thành công mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng
Chỉ với 2000m2 đất trồng dưa lưới trong nhà màng, Trung tâm DVNN huyện Tân Uyên thu gần 200 triệu đồng/vụ từ bán quả dưa tươi ra thị trường.
Nhà màng trồng dưa lưới của Trung tâm DVNN huyện Tân Uyên nằm giữa đồi chè xanh tốt thuộc khu 1, thị trấn Tân Uyên (tỉnh Lai Châu).
Trung tâm DVNN huyện Tân Uyên trồng 2000m2 dưa lưới trong nhà màng. (Ảnh: Thanh Ngân)
Nhà màng có diện tích khoảng 2000m2, được dựng lên bởi khung sắt, màng bao xung quanh, mái phủ nilon. Bên trong nhà màng là những luống dưa lưới thẳng tắp, cây nào cây nấy cũng phát triển xanh tốt, ra quả to như vốc tay người lớn.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, anh Bùi Văn Chung – Giám đốc Trung tâm DVNN huyện Tân Uyên, cho biết: Trung tâm DVNN huyện Tân Uyên là đơn vị đầu tiên của tỉnh Lai Châu trồng dưa lưới trong nhà màng. Sau khi xây dựng xong nhà màng, tháng 10/2020, Trung tâm DVNN huyện Tân Uyên đưa cây dưa lưới vào trồng thí điểm.
"Vụ đầu, chúng tôi nhập hạt giống dưa lưới Hà Lan từ thành phố Đà Lạt về ươm, trồng và chăm sóc. Tuy nhiên, do là vụ đầu tiên lại trồng trong lúc thời tiết bắt đầu trở lạnh, nên cây dưa lưới sinh trưởng và phát triển chậm, chết nhiều...".
Theo anh Chung, vụ này, Trung tâm phải bù lỗ. Tháng 4/2021, Trung tâm tiến hành trồng vụ dưa lưới thứ 2.
Và Trung tâm đã thành công khi cây dưa lưới sinh trưởng phát triển tốt, cho quả to đẹp, ăn ngon ngọt và rất thơm. Lãnh đạo tỉnh Lai Châu và một số huyện trong tỉnh đánh giá cao khi đến thăm quan nhà màng trồng dưa lưới của Trung tâm...
Trên diện tích 2.000m2 nhà màng, Trung tâm DVNN huyện Tân Uyên trồng khoảng 5000 cây dưa lưới. Trước khi trồng, Trung tâm tiến hành làm đất, lên luống.
Vụ trước, Trung tâm đưa cây dưa lưới vào trồng trực tiếp xuống đất. Đối với vụ này, Trung tâm lại đưa cây dưa lưới vào trồng trong bầu, với giá thể chính là: Phân trâu, bò ủ hoai mục và sơ dừa.
Theo anh Nguyễn Đình Tuyên - cán bộ kĩ thuật Trung tâm DVNN huyện Tân Uyên, dưa lưới là cây trồng ngắn ngày, sau khi trồng từ 65 - 67 ngày là có thể thu hoạch quả. (Ảnh: Thanh Ngân)
Chia sẻ với Dân Việt về kĩ thuật trồng và chăm sóc dưa lưới, anh Nguyễn Đình Tuyên – cán bộ kĩ thuật của Trung tâm DVNN huyện Tân Uyên, phấn khởi cho biết: "Đây là giống dưa lưới Hà Lan vỏ vàng, ruột xanh. Sau khi nhập hạt giống về, Trung tâm tiến hành ươm trong khay chuyên dụng...".
Khi cây dưa lưới lên 2 lá thật, thì Trung tâm đưa ra trồng và chăm sóc theo đúng quy trình kĩ thuật. Sau khi trồng từ 5 – 7 ngày, Trung tâm bắt đầu vấn cây dưa lưới theo dây buộc trên giàn.
Khi cây dưa lưới phát triển tới chèo thứ 8 thì Trung tâm mới tiến hành thụ phấn cho cây. Mỗi cây thụ phấn 3 quả tương đương với 3 chèo khác nhau.
"Sau một tuần thì chọn, giữ lại 1 quả đẹp nhất, còn 2 quả xấu hơn thì vặt bỏ. Khi cây dưa lưới phát triển được 26 lá thì tiến hành bấm ngọn, để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả".
Cán bộ Trung tâm DVNN huyện Tân Uyên kiểm tra tình hình sinh trưởng và phát triển của dưa lưới. (Ảnh: Thanh Ngân)
Theo anh Tuyên, mỗi cây dưa lưới chỉ nên để một quả. Làm như vậy, quả dưa lưới sẽ có mẫu mã đẹp hơn, chất lượng cũng tốt hơn bởi cây có đủ dinh dưỡng để nuôi quả.
"Trồng dưa lưới không đòi hỏi cao về kĩ thuật, những cần có sự tỉ mỉ. Người trồng phải thường xuyên theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây, từ đó có những tác động phù hợp...".
