Tiếp cận thị trường ngoại, nông sản lên sàn

Việc gạo, nước mắm, thủy sản được đưa lên sàn thương mại điện tử và tăng được lượng xuất khẩu sang các nước Ðông Nam Á, châu Âu cho thấy, việc đầu tư để khai phá các thị trường ngách đã tạo diện mạo mới cho hàng Việt

Cơ hội lớn từ các FTA, sàn thương mại

Vừa qua, Công ty Cổ phần Pacific Foods đã chính thức xuất lô vải thiều Thanh Hà - Hải Dương đầu tiên đi Cộng hoà Séc, quốc gia nơi có dân số đông và cộng đồng người Việt Nam lớn nhất nhì EU. Lô hàng này được xuất theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA).

Dự kiến, trong tuần tới, lô vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang cũng lên đường chinh phục cộng đồng 27 quốc gia thuộc EU với tiêu chuẩn an toàn thực phẩm rất khắt khe. Sau quả vải, mít, thanh long, gạo cũng sẽ được xúc tiến xuất khẩu sang EU.

a5-11-6-a001-2-965.jpg

Trong tuần khuyến mại đầu tiên ở Singapore, vải thiều được bán với giá 105.000 đồng/kg

Cùng với vải, xoài, mít, nước mắm, gạo Việt cũng đang thành công trong việc tận dụng cơ hội xuất khẩu từ các hiệp định thương mại tự do FTA và xuất thông qua thương mại điện tử.

Theo ông Nguyễn Đình Tùng, Giám đốc Công ty Vina T&T, sau hơn 2 năm trái xoài của Việt Nam chính thức được phép xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, sản lượng xuất khẩu sang thị trường này ngày càng tăng. Xoài Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ được tiêu thụ quanh năm. Một số giống xoài như: tượng da xanh, cát Hòa Lộc đang tiêu thụ tốt tại thị trường này. Việt Nam hiện là thị trường cung cấp xoài các loại lớn thứ 13 cho Hoa Kỳ.

c5-vai-singapore-4952.jpg


Trong tuần khuyến mại đầu tiên ở Singapore, vải thiều được bán với giá 105.000 đồng/kg

Theo ông Tùng, việc xuất khẩu xoài chủ yếu được thực hiện bằng đường hàng không. Hiện tại, nhu cầu thị trường Hoa Kỳ rất lớn, với lợi thế riêng và cách tiếp cận tốt về thương mại đi cùng đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, tương lai xuất khẩu xoài rất rộng mở.

Tuy nhiên, để có thành quả tốt, doanh nghiệp phải có cách làm để chiếm lĩnh thị trường. Việc cạnh tranh chụp giật, ăn xổi, tự buộc chân nhau, sẽ khiến trái cây Việt Nam mất uy tín tại thị trường xuất khẩu. Việt Nam kỳ vọng có thể xuất khẩu khoảng 3.000 tấn xoài tươi sang Hoa Kỳ - thị trường vốn đang nhập tới 400.000 tấn xoài/năm.

Với gạo, theo Bộ Công Thương, dù khối lượng xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm nay giảm 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng bù lại giá xuất khẩu gạo lại tăng tới 11,9% (đạt bình quân 543 USD/tấn). Cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam đang tiếp tục chuyển dịch sang các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao với giá bán và giá trị cao hơn.

Cùng với đó, nông dân và các thương nhân xuất khẩu gạo cũng ngày càng quan tâm hơn tới việc nâng cao chất lượng, truy xuất nguồn gốc và hướng tới đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường khó tính như EU, Hàn Quốc, Hoa Kỳ thông qua các thị trường ngách và dịch chuyển xuất khẩu qua cả các nền tảng thương mại điện tử.

 Nói về việc rau quả xuất khẩu sang EU với số lượng lớn thời gian gần đây, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, EU hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của các mặt hàng rau, quả Việt Nam. Hàng Việt được miễn, giảm thuế nhập khẩu theo cam kết của EVFTA đã giúp tăng khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam so với các đối thủ chưa có các FTA với EU như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia...

Để vào được thị trường EU, các lô vải thiều của Việt Nam xuất khẩu đều phải đạt chuẩn Global GAP, Vietgap và một loạt yêu cầu khắt khe về an toàn thực phẩm của EU. Để xuất được hàng sang thị trường khó tính này, doanh nghiệp phải mất tới gần 3 năm tìm hiểu, đàm phán các thủ tục và điều kiện kỹ thuật cho việc xuất khẩu vải.

Nông sản xuất khẩu qua sàn thương mại

Trao đổi với PV Tiền Phong, bà Ngô Thị Thu Hồng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Ameii Việt Nam cho biết, trong vụ vải 2021, công ty thu mua gần 2.000 tấn vải thiều Thanh Hà. Trong đó có khoảng 500 tấn xuất sang Nhật Bản; 500 tấn tiêu thụ ở các nước Singapore, Úc, Lào...; 500 tấn sẽ tiêu thụ tại Trung Quốc; 200 tấn tiêu thụ trong thị trường nội địa…

Theo bà Hồng, năm nay, doanh nghiệp kết hợp tiêu thụ thêm vải thiều qua hình thức bán hàng online, khi đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử, đòi hỏi một bên phải am hiểu về lĩnh vực này như cách bán hàng, tiếp thị sản phẩm… đồng thời đòi hỏi đầu tư về công nghệ và quy trình bảo quản; việc vận chuyển phải nhanh chóng.

