"Robot" tưới vườn của anh nông dân miền Tây

Anh Ngô Hùng Thắng (44 tuổi), xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò, chế "robot" tưới tự động, có khả năng chống trộm, cảnh báo hư hỏng...

Anh Thắng đặt tên cho sản phẩm là Thamart IoT 4.0. Nhìn bề ngoài "robot" tương tự máy ổn áp điện, có hình vuông màu đen ẩn chứa bên trong là con chip xử lý thông minh. Khi lắp cùng với máy bơm nước, bộ xử lý gồm nhiều hệ thống cảm biến, cung cấp thông tin để chip xử lý, điều khiển máy bơm, hoạt động hoàn toàn tự động và thông minh.

ro-bot.jpg

Mảnh vườn tại Lai Vung sử dụng Thamart IoT 4.0 để thực hiện toàn bộ nhiệm vụ tưới tự động. Ảnh: NVCC

"Thông qua hệ thống cảm biến như độ ẩm trong đất, nó có thể dự báo được cây thiếu nước. Máy còn có tính năng chống trộm, khi bị cắt dây điện, con chip khởi động hệ thống cảnh báo tại chỗ và báo về điện thoại để chủ vườn biết mà truy bắt kẻ trộm", tác giả cho biết.

Anh cho biết ý tưởng sáng chế robot xuất phát từ ước mơ thuở bé. "Tui nhớ ngày nhỏ, tía má kêu đi tưới vườn, tui xách từng thùng nước mà ngước nhìn mây trời, ước ao, mình có cái máy tưới vườn tự động hoàn toàn", anh nói.

Sau khi học hết lớp 9, anh mở tiệm sửa máy tính, tiệm Internet nhỏ ở vùng quê. Bước qua tuổi 23, anh chuyển sang nghề mua bán điện thoại di động. Có duyên mua bán lại có đầu óc kinh doanh, anh phất lên rất nhanh và có cơ ngơi mà nhiều người mơ ước. Nhưng sau đó do một vụ đầu tư "sẩy chân", anh mất hết tất cả.

Năm 2014, anh bắt tay vào sáng chế "robot" tưới vườn. Vốn có thế mạnh về điện cơ, lại trải qua nhiều lần tìm tòi sáng chế trước đó như sản phẩm hai trong một - xe lăn kết hợp băng ca, béc tưới âm đất, nên anh khá tự tin để làm phần cứng. Riêng về phần mềm, anh đặt hàng từ các lập trình viên dựa trên ý tưởng mà anh phác thảo.

Ngoài ra, "robot" ứng dụng tính năng IoT (Internet vạn vật kết nối) từ đó mọi vấn đề, nó sẽ gửi thông tin về điện thoại của người dùng và máy chủ. Với vài cú lướt trên điện thoại thông minh bất kỳ nông dân nào cũng có thể vận hành, xử lý việc tưới vườn từ xa và nhanh chóng.

"Người tiền nhiệm" của Thamart IoT 4.0 là SmartViet HT-8917. Lý giải về tên sản phẩm, anh cho biết HT là viết tắt tên anh, số "Model" 8917 là ngày ra đời của sản phẩm, 8/9/2017. Theo anh, sản phẩm đầu tiên có nhiều chức năng và thông minh hơn nhưng vì giá bán quá đắt (hơn 50 triệu đồng một sản phẩm) nông dân nghe thấy đều "chạy mất dép". Sau đó, anh cắt giảm một số tính năng như cảnh báo nước mặn, cảnh báo sương muối, chỉ giữ lại tính năng cơ bản nên giá còn 15 triệu đồng.

"Trước khi tưới vườn, robo xác định vị trí điện thoại của chủ vườn, nếu nằm trong phạm vi tưới, nó sẽ phát cảnh báo qua app để "ông chủ" tránh ra ngoài nếu không muốn bị ướt", anh Thắng cười tươi và cho biết rất thích tính năng mới này của sản phẩm.

ro-bot-2-6833-1628938493-16289-6142-1300-1628955271.jpg

Anh Thắng nghiên cứu để tối ưu hoá sản phẩm với giá thành mà nông dân có thể chi trả. Ảnh: Ngọc Tài

Ông Nguyễn Thanh Tòng, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp đã sử dụng "robot" tưới cho một hecta mít thái. "Mình giao hết công việc tưới vườn cho nó. Nó thông minh lắm, con người tưới cứ tưới chứ nó tính toán kỹ, thiếu độ ẩm mới tưới, đủ độ ẩm, nước ròng, mưa thì tự ngưng. Mình có bật công tắc nó cũng không chịu tưới đâu. Vườn cũng xanh tốt hơn trước mà còn hạn chế thất thoát phân bón. Đâu có nghĩ giờ làm vườn khoẻ và sướng tới vậy", ông Tòng nói.

