Vụ Tết buồn của vùng rau lớn nhất Quảng Nam

Mưa lớn liên tục vào thời điểm cuối năm khiến hàng chục ha rau màu Tết của nông dân Quảng Nam bị hư hại, thất thu, thậm chí mất trắng.

xac-xo-vu-rau-tet-2003_20220115_862-134532.jpeg

Người dân ngậm ngùi nhổ bỏ những ruộng rau hư hỏng. Ảnh: L.K.

Vào những ngày này năm trước, tại cánh đồng rau Bàu Tròn (xã Đại An, huyện Đại Lộc), vùng trồng rau lớn nhất của tỉnh Quảng Nam đã tấp nập thương lái tới đặt hàng, thu mua để phục vụ thị trường thì Tết Nhâm Dầnì năm nayhoàn toàn khác. Khắp các ruộng rau, đi đâu cũng bắt gặp những khuôn mặt rầu rĩ của nông dân vì mất mùa.

Tháng 9 vừa qua, gia đình chị Nguyễn Thị Mười trú thôn Phú Phước, xã Đại An bắt đầu xuống giống 4 sào đất các loại rau màu gồm ớt, khổ qua, mướp. Theo bà Mười, đây là vụ rau cuối cùng của năm 2021 và sản phẩm thu hoạch nhằm phục vụ cho Tết Nguyên đán nên người trồng rau trong vùng đều rất kỳ vọng.

Với diện tích, sản lượng này cùng với giá bán các loại rau màu cao như mọi năm, vụ rau này gia đình bà Mười cũng thu được ngót nghét 100 triệu đồng để có cái Tết đầm ấm. Thế nhưng, thời tiết cuối năm thất thường, mưa lớn liên tục khiến cho diện tích rau của bà bị hại nặng nề.

Nhìn những cây khổ qua sau một thời gian dài ngập trong nước lá bắt đầu ngả vàng không còn sức sống bà Mười thở dài: “Suốt mấy chục năm trồng rau tôi chưa bào giờ thấy hiện tượng thời tiết nào như năm nay. Không biết sản lượng có được 1/3 so với mọi năm không, nói chung vụ rau này coi như thất bát”.

xac-xo-vu-rau-tet-2004_20220115_171-134533.jpeg

Người dân thu hoạch những luống rau còn may mắn sót lại mong vớt vát lại phần nào thiệt hại. Ảnh: L.K.

Cách đó không xa, vợ chồng ông Phan Đình Hưng thôn Phú Phước, xã Đại An cũng đang lúi húi thu hoạch sớm những trái khổ qua, đậu cô ve để mong vớt vát lại phần nào khi đợt mưa đầu tháng 12 vừa rồi khiến diện tích rau màu của gia đình ông chết hơn phân nửa. Vụ rau này, gia đình anh Hưng xuống giống 10 sào đất gồm 1 sào của gia đình và 9 sào thuê của người dân với giá 2 triệu đồng/sào/năm để trồng các loại rau bán Tết.

Ông Hưng cho biết, năm nay ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên các vụ rau trước đầu ra không ổn định. Cùng với đó, giá giống, phân bón vật liệu cũng tăng cao nên trước khi sản xuất vụ này gia đình thu nhập cũng không đáng kể. Đến vụ rau Tết, khi thị trường đã bắt đầu ổn định trở lại, ông đã đầu tư gần 50 triệu đồng mong thu được chút lãi kha khá nhưng bây giờ lại thất vọng tràn trề.

“Gần Tết thấy giá rau quả tăng lên nhưng nhìn lại ruộng rau của mình hư hại hết cả, không có hàng để bán tiếc lắm. Xem như vụ này trắng tay, không biết số rau còn sót lại đây có đù bù vốn đầu tư không. Rồi những vụ tới biết lấy tiền đâu ra để đầu tư lại. Tôi cũng như hàng trăm hộ trồng rau ở đây đều chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm”, ông Hưng buồn bã.

img_5549-1612_20220115_509-134535.jpeg

Những quả khổ qua hư hỏng bị vứt bỏ chất thành đống. Ảnh: L.K.

Được biết, những năm gần đây, vùng trồng rau Bàu Tròn được xem là vựa rau sạch ở tỉnh Quảng Nam với phong phú các sản phẩm. Người dân đã có ý thức khi hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, chuyển qua dùng các chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh hại nên rất được thị trường ưa chuộng.

