Việt Nam - thị trường lớn của các nhà xuất khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu

Dù là quốc gia nông nghiệp, nhưng 10 tháng đầu năm 2021, Việt Nam chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu. Con số này được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên và mang lại cơ hội lớn hơn cho các nhà xuất khẩu ngô và phụ phẩm lên men (DDGS)….

Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu vượt mốc 4 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng năm 2021 kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu đã đạt gần 4,14 tỷ USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2020. Điều đáng chú ý là mới có 10 tháng đã vượt mốc 4 tỷ USD, vì vậy kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này sẽ còn tăng lên đáng kể khi kết thúc năm.

Về thị trường, thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu nhập khẩu nhiều nhất từ Argentina. Trong 10 tháng năm 2021, nhập khẩu từ thị trường này đạt 1,45 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ 2020, chiếm 35% trong tổng kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của cả nước. Đứng thứ 2 là Hoa Kỳ, trong 10 tháng năm 2021 đạt 692,36 triệu USD, tăng mạnh 66,3% so với cùng kỳ, chiếm 16,7%.

5051_img_0237.jpg


Giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tục trong thời gian qua

Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu từ thị trường Brazil trong 10 tháng tăng mạnh 42,2% so với cùng kỳ, đạt 487,37 triệu USD, chiếm 11,8% trong tổng kim ngạch. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu từ thị trường EU trong 10 tháng năm 2021 cũng tăng mạnh 47,4% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 337,76 triệu USD. Nhập khẩu từ thị trường Đông Nam Á tăng 18%, đạt 297,29 triệu USD.

Cũng theo Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô trong tháng 10/2021 đạt 819 nghìn tấn ngô, kim ngạch đạt 234 triệu USD, tăng 14% về lượng, tăng 6% về giá trị so với tháng 9. Lũy kế 10 tháng, nhập khẩu ngô của cả nước đạt 8,5 triệu tấn, tương đương 2,4 tỷ USD, giảm 15% về lượng và tăng 21% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Ngô được nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu từ ba thị trường Argentina, Brazil và Ấn Độ. Giá ngô nhập khẩu trong tháng 10 đạt 286 USD/tấn, giảm nhẹ 7% so với đợt tăng giá cao điểm từ tháng 6 - 9, nhưng vẫn tăng 55% so với tháng 10/2020.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, cùng với đà tăng của hàng hóa, lương thực trên toàn cầu, giá thức ăn chăn nuôi vẫn chưa hạ nhiệt. “Từ nay đến cuối năm giá thức ăn khó có thể hạ, thậm chí còn tăng cao vì giá nguyên liệu thức ăn trên thế giới chưa hạ nhiệt”, ông Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam - cho biết.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Việt Nam đã tăng cường nhập khẩu ngô làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi để phục vụ ngành sản xuất thịt, vốn đã tăng trưởng gần 30% trong thập kỷ qua. Đến nay, Việt Nam là nhà nhập khẩu ngô lớn nhất ở Đông Nam Á và dự báo sẽ là nhà nhập khẩu ngô lớn thứ năm trên toàn cầu vào các năm 2021/22.

Theo Báo cáo Thương mại Nông nghiệp Quốc tế của USDA, nuôi trồng thủy sản và động vật có vỏ hoặc các loài khác cũng đang được mở rộng tại Việt Nam và tạo thêm nhiều cơ hội cho các nhà xuất khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi vào thị trường tiềm năng này. Cùng với ngô, các mặt hàng xuất khẩu phục vụ thức ăn chăn nuôi và thủy sản của Hoa Kỳ như bột ngũ cốc sấy khô, phụ phẩm lên men (DDGS) đã tăng trưởng mạnh trong thập kỷ qua. Việt Nam hiện là một trong những nhà nhập khẩu hàng đầu của mặt hàng này của Hoa Kỳ, nhất là việc sử dụng DDGS làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng protein và năng lượng cao.

Dự báo, nhu cầu nhập khẩu ngô và phụ phẩm ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi của Việt Nam tiếp tục tăng cao, với mức gấp ba lần trong vòng 10 năm tới. Trong đó ngô chiếm phần lớn, còn lại là lúa mì và lúa mạch thể hiện qua xu hướng trong ngành sản xuất thịt.

