Tập đoàn Bỉ mong muốn hợp tác với Việt Nam sản xuất than hoạt tính từ xơ dừa

Tập đoàn giải pháp công nghệ hàng đầu của Bỉ John Cockerill bày tỏ mong muốn được chuyển giao cho phía Việt Nam công nghệ tiên tiến sản xuất than hoạt tính từ gáo và xơ dừa.

xo-dua-3062021.jpg

 Công đoạn lột vỏ dừa khô. Ảnh minh họa: Công Trí/TTXVN

Miền Trung và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam là nơi cây dừa phát triển mạnh. Ước tính, Việt Nam mỗi năm thu hoạch từ 1,3-1,4 tỷ trái dừa. Tuy nhiên, do chưa có công nghệ xử lý bài bản nên các phụ phẩm từ dừa gây ô nhiễm môi trường và đang là vấn đề lớn đối với các cơ quan chức năng.

Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, trong buổi làm việc mới đây với đại diện Thương vụ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, tập đoàn giải pháp công nghệ hàng đầu của Bỉ John Cockerill bày tỏ mong muốn được chuyển giao cho phía Việt Nam công nghệ tiên tiến sản xuất than hoạt tính từ gáo và xơ dừa.

Ông Eric Franssen - Giám đốc phát triển kinh doanh của John Cockerill, cho biết Việt Nam có nhiều lợi thế trong năng lượng tái tạo, sản xuất nhiệt sinh khối từ rác thải công nghiệp. John Cockerill có thể hỗ trợ Việt Nam trong chuyển đổi năng lượng sinh khối, có lượng nhiệt tương đương than đá. Ngoài ra, tập đoàn này cũng có thể sản xuất năng lượng tái tạo bằng cách phân tách hydro từ nước thông qua điện phân để cung cấp năng lượng cho các phương tiện giao thông, vận tải.

Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Pierre Lambotte - Trưởng bộ phận kinh doanh và phát triển tập đoàn John Cockerill, nhận xét Việt Nam là đất nước nông nghiệp phát triển, đặc biệt khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được coi là "vựa lúa" và "đất dừa". Gáo dừa và xơ dừa sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất than hoạt tính xuất khẩu.

Do đó, John Cockerill muốn chuyển giao công nghệ tiên tiến cho Việt Nam để xử lý rác dừa cũng như các loại rơm rạ sau thu hoạch thành nguồn nhiên liệu sinh khối sau đó chuyển thành khí sinh học và nhiên liệu sinh học - loại nhiên liệu lỏng có thể được sử dụng để thay thế nhiên liệu hóa thạch trong vận tải. Công nghệ này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Liên hiệp quốc kêu gọi các quốc gia trên thế giới hành động để đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.

Ông Lambotte cho biết John Cockerill có thể thông qua một liên danh để phát triển công nghệ Việt Nam. Đặc biệt, việc phát triển năng lượng sinh khối từ xơ và vỏ dừa cũng cũng cho phép tạo ra nhiều việc làm bền vững.

Theo ông Trần Văn Công, tham tán nông nghiệp Việt Nam bên cạnh Liên minh châu Âu (EU), trái dừa ở Việt Nam hiện chủ yếu mới được sử dụng phần nước và cùi. Phần gáo dừa và xơ dừa vẫn chưa được xử lý. Công nghệ tiên tiến của John Cockerill sẽ giúp chế biến những phụ phẩm của dừa nhằm đem lại giá trị gia tăng cho Việt Nam.
Bên cạnh đó, công nghệ không chỉ giúp sản xuất than hoạt tính từ trái dừa mà còn từ các phụ phẩm của gỗ, chuyển từ chíp gỗ sang than hoạt tính để xuất khẩu. Ngoài ra, rơm rạ cũng có thể nén viên, đốt theo công nghệ này để xuất khẩu. Điều này mở ra một triển vọng lớn đối với phụ phẩm của nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.

