“Vựa nhãn” Hà Nội tiêu thụ gần 3.000 tấn trong đại dịch

Quốc Oai không chỉ là vùng đất văn hóa mà nơi đây còn là "vựa nhãn" ngon nổi tiếng của Hà Nội. Trong đại dịch Covid-19, với sự chỉ đạo của lãnh đạo huyện, Phòng Kinh tế đã giúp nhà vườn tiêu thụ được gần 3000 tấn nhãn.

Về Quốc Oai xem bán nhãn
 Hẹn nhiều lần với Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai – Phạm Quang Tuấn, nhưng phải sau ngày 16/9, tôi mới về được "vựa nhãn".
 
Sau chén nước trà, Phó Chủ tịch huyện nói với tôi: "Uống nước xong, em cho anh em đưa anh về xã Đại Thành, để tận mắt thấy vựa nhãn hơn 3.500 tấn của chúng em, trong dịch bệnh đã tiêu thụ gần 3.000 tấn cho bà con cơ đấy".

ahr0chm6ly9raw5odgvub25ndghvbi52bi9tzwrpys9uzxdzlzaxnmqxytllyzq3njbhmtbkzwrmotu1ntzjogy3ytizl2rzy182mji2lkpqrw.jpg

"Chợ nhãn muộn" ở xã Đại Thành.

Tôi hơi ngỡ ngàng, bởi ở phía Bắc, nhãn chỉ trồng nhiều ở Hưng Yên, sao ở Quốc Oai này lại có nhãn? Như đoán trước được ý nghĩ của tôi, Phạm Quang Tuấn cười và nói nhỏ: “Anh cứ đi đi. Bây giờ em bận chủ trì một cuộc họp, hẹn anh cuối giờ chiều sau khi đi cơ sở về anh em mình trò chuyện”.
 Dẫn tôi về “chợ nhãn” là Phó Phòng Kinh tế huyện – Nguyễn Thị Sắc. Trên đường đi, tôi được nghe chị Sắc nói qua về việc tiêu thụ nhãn cho bà con nông dân ở đây, nhất là việc tiêu thụ nhãn vào đúng thời điểm Hà Nội bùng phát dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4.
 “Chợ nhãn” thực chất là trong khuôn viên của HTX nông nghiệp, khi tôi đến, bà con xã Đại Thành đang chở nhãn đến cho một doanh nghiệp ở Sơn La về mua xuất khẩu. Hàng chục chiếc xe máy chở nhãn đã dựng gần kín sân, mọi người đang xôn xao bàn tán về thu hoạch nhãn bán cho doanh nghiệp chiều nay.

ahr0chm6ly9raw5odgvub25ndghvbi52bi9tzwrpys9uzxdzlzaxnmqxytllyzq3njbhmtbkzwrmotu1ntzjogy3ytizl2rzy182mji4lkpqrw.jpg

Chị Nguyễn Thị Phong mang nhãn đi bán.

 Hỏi một người phụ nữ bên chiếc xe máy đang chở đầy nhãn, tôi được biết, chị là Nguyễn Thị Phong, ở thôn Độ Tràng, xã Đại Thành, mang nhãn ra đây để bán cho doanh nghiệp thu mua đi xuất khẩu.
 Chị Phong nói: “Nhà có khoảng 100 cây nhãn, năm nay được mùa. Tuy nhiên, vụ thu hoạch nhãn năm nay lại vào đúng thời điểm dịch bệnh bùng phát trở lại, do đó, việc tiêu thụ có phần khó khăn hơn những mùa vụ trước. Mọi năm giá nhãn rất cao khoảng từ 40.000đ/kg trở lên nhưng năm nay chỉ trên dưới 10.000 – 15.000đ/kg”.
 Nhiều bà con mang nhãn ra “chợ nhãn” này cho phóng viên Kinh tế nông thôn biết, thời điểm này đang bán nhãn cuối vụ. Nhãn ở đây có độ đường rất cao, mọng nước nên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Chiều qua (16/9), chúng tôi cũng thu hoạch hơn 6 tấn nhãn để cho doanh nghiệp mang về Sơn La đóng gói xuất sang Trung Quốc.
 Cây trồng chủ lực, giá trị cao gấp nhiều lần trồng lúa
 Chủ tịch UBND xã Đại Thành – Lý Đình Quang cho biết, sau khi chuyển đổi toàn bộ diện tích đất trồng lúa trên địa bàn sang trồng cây ăn trái và các loại đất dịch vụ khác, thu nhập của người dân ở đây chủ yếu kinh doanh, buôn bán hoa quả và trồng cây ăn trái. Nhãn là loại cây chủ lực của địa phương. Hiện nay, Đại Thành có khoảng 200 ha nhãn, sản lượng 3.500 tấn/năm.

