Phục tráng gà bản thành công nhờ thụ tinh nhân tạo

Anh Nguyễn Văn Tuyền, HTX Tuyền Hiền ở huyện Đầm Hà, Quảng Ninh là người tiên phong phục tráng gà bản Đầm Hà bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.

Gian nan chọn lọc gà bố mẹ
“Không phải tự nhiên mà anh có được gà bố mẹ đâu, ngày ấy, hai vợ chồng phải lặn lội, không quản nắng mưa, đi xe máy lên các bản vùng cao để chọn gà đấy”, anh Nguyễn Văn Tuyền vừa nói vừa chỉ tay về phía dãy núi Đục đằng xa.

Quả thật vậy, để có được giống gà tốt, chuẩn gà bản Đầm Hà, anh Tuyền đưa ra tiêu chuẩn nhất định phải có ở gà bố mẹ. Đó là gà có râu, có mũ, màu hoa mơ. Nhiều người hay gọi đây là giống gà “khoác áo hoa” là bởi màu lông đẹp sặc sỡ của chúng.

phuc-trang-ga-ban-thanh-cong-nho-ky-thuat-thu-tinh-nhan-tao-111039_20210715_747.jpg

Gà bản Đầm Hà nổi tiếng thịt thơm ngon, thân tròn, cổ ngắn, lông sặc sỡ, gà mái còn vừa có râu, vừa có mũ. Ảnh: TT.

Sau 3 tháng miệt mài, trèo đèo, lội suối, vợ chồng anh Tuyền chọn ra được hơn 100 con gà giống bố mẹ. Anh kể, khi đến các bản làng của bà con dân tộc thiểu số vùng cao Đầm Hà, nhiều người có thắc mắc và hỏi anh tại sao lại phải chọn lựa kỹ càng như vậy? Anh đều từ tốn trả lời mọi câu hỏi.

 Anh Tuyền cho bà con biết ý tưởng phục tráng gà bản Đầm Hà, rằng đây là giống gà vừa có cái “mã” bên ngoài lại vừa có chất lượng thịt thơm ngon, nếu cứ để bà con nuôi sẽ dễ dẫn đến sự lai tạp, thoái hóa giống.

Ngoài ra, khi bà con nuôi theo phương pháp cũ, không có sự can thiệp của khoa học kỹ thuật như thiếu đi sự chăm sóc y tế (tiêm vacxin, uống thuốc), sẽ khiến cho gà bé đi, không đạt cân nặng chuẩn, kèm theo đó là chất lượng thịt không còn thơm ngon và trường hợp xấu nhất là gà bị chết bởi dịch bệnh. Qua năm tháng, dần dần gà bản sẽ không giữ được cái “chất” riêng nữa. Trăn trở bao nhiêu anh Tuyền gấp rút thực hiện công việc sớm bấy nhiêu.

Được biết, Đầm Hà là huyện miền núi ven biển nằm ở phía đông tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây có nhiều đặc sản nổi tiếng như củ cải phên, cà sáy, tàu xì... Nhưng đặc biệt nhất vẫn là giống gà bản Đầm Hà nổi tiếng thịt thơm ngon, thân tròn, cổ ngắn, lông sặc sỡ, gà mái còn vừa có râu, vừa có mũ.

Làm chủ công nghệ thụ tinh nhân tạo
Hiện nay, HTX Tuyền Hiền (xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh) của anh Nguyễn Văn Tuyền là đơn vị nhân giống gà bản Đầm Hà bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, cung cấp gà giống đặc sản cho các hộ chăn nuôi toàn huyện và nhiều địa phương lân cận.

phuc-trang-ga-ban-thanh-cong-nho-ky-thuat-thu-tinh-nhan-tao-111809_20210715_824.jpg

Hệ thống chuồng lạnh phục vụ gà bố mẹ. Ảnh: TT.

Anh Tuyền cho biết, đây là công nghệ thụ tinh nhân tạo do chuyên gia Trung Quốc hướng dẫn, có tên gọi khác là công nghệ thụ tinh nhân tạo bằng chuồng lạnh.

