Tây Nguyên thiếu lao động hái cà phê, giá thuê tăng gấp đôi

Dịch bệnh tại các tỉnh Tây Nguyên đang diễn biến phức tạp, người dân lo lắng thiếu lao động hái cà phê trong khi mùa thu hoạch đến gần.

Tây Nguyên đang chuẩn bị bước vào thời điểm thu hoạch cà phê nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lao động từ các địa phương khác không đến. Các tỉnh Tây Nguyên đang lên phương án hỗ trợ người dân thu hái cà phê.

Thiếu lao động hái cà phê
HTX Dịch vụ Nông nghiệp Chư Kpô, huyện Krông Búk (Đắk Lắk) có hơn 230 ha cà phê, khoảng 15 ngày nữa sẽ đến thời điểm thu hoạch. Tuy nhiên, đơn vị này đang lo không có nhân công thu hái.

Theo lãnh đạo HTX Dịch vụ Nông nghiệp Chư Kpô, mọi năm đến thời điểm này công nhân từ các địa phương khác đến Đắk Lắk rất nhiều. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lượng nhân công này không thể đến thu hoạch cà phê được.

“HTX xác định thiếu hụt 50% lao động thu hái cà phê. Do đó, đơn vị đang làm tờ trình gửi chính quyền địa phương để tìm hướng giải quyết vừa đảm bảo cà phê chín tới đâu thu hoạch đến đó, vừa đảm bảo phòng chống dịch”, lãnh đạo HTX này nói.

img_3823.jpg

Nông dân Tây Nguyên lo thiếu lao động hái cà phê. Ảnh: T.N.

Tương tự, những ngày này, ông Nguyễn Văn Thể (ngụ xã Quảng Tiến, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk), tất bật gọi điện khắp nơi để tìm nhân công hái cà phê cho khu vườn 4 ha của gia đình.

Theo ông Thể do dịch Covid-19, nhân công tỉnh khác không thể đến địa phương như mọi năm nên gia đình phải tìm đủ mọi cách xoay xở.

“Với hơn 4 ha cà phê, nếu không tìm được nhân công 2 vợ chồng tự hái và mất đến 3 tháng mới xong. Khi đó, cà phê sẽ hao hụt sản lượng rất lớn và mất chất. Do thiếu hụt lao động nên tôi liên hệ một số mối thì họ nâng giá nhân công lên gần gấp đôi so với mọi năm”, ông Thể cho biết.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk địa phương có hơn 200.000 ha cà phê với sản lượng gần 500.000 tấn và cần gần 15 triệu ngày công lao động.

Còn tại tỉnh Đắk Nông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh này cho biết dự kiến niên vụ 2021-2022, tổng diện tích cà phê cho thu hoạch khoảng trên 120.000 ha và cần trên 13 triệu ngày công lao động phục vụ thu hái.

Dự báo khả năng lực lượng lao động thu hái tại chỗ chỉ đáp ứng khoảng 50%. Phần còn lại địa phương đang cố gắng tìm kiếm.

Xây dựng kế hoạch giúp dân hái cà phê
Bà Nguyễn Thị Tình, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, cho biết đã đề nghị Sở Lao động Thương binh và Xã hội chỉ đạo Trung tâm giới thiệu việc làm các huyện, thành phố rà soát, hướng dẫn những người chưa có việc làm thành lập tổ, nhóm phục vụ công tác thu hoạch cà phê tại các địa phương.

Các địa phương cũng chủ động rà soát lực lượng lao động trên địa bàn có nhu cầu thu hái cà phê để giới thiệu cho người dân thỏa thuận, thuê mướn hợp lý, tránh việc lợi dụng tình hình khan hiếm lao động để đẩy giá nhân công lên cao.

img_3786.jpg

 Các tỉnh Tây Nguyên lên phương án hỗ trợ người dân thu hoạch cà phê. Ảnh: T.N.

Còn tại Đắk Lắk, UBND tỉnh đã ban hành văn bản, yêu cầu các sở ngành, địa phương xây dựng kế hoạch giúp người dân thu hái cà phê.

UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các huyện chủ động xây dựng phương án huy động nhân lực thu hái cà phê cho phù hợp với các diễn biến dịch bệnh có thể xảy ra.

Trong đó, các địa phương cần chú ý đến các vùng cấp độ 3 (vùng nguy cơ cao) và vùng cấp độ 4 (vùng nguy cơ rất cao), vì không chỉ thu hoạch cà phê mà việc tổ chức sản xuất nông nghiệp, thu hoạch các loại nông sản khác cũng sẽ khó khăn.

“Các địa phương cần rà soát và huy động tối đa nguồn nhân lực tại chỗ. Trong trường hợp cần thiết, UBND các huyện làm việc trực tiếp với cơ quan quân sự địa phương để thống nhất, có văn bản báo cáo đề xuất UBND tỉnh, cơ quan quân sự cấp tỉnh xem xét huy động các lực lượng vũ trang tham gia thu hái cà phê”, UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu.