Cụ thể là mặc dù sản lượng thịt tổng thể ở Việt Nam giảm trong năm 2019 do tác động của ASF đối với sản xuất thịt lợn, nhưng sản lượng thịt gà và thịt bò đều tăng trưởng trong giai đoạn này. Dự báo tiêu thụ thịt bình quân đầu người ở Việt Nam cũng tiếp tục tăng, chính vì vậy nhu cầu về protein động vật sẽ tiếp tục tăng.

Theo USDA, bên cạnh sự phục hồi của sản xuất thịt lợn và mở rộng sản xuất thịt bò và thịt gia cầm, ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển của Việt Nam sẽ mang lại cơ hội lớn hơn cho các nhà xuất khẩu ngô và DDGS làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

Giải bài toán phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu không dễ

Ngành thức ăn chăn nuôi công nghiệp nước ta vẫn phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2020 Việt Nam chi tới 6 tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

Ông Nguyễn Thanh Sơn đánh giá, ngành thức ăn chăn nuôi có sự phát triển và tăng trưởng cao nhất, bình quân trong 10 năm qua đạt tăng trưởng 13-15%/năm cả về sản lượng, giá trị. Đây cũng là ngành mang lại lợi nhuận lớn nhất. Chính vì vậy, có rất nhiều ông lớn đổ xô vào ngành thức ăn chăn nuôi, vì đây là thị trường béo bở.

Ông Tống Xuân Chinh - Cục Phó Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - đánh giá, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với bất cứ quốc gia nào cũng đều rất quan trọng, chiếm 65-70% giá trị sản xuất, chính vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến giá thành chăn nuôi của sản phẩm.

Mỗi một năm chúng ta cần 32-33 triệu tấn thức ăn chăn nuôi các loại, trong đó có hơn 7 triệu tấn do bà con nông dân tự sử dụng nguyên liệu phối trộn theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp; còn lại sản lượng 26 triệu tấn (bao gồm cả thức ăn chăn nuôi và thủy sản) là do các doanh nghiệp sản xuất. Hiện, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đang đứng đầu Đông Nam Á và đứng thứ 10 thế giới về công nghệ.

Ngoài đầu tư về công nghệ, các doanh nghiệp còn đầu tư mở rộng quy mô nhà máy, xưởng sản xuất; tiêu biểu là những doanh nghiệp, tập đoàn lớn như CP, Deheus… họ đang xây dựng những nhà máy sản xuất hiện tại ở Tây Bắc, Tây Nguyên, kết hợp với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư dây chuyển, thiết bị hiện đại.

Không phải ngẫu nhiên mà các doanh nghiệp đều đồng loạt mở rộng nhà máy. Ông Tống Xuân Chinh lý giải, đây là thị trường tiềm năng khi ngoài việc đáp ứng nhu cầu thịt, trứng sữa cho 97 triệu người dân trong nước, chúng ta còn có tham vọng xuất khẩu các sản phẩm từ chăn nuôi. Thực tế đã xuất khẩu bước đầu, mang về giá trị khoảng 1 tỷ USD.

Tuy nhiên, bất cập lớn nhất là ngành thức ăn chăn nuôi còn phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu nhập khẩu. Câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta có sản lượng lúa lớn mà không sử dụng để làm thức ăn chăn nuôi lại phải đi nhập khẩu?, tại sao Việt Nam không trồng ngô trong nước lại phải đi nhập khẩu?, hàng năm chúng ta xuất khẩu một số lượng lớn thuỷ sản như cá tra, tôm, thừa rất nhiều phụ phẩm đầu tôm, cá tra. Tại sao chúng ta không sử dụng những phụ phẩm ấy để chế biến thức ăn chăn nuôi?....