Vì trồng trong nhà màng nên cây dưa lưới tránh được sự tấn công của các loại côn trùng và các loại sâu. Trung tâm sử dụng chế phẩm sinh học để phun phòng trừ các loại bệnh hại cây dưa lưới theo định kỳ.
Khâu bón phân rất quan trọng, tùy từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây dưa lưới, mà Trung tâm có chế độ bón phân phù hợp.
Trung tâm lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt trong nhà màng để tiện cho việc chăm sóc cây dưa lưới. Trung tâm phối trộn các loại phân đơn với phân bón NPK gatit theo tỷ lệ phù hợp và hòa với nước, để tưới cho cây dưa lưới hàng ngày qua hệ thống tưới nhỏ giọt.
Mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây dưa lưới có một công thức tưới phân riêng.
Trung tâm DVNN huyện Tân Uyên trồng 2 vụ dưa lưới/năm. mỗi vụ khoảng 5000 cây. (Ảnh: Thanh Ngân)
Sản phẩm dưa lưới của Trung tâm DVNN huyện Tân Uyên không chỉ thơm ngon, ngọt mà còn đảm bảo độ an toàn cao, được khách hàng đánh giá cao.
Tháng 7/2021, Trung tâm thu hoạch vụ dưa lưới thứ 2, được hơn 7 tấn quả. Bán ra thị trường với giá bình quân 25.000 đồng/kg, Trung tâm DVNN thu gần 200 triệu đồng.
Ông Ngọ Doãn Bình – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tân Uyên, cho biết: Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng do Trung tâm DVNN huyện Tân Uyên thực hiện, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Đây là một trong những mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của huyện Tân Uyên. Huyện Tân Uyên đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện phát triển.
Nguồn: Theo báo Dân Việt
Đi xem Lasuco làm nông nghiệp xanh thông minh
Vừa qua, tôi có dịp thăm Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn và được chứng kiến cách làm nông nghiệp xanh, áp dụng công nghệ thông minh tại đây.
Nuôi cua trong hộp nhựa tiết kiệm nước, giá 600 - 700 nghìn đồng/kg
Khởi nghiệp với 1.200 con cua giống, cặp vợ chồng cùng tuổi Giáp Tý ở huyện Nghi Xuân xây dựng thành công mô hình nuôi cua trong hộp nhựa đầu tiên ở Hà Tĩnh.
Mô thức nuôi tôm mới siêu thâm canh, không phát thải
Một tập đoàn lớn tại Trà Vinh đã nghiên cứu, ứng dụng mô thức nuôi tôm thẻ siêu thâm canh, tuần hoàn, không phát thải khí nhà kính, có thể nuôi mật độ 300-500 con/m2.
Làm chủ công nghệ giống và nuôi công nghiệp cá chim vây vàng
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đang sở hữu đàn cá chim vây vàng giống gốc, loại cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, hiện nuôi trên vịnh Vân Phong.
Kỹ sư tin học mong muốn lan tỏa mô hình nuôi tôm công nghệ cao
Sau 2 năm nuôi tôm bằng công nghệ Biofloc, anh kỹ sư tin học Vũ Đình Quyến (Quảng Ninh) đã gặt hái thành công và hướng đến liên kết nuôi với các hộ xung quanh.
An Giang: Mô hình trồng nấm rơm trên trụ xoay
Thay vì trồng nấm rơm ngoài trời theo cách truyền thống, năng suất không cao lại chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, nhiều nông dân ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang đã tìm ra cách trồng nấm rơm trên trụ xoay trong nhà.
Khuyến nông Bến Tre với 'cuộc cách mạng' lúa - tôm
Những năm qua, khuyến nông Bến Tre đã đi đầu trong việc sáng tạo, tìm hướng canh tác linh hoạt, lan tỏa mô hình canh tác lúa - tôm, biến bất lợi thành lợi thế.
Xây dựng chuỗi rong biển Việt Nam bền vững
Việt Nam có hệ sinh thái biển đa dạng như đầm phá, bãi đá, rạn san hô…thích hợp cho nghề trồng rong biển, tuy nhiên hiện chưa khai thác hết tiềm năng.
Thái Bình: Nuôi cá trong ao bán nổi đem lại hiệu quả kinh tế cao
Nuôi thủy sản, cụ thể nuôi cá trong ao bán nổi là phương pháp nuôi mới ở Thái Bình. Với mô hình nuôi cá này, nông dân không cần đào ao, chỉ cần tạo dựng bờ trên mặt ruộng, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn gấp hai lần so với nuôi ao truyền thống,...
Giải pháp nuôi tôm thẻ thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu
Nuôi tôm thẻ chân trắng nhiều giai đoạn trong ao lót bạt, là giải pháp thông minh thích ứng với biển đổi khí hậu, được nông dân áp dụng mang lại hiệu quả cao.
Bình luận