Tháo các "nút thắt" để kim ngạch xuất khẩu viên nén gỗ bật tăng

Mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu trên dưới 3 triệu tấn viên nén với kim ngạch xuất khẩu đạt 350 triệu USD. Dư địa xuất khẩu mặt hàng này rất tiềm năng.

vien-nen-de-xuat-kha.jpg

Sản phẩm viên nén để xuất khẩu. Ảnh: Cao Cẩm

Trao đổi với PV Lao Động, chiều 22.10, TS Tô Xuân Phúc - chuyên gia phân tích chính sách (Tổ chức Forest Trends) - cho biết, cơ hội xuất khẩu mặt hàng viên nén - một trong những sản phẩm xuất khẩu quan trọng trong ngành chế biến, xuất khẩu đồ gỗ - rất lớn trong tương lai, bởi nguồn cung dồi dào và năng lực sản xuất lớn. Tuy nhiên, ngành này cũng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, cần được quan tâm tháo gỡ.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, số lượng và kim ngạch xuất khẩu viên nén của Việt Nam từ 2013 đến gần hết quý III/2021 liên tục tăng trưởng, đặc biệt tăng mạnh trong giai đoạn 2018-2020.

Bình quân mỗi năm Việt Nam xuất khẩu trên dưới 3 triệu tấn viên nén với kim ngạch xuất khẩu đạt 350 triệu USD. Trong 8 tháng đầu 2021, trong bối cảnh khó khăn của dịch COVID-19, lượng xuất khẩu đạt 2,4 triệu tấn, tương đương với 273 triệu USD về kim ngạch. Nguồn gỗ đầu vào để làm viên nén bao gồm mùn cưa, dăm bào, cành đầu mẩu, cành ngọn gỗ rừng trồng có đường kính khoảng 2cm trở xuống. Các cơ sở chế biến viên nén không đòi hỏi đầu tư về công nghệ quản lý lớn và phức tạp, tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp tham gia vào khâu sản xuất, xuất khẩu mặt hàng này.

TS Tô Xuân Phúc nhận định, một trong những điểm mạnh trực tiếp góp phần vào sự hình thành và phát triển của ngành viên nén là nguồn nguyên liệu đầu vào dồi dào, được tạo ra từ gỗ phụ phẩm trong quá trình chế biến.

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) cũng đánh giá: Viên nén là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của ngành chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam. Hàn Quốc và Nhật Bản là thị trường nhập khẩu viên nén quan trọng nhất của Việt Nam, với lượng xuất sang 2 thị trường này chiếm trên 90% trong tổng lượng viên nén xuất khẩu hàng năm. 

nguyen-lieu-san-xuat.jpg

Nguồn nguyên liệu để sản xuất viên nén phục vụ xuất khẩu rất dồi dào. Ảnh: Cao Cẩm

Trong tương lai, ngành sản xuất viên nén vẫn còn nhiều dư địa để phát triển bền vững. Nhu cầu tiêu thụ viên nén tại Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Các doanh nhân ngành gỗ cho rằng, lượng viên nén xuất khẩu sang thị trường này sẽ có thể mở rộng gấp 3 lần trong giai đoạn 2024-2025 so với hiện nay.

Khắc phục "nút thắt" để phòng tránh rủi ro

Vifores cũng cho rằng, ngành sản xuất và xuất khẩu viên nén đang tồn tại một số mặt hạn chế. Cụ thể, đầu vào nguyên liệu chưa được kiểm soát chặt chẽ về khía cạnh chất lượng và pháp lý. Một số cơ sở chế biến sử dụng nguyên liệu hỗn tạp, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Nguồn cung gỗ nguyên liệu đầu vào có chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) hạn chế, trong khi đòi hỏi của thị trường xuất khẩu về mặt hàng có chứng chỉ ngày càng tăng. Trong khi đó, ngành hiện có dấu hiệu cung lớn hơn cầu, dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp, bao gồm cả việc cạnh tranh không lành mạnh như chèn ép giá.

TS Tô Xuân Phúc cũng nêu thông tin, doanh nghiệp tham gia sản xuất đông nhưng đầu vào nguyên liệu chưa được kiểm soát chặt chẽ về khía cạnh chất lượng và pháp lý đang là rủi ro của ngành xuất khẩu tiềm năng này. Thực tế cho thấy, một số cơ sở chế biến sử dụng nguyên liệu hỗn tạp, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; Nguồn cung gỗ nguyên liệu đầu vào có chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) hạn chế, trong khi đòi hỏi của thị trường xuất khẩu về mặt hàng có chứng chỉ ngày càng tăng.

