh và chuột gây hại

Những ngày qua, tại Quảng Bình, thời tiết đang chuyển mùa sang nắng nóng và có những diễn biến thất thường, dễ phát sinh các sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

Sâu đầu đen hại dừa bùng phát ở Trà Vinh

Tình hình sâu đầu đen gây hại cây dừa đang lây lan và diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương ở tỉnh Trà Vinh. Đến nay, toàn tỉnh đã phát hiện 26,32 ha trồng dừa bị sâu đầu đen gây hại tại nhiều xã của huyện Tiểu Cần và Càng Long...

Người trồng dưa ở Quảng Nam thiệt hại lớn sau đợt mưa trái mùa

Đợt mưa lớn bất thường đã kết thúc cách đây hơn 10 ngày, nhưng còn để lại hậu quả nặng nề đối với người nông dân ở huyện Phú Ninh (Quảng Nam).

Bộ Thương mại Hoa Kỳ giảm gần 7 lần thuế chống bán phá giá với mật ong của Việt Nam

Bộ Công Thương cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa ban hành kết luận cuối cùng về mức thuế trong vụ việc điều tra chống bán phá giá mật ong nhập khẩu từ Argentina, Brazil, Ấn Độ và Việt Nam.