Ngoài ra, theo bà Hồng, để xây dựng được uy tín trên kênh thương mại điện tử, DN phải kết hợp xây dựng hình ảnh, thương hiệu sản phẩm, đóng gói bao bì đẹp. Quan trọng nhất là chất lượng vải phải đồng đều theo đúng cam kết, tránh tình trạng “treo đầu dê bán thịt chó”, gây ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bà Hồng cho rằng, trong tương lai thương mại điện tử sẽ là một kênh bán nông sản chủ lực. “Chúng tôi đang tính, bên cạnh hình thức xuất khẩu truyền thống, đơn vị sẽ phát triển kênh thương mại điện tử tiếp cận với các thị trường lớn như châu Âu, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc…”, bà Hồng cho hay.

Ông Hoàng Minh Chiến, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) cho hay, việc chuyển đổi số, đưa các mặt hàng nông nghiệp Việt Nam lên sàn thương mại điện tử đã được chuẩn bị từ nhiều năm trước. Trong giai đoạn 2020 - 2021, ảnh hưởng của COVID-19 đã thúc đẩy việc chuyển đổi này diễn ra mạnh mẽ hơn.

 

Nguồn: https://tienphong.vn/tiep-can-thi-truong-ngoai-nong-san-len-san-post1345276.tpo

Bình luận

Sản xuất trà hoa hồng hữu cơ, bán 1,5 triệu đồng/kg

Để nâng cao giá trị cho hoa hồng và các loại thảo dược, chị Triệu Thị Loan (Lâm Đồng) bắt tay vào sản xuất theo hướng hữu cơ và chế biến thành trà, tinh dầu...

Để mở cửa thị trường khó tính: Sơn La chủ động nâng cao chất lượng trái nhãn

Xác định chất lượng quyết định đến việc mở cửa cho nông sản vào nhiều thị trường khó tính, những năm gần đây, UBND huyện Sông Mã (Sơn La) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp giúp nhà vườn nâng cao chất lượng sản phẩm nhãn, hướng tới xuất khẩu.

Vì sao ở miền Nam nhiều người thích gọi trái này là đào lộn hột?

Người miền Nam gọi đào lộn hột là trái điều. Nhưng tôi thích cái tên "đào lộn hột" vì nó ấn tượng hơn. Nghe tên gọi đã hình dung ngay ra trái - một thứ trái dáng dấp khá lạ lùng...

Đặc sản muối tôm: Nét ẩm thực của người Tây Ninh

Tây Ninh là vùng đất không có diêm dân (không có nghề làm muối) vì không phải là đất giáp biển, cũng không là nơi có con tôm mà lại là nơi nổi tiếng của một sản phẩm liên quan trực tiếp đến biển là muối và tôm

Giảng viên nghỉ việc về trồng dừa lấy mật, mỗi năm thu hơn 10 tỷ đồng

Với việc trồng 2 ha dừa và thuê thêm vườn dừa của hàng xóm để "vắt mật", mỗi tháng anh Ngãi xuất bán khoảng 8 tấn mật dừa, thu về gần một tỷ đồng.

Nghêu Việt Nam gây bất ngờ tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu 2022

Nghêu Việt Nam trưng bày tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu 2022 ở Barcelona, Tây Ban Nha những ngày qua thực sự tạo ấn tượng bất ngờ với đối tác nước ngoài.

Phát triển nông sản an toàn, tạo niềm tin với người tiêu dùng

Phát triển nông sản an toàn tạo uy tín, thương hiệu và niềm tin với người tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trên thị trường, tạo sự phát triển bền vững.

Tại sao mật ong Việt Nam lo khó cạnh tranh với mật ong Ấn Độ ở Mỹ?

Mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho mật ong Việt Nam vào Mỹ trong kết luận mới đây dù đã giảm nhiều lần so với kết luận sơ bộ, song mật ong Việt Nam vẫn khó có thể cạnh tranh với mật ong Ấn Độ tại thị trường này.

Đặc sản đất Việt: Trung Quốc, Ấn Độ bao mua, Đài Loan, Malaysia xếp hàng chờ tới lượt

Liên kết sản xuất cho ra sản phẩm chất lượng, cây thạch đen đặc sản Lạng Sơn đang được khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ bao mua lượng lớn. Khách Đài Loan, Hong Kong hay Malaysia muốn đặt mua phải “xếp hàng” chờ tới lượt bởi không đủ cung.

Đào Bắc Hà mất mùa nhưng dễ bán, giá cao

Do rét đậm, rét hại kéo dài đúng dịp đào ra hoa nên năm nay đào Bắc Hà (Lào Cai) mất mùa. Bù lại, đào quả to, đều, dễ bán và có giá cao.