“Có một số tín hiệu cho thấy, tình trạng gian lận trong khai báo sản phẩm có chứng chỉ FSC với lượng khai báo lớn hơn khả năng cung thực tế. Thông tin này đang tác động xấu tới ngành”- TS Tô Xuân Phúc cảnh báo.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần khơi thông những điểm nghẽn tại thị trường Hàn Quốc để tăng trở lại kim ngạch xuất khẩu, bởi từ năm 2019 đến nay, giá trị xuất khẩu viên nén sang thị trường này đang giảm mạnh và chưa tăng trở lại.

Nguồn: Theo báo Lao động

Bình luận

Sản xuất trà hoa hồng hữu cơ, bán 1,5 triệu đồng/kg

Để nâng cao giá trị cho hoa hồng và các loại thảo dược, chị Triệu Thị Loan (Lâm Đồng) bắt tay vào sản xuất theo hướng hữu cơ và chế biến thành trà, tinh dầu...

Để mở cửa thị trường khó tính: Sơn La chủ động nâng cao chất lượng trái nhãn

Xác định chất lượng quyết định đến việc mở cửa cho nông sản vào nhiều thị trường khó tính, những năm gần đây, UBND huyện Sông Mã (Sơn La) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp giúp nhà vườn nâng cao chất lượng sản phẩm nhãn, hướng tới xuất khẩu.

Vì sao ở miền Nam nhiều người thích gọi trái này là đào lộn hột?

Người miền Nam gọi đào lộn hột là trái điều. Nhưng tôi thích cái tên "đào lộn hột" vì nó ấn tượng hơn. Nghe tên gọi đã hình dung ngay ra trái - một thứ trái dáng dấp khá lạ lùng...

Đặc sản muối tôm: Nét ẩm thực của người Tây Ninh

Tây Ninh là vùng đất không có diêm dân (không có nghề làm muối) vì không phải là đất giáp biển, cũng không là nơi có con tôm mà lại là nơi nổi tiếng của một sản phẩm liên quan trực tiếp đến biển là muối và tôm

Giảng viên nghỉ việc về trồng dừa lấy mật, mỗi năm thu hơn 10 tỷ đồng

Với việc trồng 2 ha dừa và thuê thêm vườn dừa của hàng xóm để "vắt mật", mỗi tháng anh Ngãi xuất bán khoảng 8 tấn mật dừa, thu về gần một tỷ đồng.

Nghêu Việt Nam gây bất ngờ tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu 2022

Nghêu Việt Nam trưng bày tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu 2022 ở Barcelona, Tây Ban Nha những ngày qua thực sự tạo ấn tượng bất ngờ với đối tác nước ngoài.

Phát triển nông sản an toàn, tạo niềm tin với người tiêu dùng

Phát triển nông sản an toàn tạo uy tín, thương hiệu và niềm tin với người tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trên thị trường, tạo sự phát triển bền vững.

Tại sao mật ong Việt Nam lo khó cạnh tranh với mật ong Ấn Độ ở Mỹ?

Mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho mật ong Việt Nam vào Mỹ trong kết luận mới đây dù đã giảm nhiều lần so với kết luận sơ bộ, song mật ong Việt Nam vẫn khó có thể cạnh tranh với mật ong Ấn Độ tại thị trường này.

Đặc sản đất Việt: Trung Quốc, Ấn Độ bao mua, Đài Loan, Malaysia xếp hàng chờ tới lượt

Liên kết sản xuất cho ra sản phẩm chất lượng, cây thạch đen đặc sản Lạng Sơn đang được khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ bao mua lượng lớn. Khách Đài Loan, Hong Kong hay Malaysia muốn đặt mua phải “xếp hàng” chờ tới lượt bởi không đủ cung.

Đào Bắc Hà mất mùa nhưng dễ bán, giá cao

Do rét đậm, rét hại kéo dài đúng dịp đào ra hoa nên năm nay đào Bắc Hà (Lào Cai) mất mùa. Bù lại, đào quả to, đều, dễ bán và có giá cao.