Ngoài ra, UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết hiện nguồn lao động từ các tỉnh phía Nam trở về tương đối lớn, các địa phương cần có kế hoạch huy động, sử dụng nguồn nhân lực này, tuy nhiên phải đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh.

UBND tỉnh Đắk Lắk cũng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ngành cập nhật thông tin, tổ chức, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng phương án huy động nhân lực thu hái cà phê cho phù hợp với diễn biến dịch bệnh, bảo đảm nguyên tắc, yêu cầu phòng chống dịch Covid-19.

Còn tại tỉnh Lâm Đồng, địa phương này có khoảng khoảng 162.129 ha cà phê cho thu hoạch với năng suất bình quân đạt 3,2 tấn/ha; sản lượng ước đạt 518.603 tấn nhân.

Dự kiến, lượng công động cần thiết phục vụ cho nhu cầu thu hoạch cà phê niên vụ năm nay khoảng gần 8 triệu ngày công.

Ông Nguyễn Văn Châu, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng cho biết lực lượng lao động tại chỗ chỉ đáp ứng được khoảng 45-50%, còn lại phải huy động nhân lực ngoại tỉnh.

Tại Gia Lai, Kon Tum có hơn 114.000 ha cà phê. Hàng năm lực lượng lao động tại chỗ cũng chỉ đáp ứng lần lượt khoảng 60% và 40%, còn lại là lao động thời vụ từ các tỉnh miền Trung đến.

Với tình trạng thiếu hụt lao động trên đang khiến vụ thu hoạch cà phê năm nay đứng trước nguy cơ bị thất thoát, giảm chất lượng và khả năng đẩy giá nhân công lên cao, khiến người trồng cà phê gặp nhiều khó khăn.

Bình luận

Bến Tre tập trung phòng trừ sâu đầu đen gây hại dừa

Gần đây, sâu đầu đen gây hại trên vườn dừa tại tỉnh Bến Tre có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng nghìn hộ trồng dừa. Ngành nông nghiệp tỉnh đang tập trung các giải pháp phòng trừ loài sinh vật ngoại lai gây hại này

Tái xuất hiện sâu ong hại cây mỡ tại Bắc Kạn

Sau một thời gian lắng xuống, vừa qua, trên nhiều diện tích rừng mỡ của người dân Bắc Kạn lại tái xuất hiện sâu ong gây hại. Dịch sâu hại đã kéo dài nhiều năm qua, nhưng Bắc Kạn chưa tìm ra được giải pháp nào hữu hiệu để xử lý dứt điểm.

Chật vật xử lý những 'cánh đồng chết' trước vụ hè thu

Nông dân Quảng Trị đang hết sức vất vả để xử lý những cánh đồng sình lầy sau mưa lũ trái mùa đầu tháng 4/2022 nhằm khẩn trương gieo cấy vụ hè thu.

14 tỉnh, thành tham gia đề án truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm

Ngày 22.4, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM đã làm việc với Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai về triển khai kế hoạch phối hợp bảo đảm an toàn thực phẩm chuỗi cung ứng nông sản an toàn giai đoạn 2021-2025 và đề án quản lý, nhận diện truy xuất nguồn gốc.

Phòng trừ sâu đầu đen hại dừa bằng các giải pháp sinh học

Ông Võ Văn Nam, Chi cục trưởng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre cho biết, trước ảnh hưởng của sâu đầu đen gây hại cho cây dừa, ngành chức năng tỉnh Bến Tre tập trung đẩy mạnh các giải pháp sinh học phòng trừ sâu đầu đen hại dừa mang lại hiệu quả

Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm sản phẩm OCOP: Tạo niềm tin với người tiêu dùng

An toàn vệ sinh thực phẩm là tiêu chí quan trọng để xét duyệt các sản phẩm của Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Việc này không chỉ nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trên thị trường mà còn tạo uy tín, thương hiệu cho sản phẩm và niềm tin

Hơn 2.000 ha lúa Đông Xuân bị sâu bệnh và chuột gây hại

Những ngày qua, tại Quảng Bình, thời tiết đang chuyển mùa sang nắng nóng và có những diễn biến thất thường, dễ phát sinh các sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

Sâu đầu đen hại dừa bùng phát ở Trà Vinh

Tình hình sâu đầu đen gây hại cây dừa đang lây lan và diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương ở tỉnh Trà Vinh. Đến nay, toàn tỉnh đã phát hiện 26,32 ha trồng dừa bị sâu đầu đen gây hại tại nhiều xã của huyện Tiểu Cần và Càng Long...

Người trồng dưa ở Quảng Nam thiệt hại lớn sau đợt mưa trái mùa

Đợt mưa lớn bất thường đã kết thúc cách đây hơn 10 ngày, nhưng còn để lại hậu quả nặng nề đối với người nông dân ở huyện Phú Ninh (Quảng Nam).

Bộ Thương mại Hoa Kỳ giảm gần 7 lần thuế chống bán phá giá với mật ong của Việt Nam

Bộ Công Thương cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa ban hành kết luận cuối cùng về mức thuế trong vụ việc điều tra chống bán phá giá mật ong nhập khẩu từ Argentina, Brazil, Ấn Độ và Việt Nam.