Ông Tống Xuân Chinh cho hay, đây là bài toán kinh tế, khi 1kg ngô chỉ khoảng 7.000-8.000/kg còn 1kg gạo cũng đã 12.000-13.000 đồng/kg. Bởi diện tích đất của chúng ta phần lớn là trồng lúa và phù hợp với trồng lúa. Còn thông tin tại sao xuất khẩu rồi lại nhập về thì đây là câu chuyện cạnh tranh của các doanh nghiệp. Tùy theo tính toán về kinh tế mà họ có động thái phù hợp với mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vấn đề này chúng ta không can thiệp được và cũng không nên can thiệp. “Hiện bà con đã chuyển 1 phần đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô sinh khối, theo mục tiêu sẽ có 500.000ha đất lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng ngô sinh khối để có thể chủ động hơn trong nguyên liệu phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi”, ông Tống Xuân Chinh cho biết thêm.

 

Nguồn: Theo báo Công Thương

Bình luận

Bến Tre tập trung phòng trừ sâu đầu đen gây hại dừa

Gần đây, sâu đầu đen gây hại trên vườn dừa tại tỉnh Bến Tre có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng nghìn hộ trồng dừa. Ngành nông nghiệp tỉnh đang tập trung các giải pháp phòng trừ loài sinh vật ngoại lai gây hại này

Tái xuất hiện sâu ong hại cây mỡ tại Bắc Kạn

Sau một thời gian lắng xuống, vừa qua, trên nhiều diện tích rừng mỡ của người dân Bắc Kạn lại tái xuất hiện sâu ong gây hại. Dịch sâu hại đã kéo dài nhiều năm qua, nhưng Bắc Kạn chưa tìm ra được giải pháp nào hữu hiệu để xử lý dứt điểm.

Chật vật xử lý những 'cánh đồng chết' trước vụ hè thu

Nông dân Quảng Trị đang hết sức vất vả để xử lý những cánh đồng sình lầy sau mưa lũ trái mùa đầu tháng 4/2022 nhằm khẩn trương gieo cấy vụ hè thu.

14 tỉnh, thành tham gia đề án truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm

Ngày 22.4, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM đã làm việc với Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai về triển khai kế hoạch phối hợp bảo đảm an toàn thực phẩm chuỗi cung ứng nông sản an toàn giai đoạn 2021-2025 và đề án quản lý, nhận diện truy xuất nguồn gốc.

Phòng trừ sâu đầu đen hại dừa bằng các giải pháp sinh học

Ông Võ Văn Nam, Chi cục trưởng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre cho biết, trước ảnh hưởng của sâu đầu đen gây hại cho cây dừa, ngành chức năng tỉnh Bến Tre tập trung đẩy mạnh các giải pháp sinh học phòng trừ sâu đầu đen hại dừa mang lại hiệu quả

Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm sản phẩm OCOP: Tạo niềm tin với người tiêu dùng

An toàn vệ sinh thực phẩm là tiêu chí quan trọng để xét duyệt các sản phẩm của Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Việc này không chỉ nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trên thị trường mà còn tạo uy tín, thương hiệu cho sản phẩm và niềm tin

Hơn 2.000 ha lúa Đông Xuân bị sâu bệnh và chuột gây hại

Những ngày qua, tại Quảng Bình, thời tiết đang chuyển mùa sang nắng nóng và có những diễn biến thất thường, dễ phát sinh các sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

Sâu đầu đen hại dừa bùng phát ở Trà Vinh

Tình hình sâu đầu đen gây hại cây dừa đang lây lan và diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương ở tỉnh Trà Vinh. Đến nay, toàn tỉnh đã phát hiện 26,32 ha trồng dừa bị sâu đầu đen gây hại tại nhiều xã của huyện Tiểu Cần và Càng Long...

Người trồng dưa ở Quảng Nam thiệt hại lớn sau đợt mưa trái mùa

Đợt mưa lớn bất thường đã kết thúc cách đây hơn 10 ngày, nhưng còn để lại hậu quả nặng nề đối với người nông dân ở huyện Phú Ninh (Quảng Nam).

Bộ Thương mại Hoa Kỳ giảm gần 7 lần thuế chống bán phá giá với mật ong của Việt Nam

Bộ Công Thương cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa ban hành kết luận cuối cùng về mức thuế trong vụ việc điều tra chống bán phá giá mật ong nhập khẩu từ Argentina, Brazil, Ấn Độ và Việt Nam.