"Lúc đầu, khi tôi làm thụ tinh nhân tạo cho gà bản Đầm Hà, do còn ít kinh nghiệm nên tỷ lệ trứng ấp thành gà con chỉ đạt 50-60%, dẫn đến việc nhân giống, chọn giống gặp nhiều khó khăn. Phải mất khoảng 4 năm, tôi mới có thể làm chủ được việc thụ tinh nhân tạo, nhân giống, từ đó cung cấp giống gà bản Đầm Hà cho bà con chăn nuôi. Đến nay, tỷ lệ thành công khi thụ tinh nhân tạo gà bản Đầm Hà đạt 95% và tất cả trứng đều có phôi", anh Nguyễn Văn Tuyền chia sẻ.

Từ đó, anh Tuyền có thể quay vòng vốn, tái đầu tư cơ sở vật chất để chăm sóc gà giống một cách tốt nhất. Cụ thể, từ cuối năm 2020, anh đã xây dựng khu vực chuồng gà thụ tinh nhân tạo mới có diện tích 1000m2. Bên cạnh đó là hệ thống cung cấp thức ăn, nước uống hoàn toàn tự động, cùng với hệ thống làm mát giúp cho nhiệt độ trong chuồng thấp hơn bên ngoài khoảng 10 độ.

phuc-trang-ga-ban-thanh-cong-nho-ky-thuat-thu-tinh-nhan-tao-112243_20210715_441.jpg

Hệ thống cung cấp thức ăn, nước uống được tự động hóa. Ảnh: ĐM.

“Áp dụng nuôi gà trong chuồng lạnh và ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo sẽ khắc phục được tất cả các nhược điểm trong nuôi gà tự nhiên, về chuồng lạnh sẽ điều tiết được nhiệt độ, ánh sáng và không khí trong chuồng, tạo môi trường tốt nhất cho gà bố mẹ sinh sản, từ đó tạo ra những chú gà con tốt nhất”, anh Tuyền khẳng định.

Trứng gà sau khi được thu từ chuồng bố mẹ sẽ được bảo quản trong phòng kín, điều hòa ở mức 16 độ. Tiếp đó, trứng được phun khử khuẩn rồi cho vào hệ thống máy ấp. Được biết, anh Tuyền đã đầu tư gần 1 tỷ đồng cho máy ấp trứng. Đây là khâu cuối cùng để cho ra gà giống nên anh không ngại ngần đầu tư một số tiền lớn. Bởi theo anh, khoa học công nghệ càng hiện đại sẽ cho chất lượng sản phẩm càng cao, hạn chế rủi ro không đáng có.

phuc-trang-ga-ban-thanh-cong-nho-ky-thuat-thu-tinh-nhan-tao-113136_20210715_577.jpg

Nhờ làm chủ được công nghệ, kỹ thuật, đến nay, tỷ lệ thành công khi thụ tinh nhân tạo gà bản Đầm Hà đạt 95% và tất cả trứng đều có phôi. Ảnh: Tiến Thành

Có thời điểm, trang trại sở hữu 4.000 gà bố mẹ, nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, anh Tuyền hoạt động cầm chừng, giảm số gà bố mẹ xuống chỉ còn 1.100 con. Trung bình mỗi tháng anh Tuyền cung cấp ra thị trường gần 8.000 gà giống. Mặc dù giá thức ăn chăn nuôi đang cao nhưng anh Tuyền vẫn giữ giá gà giống ở mức 16.000đồng/con. Bên cạnh đó, anh vẫn bao tiêu đầu ra gà thương phẩm cho bà con chăn nuôi tham gia HTX.

“Tôi làm vậy để chia sẻ khó khăn cùng bà con, chứ mình mà tăng giá con giống bà con sẽ vất vả hơn, như vậy lương tâm mình không cho phép. Chăn nuôi là cả một quá trình dài, nay lãi mai lỗ là chuyện hết sức bình thường. Một khi bà con còn giữ được nghề và gắn bó với mình lâu dài HTX mới phát triển bền vững được”, anh Tuyền tâm sự.

