Tiền Giang nhiều giải pháp đảm bảo chuỗi sản xuất và cung ứng

Trong thời gian giãn cách xã hội từ ngày 12/7 đến nay, Tiền Giang đảm bảo tiêu thụ trên 76.000 tấn rau màu, 136.000 tấn trái cây và gần 5.000 tấn thịt lợn, thịt gia cầm của bà con nông dân.

Hiện nay, Tiền Giang cùng với một số tỉnh, thành phố trên cả nước thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các cấp, các ngành và địa phương là ưu tiên cho phòng, chống dịch COVID-19; đồng thời, phải đảm bảo sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn, duy trì, ổn định sản xuất, góp phần chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản,... bảo đảm không bị đứt gãy các chuỗi sản xuất và cung ứng sản phẩm tiêu dùng cho nhân dân. 

tien-giang-020921.jpg

Sơ chế rau tại Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp Hòa Thạnh (huyện Gò Công Tây) trước khi cung cấp cho nhà tiêu thụ. Ảnh: Hữu Chí/TTXVN

Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tổ công tác đặc biệt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai có hiệu quả các giải pháp hỗ trợ thúc đẩy sản xuất, kết nối tiêu thụ nông sản; chủ động tiếp nhận thông tin từ vùng sản xuất, thị trường tiêu thụ, nhất là các sản phẩm rau màu, trái cây các loại,... Qua đó, điều tiết kịp thời, hạn chế mức thấp nhất nơi thừa chỗ thiếu; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh của tổ chức, cá nhân trong sản xuất, thu hoạch, vận chuyển nông sản, vật tư nông nghiệp. 

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn cho biết, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hôi theo Chỉ thị 16-CT/TTg từ ngày 12/7 đến nay, địa phương đã đảm bảo tiêu thụ lượng nông sản hàng hóa thu hoạch được trên 76.000 tấn rau màu các loại, trên 136.000 tấn trái cây và gần 5.000 tấn thịt lợn, thịt gia cầm của bà con nông dân. Sắp tới, Tiền Giang đang vào cao điểm thu hoạch trên 50.000 ha lúa vụ Hè Thu với sản lượng ước từ 270.000 - 300.000 tấn lúa hàng hóa. Đây là nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp hiện nay.

Tại thị xã Cai Lậy, trong vụ Hè Thu chính vụ, nông dân đã gieo sạ được gần 3.200 ha. Hiện nay, trà lúa đang ở giai đoạn sinh trưởng tốt, hứa hẹn sẽ bội thu. Ngoài ra, bà con còn xuống giống hàng ngàn ha rau màu các loại. Phó Chủ tịch UBND thị xã Cai Lậy Đoàn Bảo Ngoan cho biết, địa phương siết chặt phòng, chống dịch bệnh COVID-19, đồng thời tích cực tháo gỡ vướng mắc, khó khăn phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các ngành thế mạnh địa phương như nông nghiệp, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ.
 Theo ông Đoàn Bảo Ngoan, thị xã Cai Lậy tạo điều kiện cho các phương tiện ra vào vận chuyển, tiêu thụ nông sản hàng hóa nhưng phải bảo đảm quy định về an toàn dịch bệnh, cấp giấy cho nông dân đi lại chăm sóc ruộng vườn và thương lái thu mua nông sản, khuyến khích các doanh nghiệp tái cơ cấu lại sản xuất theo hướng phù hợp với tình hình phòng, chống dịch vừa đạt hiệu quả cao như giảm lao động; giãn cách phòng, chống dịch; thực hiện phương án ba tại chỗ, “một cung đường hai điểm đến”…

Nhờ những giải pháp tích cực, thời gian qua, nông sản trên địa bàn thị xã không tồn đọng nhiều, một số loại rau màu hút hàng, được giá cao. Từ đầu năm đến nay, thị xã Cai Lậy còn đạt giá trị sản lượng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên 1.016 tỷ đồng, đạt gần 60% chỉ tiêu cả năm và tăng gần 5% so cùng kỳ năm trước.

Huyện Cái Bè nằm về đầu nguồn sông Tiền (tỉnh Tiền Giang) có thế mạnh sản xuất nông nghiệp. Phó Chủ tịch UBND huyện Cái Bè Phạm Thị Tại cho biết, thời gian qua, UBND huyện đã phối hợp cùng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang rà soát các doanh nghiệp trong và ngoài Cụm công nghiệp An Thạnh (xã An Cư) về phương án sản xuất kết hợp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Qua rà soát cho thấy, đa phần các doanh nghiệp cắt giảm lao động, triển khai phương án 3 tại chỗ phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch vừa đạt hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Các doanh nghiệp không đủ điều kiện sản xuất vừa an toàn phòng, chống dịch thì đã tạm ngưng hoạt động ngay từ khi dịch mới bùng phát mạnh.

Đặc biệt, Cái Bè quan tậm phát triển ngành sản xuất và kinh doanh, xay xát lúa gạo. Toàn huyện hiện có trên 120 cơ sở xay xát, kinh doanh lương thực, thực phẩm lớn nhỏ, tập trung tại xã An Cư, kề bên Quốc lộ 1. Với lợi thế trên bến dưới thuyền, khu Bà Đắc (xã An Cư) được mệnh danh là cảng gạo Đồng Tháp Mười với lượng gạo trung chuyển qua đây đạt từ 2 đến 2,5 triệu tấn mỗi năm.