Các loại rau được sản xuất ở Bàu Tròn không chỉ cung cấp trong tỉnh mà còn được thương lái thu mua, đem đi tiêu thụ ở Đà Nẵng và một số tỉnh thành khác. Bây giờ, nhìn thấy khung cảnh tiêu điều, cây lá héo úa, quả hư hỏng chất thành từng đống 2 bên bờ ruộng tại đây khiến ai cũng thấy xót xa. Bao nhiêu công sức, tiền bạc và cả kỳ vọng của người nông dân giờ đây không còn lại gì.

Ông Nguyễn Thành Long, Phó chủ tịch UBND xã Đại An, huyện Đại Lộc cho biết, theo thống kê toàn xã có trên 100 hộ chuyên trồng rau màu ở cánh đồng Bàu Tròn, với diện tích khoảng 36ha. Người dân trồng chủ yếu là mướp, đậu cô ve, đu đủ, khổ qua, đậu xanh, đậu phụng. Tuy nhiên đợt mưa vừa qua làm rau quả hư hỏng rất nhiều. Hiện tại chính quyền xã đang thống kê rau màu bị thiệt hại để đề xuất huyện, tỉnh hỗ trợ cho người dân.

 

Bình luận

Sản xuất trà hoa hồng hữu cơ, bán 1,5 triệu đồng/kg

Để nâng cao giá trị cho hoa hồng và các loại thảo dược, chị Triệu Thị Loan (Lâm Đồng) bắt tay vào sản xuất theo hướng hữu cơ và chế biến thành trà, tinh dầu...

Để mở cửa thị trường khó tính: Sơn La chủ động nâng cao chất lượng trái nhãn

Xác định chất lượng quyết định đến việc mở cửa cho nông sản vào nhiều thị trường khó tính, những năm gần đây, UBND huyện Sông Mã (Sơn La) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp giúp nhà vườn nâng cao chất lượng sản phẩm nhãn, hướng tới xuất khẩu.

Vì sao ở miền Nam nhiều người thích gọi trái này là đào lộn hột?

Người miền Nam gọi đào lộn hột là trái điều. Nhưng tôi thích cái tên "đào lộn hột" vì nó ấn tượng hơn. Nghe tên gọi đã hình dung ngay ra trái - một thứ trái dáng dấp khá lạ lùng...

Đặc sản muối tôm: Nét ẩm thực của người Tây Ninh

Tây Ninh là vùng đất không có diêm dân (không có nghề làm muối) vì không phải là đất giáp biển, cũng không là nơi có con tôm mà lại là nơi nổi tiếng của một sản phẩm liên quan trực tiếp đến biển là muối và tôm

Giảng viên nghỉ việc về trồng dừa lấy mật, mỗi năm thu hơn 10 tỷ đồng

Với việc trồng 2 ha dừa và thuê thêm vườn dừa của hàng xóm để "vắt mật", mỗi tháng anh Ngãi xuất bán khoảng 8 tấn mật dừa, thu về gần một tỷ đồng.

Nghêu Việt Nam gây bất ngờ tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu 2022

Nghêu Việt Nam trưng bày tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu 2022 ở Barcelona, Tây Ban Nha những ngày qua thực sự tạo ấn tượng bất ngờ với đối tác nước ngoài.

Phát triển nông sản an toàn, tạo niềm tin với người tiêu dùng

Phát triển nông sản an toàn tạo uy tín, thương hiệu và niềm tin với người tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trên thị trường, tạo sự phát triển bền vững.

Tại sao mật ong Việt Nam lo khó cạnh tranh với mật ong Ấn Độ ở Mỹ?

Mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho mật ong Việt Nam vào Mỹ trong kết luận mới đây dù đã giảm nhiều lần so với kết luận sơ bộ, song mật ong Việt Nam vẫn khó có thể cạnh tranh với mật ong Ấn Độ tại thị trường này.

Đặc sản đất Việt: Trung Quốc, Ấn Độ bao mua, Đài Loan, Malaysia xếp hàng chờ tới lượt

Liên kết sản xuất cho ra sản phẩm chất lượng, cây thạch đen đặc sản Lạng Sơn đang được khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ bao mua lượng lớn. Khách Đài Loan, Hong Kong hay Malaysia muốn đặt mua phải “xếp hàng” chờ tới lượt bởi không đủ cung.

Đào Bắc Hà mất mùa nhưng dễ bán, giá cao

Do rét đậm, rét hại kéo dài đúng dịp đào ra hoa nên năm nay đào Bắc Hà (Lào Cai) mất mùa. Bù lại, đào quả to, đều, dễ bán và có giá cao.