Không chỉ cung cấp gà giống trong huyện, HTX Tuyền Hiền đã mở rộng thị trường sang các địa phương khác như: Móng Cái, Tiên Yên, Ba Chẽ... Thành công trong việc phục tráng gà bản Đầm Hà bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, anh Tuyền đã tạo ra hướng đi mới trong ngành nông nghiệp huyện, giúp bảo tồn và phát triển giống gà chất lượng cao.

Theo anh Nguyễn Văn Tuyền, HTX Tuyền Hiền, việc thụ tinh nhân tạo giúp HTX giảm rất nhiều chi phí khác. Nếu với 1.000 con gà mái để thụ tinh tự nhiên cần từ 300 - 350 con gà trống, tuy nhiên, khi áp dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo, số lượng gà trống giảm chỉ còn 50 con. Có thể thấy, lượng gà trống giảm 6-7 lần giúp cho chi phí từ thức ăn, thú y cũng giảm theo.

 

Bình luận

Ba loài lan rừng quý hiếm đang được nhân giống tại Khu bảo tồn thiên nhiên tỉnh Thanh Hóa

Năm 2017 Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa) triển khai và thực hiện đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen lan hài vân bắc, lan hài lông và lan thủy tiên hường cho vùng Bắc Trung bộ

Đặc sản lợn đen bản địa Đồng Nai

Nhờ được hỗ trợ giống chuẩn cùng quy trình kỹ thuật nuôi lợn đen bản địa bài bản nhiều hộ chăn nuôi Đồng Nai có nguồn thu nhập khá và tiếp tục nhân rộng.

Công nghệ giống in vitro còn trắc trở

Công nghệ giống cấy mô (in vitro) mang lại hiệu quả cao trong sản xuất song những năm gần đây gặp nhiều trắc trở do nguồn giống gốc và thiếu nhân lực, trang thiết bị.

Lạng Sơn: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phục tráng và phát triển giống mít bản địa

Mới đây, Sở KH&CN Lạng Sơn đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá nghiệm thu đề tài cấp tỉnh “Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phục tráng và phát triển giống mít bản địa tại huyện Hữu Lũng” do TS. Lê Tất Khang, Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng, Bộ KH&CN

4 con lợn ỉ nhân bản đầu tiên tại Việt Nam giờ ra sao?

Bốn con lợn ỉ đực nhân bản đầu tiên tại Việt Nam có đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng, sinh lý phát dục bình thường như giống lợn ỉ sinh sản hữu tính.

Công nghệ sinh học trong nghiên cứu, sản xuất giống cây lâm nghiệp

Ứng dụng công nghệ sinh học đang được ngành lâm nghiệp chú trọng trong việc nghiên cứu, sản xuất giống cây lâm nghiệp, nhất là giống phục vụ trồng rừng gỗ lớn.

Ứng dụng công nghệ sinh học bảo tồn nguồn gen dòng lan quý hiếm

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào để bảo tồn nguồn gen dòng lan quý hiếm của đại ngàn An Lão.

Nhân giống thành công 2 loài rùa quý hiếm của Việt Nam

Trạm đa dạng sinh học Mê Linh (Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật - Viện hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam) lần đầu tiên hai loài rùa quý hiếm của Việt Nam (rùa Trung bộ và rùa Núi vàng) sinh sản thành công trong môi trường nuôi bán tự nhiên.

Phát triển giống gà ri Ninh Hòa quý hiếm

Các tỉnh Nam Trung bộ đang có giống gà địa phương rất quý là gà ri Ninh Hòa. Đây là giống gà có chất lượng thịt chắc, thơm ngon, sinh trưởng nhanh...

ThaiBinh Seed tạo bước ngoặt cho nông dân miền Trung, Tây Nguyên

Gần 15 năm có mặt ở miền Trung - Tây Nguyên, ThaiBinh Seed đã thực sự tạo ra bước ngoặt đối với nông dân ở dải đất đầy nắng và gió.