Các doanh nghiệp xay xát, kinh doanh lúa gạo tại khu Bà Đắc đang nỗ lực khắc phục khó khăn, vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch vừa đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, không để đứt gãy chuỗi cung ứng nông sản hàng hóa cho thị trường trong mùa dịch. Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Xuất nhập khẩu – Thương mại tổng hợp Mỹ Linh Trương Quang Nghĩa cho biết, doanh nghiệp của ông chuyên về kinh doanh hai mặt hàng chủ lực gạo và đường. Trong thời gian giãn cách xã hội phòng, chống dịch, doanh nghiệp trang bị đồ bảo hộ cho công nhân lao động, thực hiện test nhanh 3 ngày/lần cho đội ngũ giao hàng, thực hiện phương án 3 tại chỗ trong sản xuất – kinh doanh, công nhân lao động được bảo đảm về thu nhập…

Nhờ vậy, sản xuất của doanh nghiệp được duy trì tốt, chuỗi cung ứng sản phẩm ra thị trường đảm bảo không bị đứt và giá sản phẩm cũng giữ được bình ổn, không có tình trạng tăng giá do khan hiếm nguồn hàng hoặc đứt nguồn cung. Trung bình mỗi ngày, doanh nghiệp cung ứng ra thị trường 30 tấn đường, 50 tấn gạo.

Còn theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, nhờ những giải pháp chủ động tháo gỡ khó khăn trong sản xuất khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, mặt trận nông nghiệp của tỉnh vẫn được giữ vững. Trong 8 tháng của năm, toàn tỉnh đạt sản lượng lương thực trên 507.000 tấn, đạt 64,19% chỉ tiêu cả năm; sản lượng rau màu các loại trên 773.600 tấn, đạt 69,47% và tăng hơn 5,37% so cùng kỳ năm trước; sản lượng trái cây các loại gần 1.021.000 tấn, đạt 64,62% chỉ tiêu cả năm và tăng hơn 4,62% so cùng kỳ năm trước...

 

Nguồn: Theo TTXVN

Bình luận

Sản xuất trà hoa hồng hữu cơ, bán 1,5 triệu đồng/kg

Để nâng cao giá trị cho hoa hồng và các loại thảo dược, chị Triệu Thị Loan (Lâm Đồng) bắt tay vào sản xuất theo hướng hữu cơ và chế biến thành trà, tinh dầu...

Để mở cửa thị trường khó tính: Sơn La chủ động nâng cao chất lượng trái nhãn

Xác định chất lượng quyết định đến việc mở cửa cho nông sản vào nhiều thị trường khó tính, những năm gần đây, UBND huyện Sông Mã (Sơn La) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp giúp nhà vườn nâng cao chất lượng sản phẩm nhãn, hướng tới xuất khẩu.

Vì sao ở miền Nam nhiều người thích gọi trái này là đào lộn hột?

Người miền Nam gọi đào lộn hột là trái điều. Nhưng tôi thích cái tên "đào lộn hột" vì nó ấn tượng hơn. Nghe tên gọi đã hình dung ngay ra trái - một thứ trái dáng dấp khá lạ lùng...

Đặc sản muối tôm: Nét ẩm thực của người Tây Ninh

Tây Ninh là vùng đất không có diêm dân (không có nghề làm muối) vì không phải là đất giáp biển, cũng không là nơi có con tôm mà lại là nơi nổi tiếng của một sản phẩm liên quan trực tiếp đến biển là muối và tôm

Giảng viên nghỉ việc về trồng dừa lấy mật, mỗi năm thu hơn 10 tỷ đồng

Với việc trồng 2 ha dừa và thuê thêm vườn dừa của hàng xóm để "vắt mật", mỗi tháng anh Ngãi xuất bán khoảng 8 tấn mật dừa, thu về gần một tỷ đồng.

Nghêu Việt Nam gây bất ngờ tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu 2022

Nghêu Việt Nam trưng bày tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu 2022 ở Barcelona, Tây Ban Nha những ngày qua thực sự tạo ấn tượng bất ngờ với đối tác nước ngoài.

Phát triển nông sản an toàn, tạo niềm tin với người tiêu dùng

Phát triển nông sản an toàn tạo uy tín, thương hiệu và niềm tin với người tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trên thị trường, tạo sự phát triển bền vững.

Tại sao mật ong Việt Nam lo khó cạnh tranh với mật ong Ấn Độ ở Mỹ?

Mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho mật ong Việt Nam vào Mỹ trong kết luận mới đây dù đã giảm nhiều lần so với kết luận sơ bộ, song mật ong Việt Nam vẫn khó có thể cạnh tranh với mật ong Ấn Độ tại thị trường này.

Đặc sản đất Việt: Trung Quốc, Ấn Độ bao mua, Đài Loan, Malaysia xếp hàng chờ tới lượt

Liên kết sản xuất cho ra sản phẩm chất lượng, cây thạch đen đặc sản Lạng Sơn đang được khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ bao mua lượng lớn. Khách Đài Loan, Hong Kong hay Malaysia muốn đặt mua phải “xếp hàng” chờ tới lượt bởi không đủ cung.

Đào Bắc Hà mất mùa nhưng dễ bán, giá cao

Do rét đậm, rét hại kéo dài đúng dịp đào ra hoa nên năm nay đào Bắc Hà (Lào Cai) mất mùa. Bù lại, đào quả to, đều, dễ bán và có giá cao.