Thương vụ Việt Nam tại Bỉ sẽ thông tin rộng rãi tới các hiệp hội, địa phương, doanh nghiệp đang tham gia xuất khẩu, đặc biệt với ngành dừa, ngành chíp gỗ, các đơn vị tham gia sản xuất than hoạt tính để tiếp cận công nghệ tiên tiến của tập đoàn John Cockerill. Đặc biệt, tập đoàn này có quỹ về đổi mới sáng tạo sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình chuyển giao công nghệ sản xuất than hoạt tính.

Được thành lập từ năm 1817, John Cockerill là tập đoàn chuyên về các giải pháp công nghệ quy mô lớn đáp ứng nhu cầu của thời đại về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, sản xuất xanh và bền vững, bảo vệ môi trường, tạo điều kiện tiếp cận năng lượng tái tạo. Hiện John Cockerill đang áp dụng những thành tựu phát triển của khoa học nói chung và ngành hóa học nói riêng để sản xuất nhiên liệu sinh khối từ gỗ, mùn cưa để bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Năm 2018, tập đoàn John Cockerill đã hợp tác với đối tác Việt Nam lắp đặt hệ thống lọc nước thải lớn nhất thành phố Hồ Chí Minh.

Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/tap-doan-bi-mong-muon-hop-tac-voi-viet-nam-san-xuat-than-hoat-tinh-tu-xo-dua-20210630064639064.htm

Bình luận

Than sinh học - 'vàng đen’ cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Than sinh học được xem là 'vàng đen' cho sản xuất nông nghiêp theo hướng hữu cơ, tuần hoàn, giảm phát thải. Tiềm năng than sinh học hiện rất lớn từ phụ phẩm nông nghiệp.

Công nghệ tạo bọt khí nano bảo quản cá ngừ đại dương

Áp dụng công nghệ tạo bọt khí nano bảo quản cá ngừ đại dương sau khai thác, chất lượng cá ngừ sẽ tốt hơn, đáp ứng tốt các yêu cầu xuất khẩu.

Hòn Đất: Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực bán thâm canh

Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh Kiên Giang kết hợp với Trạm khuyến nông huyện Hòn Đất xây dựng 1 điểm mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực bán thâm canh ở ấp Giồng Kè, xã Bình Giang.

Nuôi cá tầm công nghệ cao tránh được thiệt hại do thiên tai

Với mô hình cá tầm công nghệ cao tại Lâm Đồng, người nuôi tiết kiệm được nguồn nước, nhân công và đặc biệt tránh được thiệt hại do thiên tai.

Quy trình "sức mạnh sinh học" là gì mà nông dân nào làm rồi cũng mê tít?

Việc sử dụng tràn lan thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hóa học trong canh tác nông nghiệp làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái đồng ruộng, từ đó tác động đến môi trường sống và sức khỏe của người dân.

Bội thu lứa cà phê tái canh của Dự án VnSAT

Nhờ sự hỗ trợ của Dự án VnSAT trong việc áp dụng giống chất lượng cao, quy trình chuẩn vào tái canh, người dân Lâm Đồng thu hoạch vụ cà mùa bội thu.

Nuôi tôm thâm canh mật độ cao cho lãi 400 triệu đồng/ha/vụ

Qua khảo sát đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, năm 2021, nhiều hộ nông dân ở các huyện ven biển như Cầu Ngang, Duyên Hải, thị xã Duyên Hải mạnh dạn chuyển đổi nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng bán thâm canh, thâm canh trong ao đất

Phục tráng chất lượng rong sụn bằng giống nuôi cấy mô

Các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản lần đầu tiên ở Việt Nam đã nghiên cứu, nhân giống thành công giống rong sụn bằng phương pháp nuôi cấy mô.

Giống cà chua Ansal, sự lựa chọn cho sản xuất hàng hóa

Giống cà chua Ansal kết hợp được nhiều ưu điểm nổi trội, thích hợp với nhiều vùng canh tác ở miền Bắc.

Chuỗi giá trị biến rác vỏ dừa thu ngoại tệ

Hiện nay, việc áp dụng khoa học công nghệ giúp tận dụng vỏ dừa biến chúng từ loại phế thải trở thành sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao gấp hàng chục lần.