Hiện, nhiều nông dân ở Đồng Tháp, TP. Cần Thơ, Cà Mau, Vĩnh Long, TP. HCM... đặt mua với số lượng khoảng 100 sản phẩm. "Robot" cũng được tỉnh Đồng Tháp đặt hàng để hỗ trợ cho nông dân trong dự án chuyển đổi số, làng thông minh. UBND tỉnh này cũng đã tặng bằng khen cho anh Thắng vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua khởi nghiệp.
 

Nguồn: Theo Vnexpress.net

Bình luận

Đi xem Lasuco làm nông nghiệp xanh thông minh

Vừa qua, tôi có dịp thăm Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn và được chứng kiến cách làm nông nghiệp xanh, áp dụng công nghệ thông minh tại đây.

Nuôi cua trong hộp nhựa tiết kiệm nước, giá 600 - 700 nghìn đồng/kg

Khởi nghiệp với 1.200 con cua giống, cặp vợ chồng cùng tuổi Giáp Tý ở huyện Nghi Xuân xây dựng thành công mô hình nuôi cua trong hộp nhựa đầu tiên ở Hà Tĩnh.

Mô thức nuôi tôm mới siêu thâm canh, không phát thải

Một tập đoàn lớn tại Trà Vinh đã nghiên cứu, ứng dụng mô thức nuôi tôm thẻ siêu thâm canh, tuần hoàn, không phát thải khí nhà kính, có thể nuôi mật độ 300-500 con/m2.

Làm chủ công nghệ giống và nuôi công nghiệp cá chim vây vàng

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đang sở hữu đàn cá chim vây vàng giống gốc, loại cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, hiện nuôi trên vịnh Vân Phong.

Kỹ sư tin học mong muốn lan tỏa mô hình nuôi tôm công nghệ cao

Sau 2 năm nuôi tôm bằng công nghệ Biofloc, anh kỹ sư tin học Vũ Đình Quyến (Quảng Ninh) đã gặt hái thành công và hướng đến liên kết nuôi với các hộ xung quanh.

An Giang: Mô hình trồng nấm rơm trên trụ xoay

Thay vì trồng nấm rơm ngoài trời theo cách truyền thống, năng suất không cao lại chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, nhiều nông dân ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang đã tìm ra cách trồng nấm rơm trên trụ xoay trong nhà.

Khuyến nông Bến Tre với 'cuộc cách mạng' lúa - tôm

Những năm qua, khuyến nông Bến Tre đã đi đầu trong việc sáng tạo, tìm hướng canh tác linh hoạt, lan tỏa mô hình canh tác lúa - tôm, biến bất lợi thành lợi thế.

Xây dựng chuỗi rong biển Việt Nam bền vững

Việt Nam có hệ sinh thái biển đa dạng như đầm phá, bãi đá, rạn san hô…thích hợp cho nghề trồng rong biển, tuy nhiên hiện chưa khai thác hết tiềm năng.

Thái Bình: Nuôi cá trong ao bán nổi đem lại hiệu quả kinh tế cao

Nuôi thủy sản, cụ thể nuôi cá trong ao bán nổi là phương pháp nuôi mới ở Thái Bình. Với mô hình nuôi cá này, nông dân không cần đào ao, chỉ cần tạo dựng bờ trên mặt ruộng, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn gấp hai lần so với nuôi ao truyền thống,...

Giải pháp nuôi tôm thẻ thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Nuôi tôm thẻ chân trắng nhiều giai đoạn trong ao lót bạt, là giải pháp thông minh thích ứng với biển đổi khí hậu, được nông dân áp dụng mang lại hiệu quả cao.