Thế giới động vật: Tại sao rùa sống lâu?

Câu trả lời tại sao rùa sống lâu nằm trong cơ chế sinh học của rùa, theo Live Science.

rua.jpg

Một bức ảnh năm 2017 của con rùa Jonathan. Ảnh: AFP

Trên đảo St Helena ở phía nam Đại Tây Dương, có một sinh vật sống được Kỷ lục Thế giới Guinness gọi là "động vật cổ xưa nhất thế giới trên đất liền". Sinh vật đó là một con rùa đực khổng lồ tên Jonathan.

Jonathan sinh năm 1832, dưới thời trị vì của Nữ hoàng Victoria và thọ 187 tuổi vào năm 2019. Khi con tàu Titanic huyền thoại chìm sâu xuống bắc Đại Tây Dương, Jonathan đã 80 tuổi.

Giáo sư Jordan Donini từ Đại học bang Florida SouthWestern cho biết, rùa biển có thể sống từ 50-100 năm và rùa hộp có thể sống hơn một thế kỷ. Trên thực tế, các nhà khoa học không biết giới hạn về tuổi thọ của nhiều loài rùa, đơn giản là vì cá nhân con người không sống đủ lâu để tự tìm hiểu.

Vậy tại sao rùa sống lâu như vậy? Nhà nghiên cứu Lori Neuman-Lee từ Đại học bang Arkansas nói rằng có 2 câu trả lời cho vấn đề này, một câu là về tiến hóa và một câu liên quan đến sinh học.

Câu trả lời về quá trình tiến hóa khá đơn giản: Các loài động vật như rắn và gấu trúc Bắc Mỹ thích ăn trứng rùa. Để di truyền gene của mình, rùa phải sống lâu và sinh sản thường xuyên, đôi khi nhiều lần mỗi năm và đẻ rất nhiều trứng. Điều đặc biệt là dù rùa có sinh sôi nhiều thế nào đi chăng nữa, chúng cũng không tàn phá hệ sinh thái.

Cơ chế sinh học đằng sau tuổi thọ của rùa phức tạp hơn.

Lori Neuman-Lee cho hay, một manh mối về tuổi thọ của loài rùa nằm ở các telomere của chúng. Telomere là cấu trúc bao gồm các chuỗi ADN không mã hóa bao bọc các đầu mút của nhiễm sắc thể. Những cấu trúc này giúp bảo vệ các nhiễm sắc thể khi tế bào phân chia. Theo thời gian, các telomere ngắn lại hoặc thoái hóa, nghĩa là chúng không thể bảo vệ nhiễm sắc thể nữa, dẫn đến các vấn đề về quá trình sao chép ADN. Những sai sót trong quá trình sao chép ADN có thể dẫn đến các vấn đề như khối u và tế bào chết.

Rùa có tỉ lệ rút ngắn telomere thấp hơn so với các loài động vật có tuổi thọ ngắn hơn. Chứng tỏ chúng có khả năng chống lại một số thiệt hại có thể phát sinh từ lỗi sao chép ADN.

Các nhà khoa học chưa xác nhận tất cả các yếu tố góp phần vào cuộc sống lâu dài của loài rùa, nhưng họ đã đưa ra một số ý tưởng. Trong một bài báo ngày 8.7 trên cơ sở dữ liệu bioRxiv chưa được đánh giá ngang hàng, một nhóm các nhà khoa học đã khám phá một số cơ chế và chất dẫn đến tổn thương và chết tế bào, đồng thời xem xét các tế bào của một số loài rùa, bao gồm cả rùa khổng lồ như Jonathan.

Theo bài báo, rùa khổng lồ và một số loài rùa khác dường như có thể tự bảo vệ mình khỏi những tác động lâu dài của tổn thương tế bào, bằng cách nhanh chóng giết chết các tế bào bị hư hỏng thông qua một quá trình gọi là apoptosis (chết tế bào theo chương trình).

Khi được điều trị căng thẳng ôxy hóa, các tế bào của rùa nhanh chóng trải qua quá trình chết rụng. Căng thẳng ôxy hóa là một loại căng thẳng xảy ra tự nhiên trong các tế bào sống, gây ra bởi các gốc tự do - những phân tử có tính phản ứng cao được hình thành một cách tự nhiên trong quá trình trao đổi chất.

"Một trong những ý tưởng mà bài báo này củng cố là việc quá trình apoptosis được kiểm soát thực sự có giá trị, vì khi một sinh vật có thể loại bỏ tế bào bị tổn thương nhanh chóng, có thể tránh được những thứ như ung thư", Lori Neuman-Lee nói.

Nguồn: Theo báo Lao động

Bình luận

Ba loài lan rừng quý hiếm đang được nhân giống tại Khu bảo tồn thiên nhiên tỉnh Thanh Hóa

Năm 2017 Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa) triển khai và thực hiện đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen lan hài vân bắc, lan hài lông và lan thủy tiên hường cho vùng Bắc Trung bộ

Đặc sản lợn đen bản địa Đồng Nai

Nhờ được hỗ trợ giống chuẩn cùng quy trình kỹ thuật nuôi lợn đen bản địa bài bản nhiều hộ chăn nuôi Đồng Nai có nguồn thu nhập khá và tiếp tục nhân rộng.

Công nghệ giống in vitro còn trắc trở

Công nghệ giống cấy mô (in vitro) mang lại hiệu quả cao trong sản xuất song những năm gần đây gặp nhiều trắc trở do nguồn giống gốc và thiếu nhân lực, trang thiết bị.

Lạng Sơn: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phục tráng và phát triển giống mít bản địa

Mới đây, Sở KH&CN Lạng Sơn đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá nghiệm thu đề tài cấp tỉnh “Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phục tráng và phát triển giống mít bản địa tại huyện Hữu Lũng” do TS. Lê Tất Khang, Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng, Bộ KH&CN

4 con lợn ỉ nhân bản đầu tiên tại Việt Nam giờ ra sao?

Bốn con lợn ỉ đực nhân bản đầu tiên tại Việt Nam có đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng, sinh lý phát dục bình thường như giống lợn ỉ sinh sản hữu tính.

Công nghệ sinh học trong nghiên cứu, sản xuất giống cây lâm nghiệp

Ứng dụng công nghệ sinh học đang được ngành lâm nghiệp chú trọng trong việc nghiên cứu, sản xuất giống cây lâm nghiệp, nhất là giống phục vụ trồng rừng gỗ lớn.

Ứng dụng công nghệ sinh học bảo tồn nguồn gen dòng lan quý hiếm

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào để bảo tồn nguồn gen dòng lan quý hiếm của đại ngàn An Lão.

Nhân giống thành công 2 loài rùa quý hiếm của Việt Nam

Trạm đa dạng sinh học Mê Linh (Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật - Viện hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam) lần đầu tiên hai loài rùa quý hiếm của Việt Nam (rùa Trung bộ và rùa Núi vàng) sinh sản thành công trong môi trường nuôi bán tự nhiên.

Phát triển giống gà ri Ninh Hòa quý hiếm

Các tỉnh Nam Trung bộ đang có giống gà địa phương rất quý là gà ri Ninh Hòa. Đây là giống gà có chất lượng thịt chắc, thơm ngon, sinh trưởng nhanh...

ThaiBinh Seed tạo bước ngoặt cho nông dân miền Trung, Tây Nguyên

Gần 15 năm có mặt ở miền Trung - Tây Nguyên, ThaiBinh Seed đã thực sự tạo ra bước ngoặt đối với nông dân ở dải đất đầy nắng và gió.