ahr0chm6ly9raw5odgvub25ndghvbi52bi9tzwrpys9uzxdzlzaxnmqxytllyzq3njbhmtbkzwrmotu1ntzjogy3ytizl2rzy182mjmwlkpqrw.jpg

Chủ tịch UBND xã Đại Thành - Lý Đình Quang

Theo ông Quang, trên địa bàn của xã hiện có nhiều hộ có diện tích trồng nhãn lớn như hộ gia đình của ông Nguyễn Văn Thức, ở xóm 4, thôn Tình Lam và hộ ông Nguyễn Tiến Bảy, ở thôn Độ Chàng. Đây là hai gia đình đấu thầu đất của xã nên đã đầu tư  trên dưới 2ha mỗi hộ để trồng nhãn. Với sản lượng nhãn cho quả hàng năm  trên dưới 15 tấn cho mỗi gia đình, năm nào được giá nhãn thì thu nhập khá cao, năm nay được mùa nhưng lại vướng dịch bệnh nên thu nhập của 2 hộ gia đình ông Thức và ông Bảy cũng  được hàng trăm triệu đồng.
 
“So với trước đây cấy lúa, nông dân xã Đại Thành  trồng nhãn thu nhập gấp từ 5 đến 10 lần. Cuộc sống của nhân dânkhông ngừng được cải thiện và nâng cao”, Chủ tịch UBND xã Đại Thành nói.
 
Chủ tịch xã Đại Thành cho biết thêm, trên địa bàn xã có cây nhãn Tổ gần 130 tuổi. Do quả nhãn có độ đường cao, nhiều nước nên khoảng 30 năm trở lại đây, nhân dân nhân giống từ cây nhãn Tổ này. Hiện trên địa bàn có 2 giống nhãn, đó là giống “Nhãn méo” hay là giống nhãn HTM1 có chất lượng cao nhất, cho thu hoạch vào giữa tháng 8; giống nhãn lai cho thu hoạch sớm hơn vào đầu tháng 8. Thương lái ở các nơi đổ về đây mua nhãn của bà con vì trái nhãn to, mọng nước.
 Giúp dân tiêu thụ nhãn
 Đặt câu hỏi làm thế nào để bà con trồng nhãn ở Đại Thành tiêu thụ được gần 3.500 tấn quả, vào đúng thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại như thế này? Phó Phòng Kinh tế huyện Quốc Oai – Nguyễn Thị Sắc cho biết, đầu mùa  thu hoạch nhãn lại vào đúng thời điểm dịch bệnh bùng phát trở lại, lãnh đạo UBND huyện đã chỉ đạo cho Phòng Kinh tế phối kết hợp với UBND xã Đại Thành tổ chức tiêu thụ cho bà con trồng nhãn ở đây.

ahr0chm6ly9raw5odgvub25ndghvbi52bi9tzwrpys9uzxdzlzaxnmqxytllyzq3njbhmtbkzwrmotu1ntzjogy3ytizl2rzy182mjiylkpqrw.jpg

Người của doanh nghiệp thu mua nhãn (đeo túi) đang kiểm tra nhãn

“Đầu tiên là chúng tôi kêu gọi cả hệ thống chính trị trên địa bàn huyện, ủng hộ tiêu thụ nhãn cho bà con nông dân. Chúng tôi kết nối với các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thủ đô, thông qua các kênh tiêu thụ là siêu thị, khu chung cư để tiêu thụ nhãn. Đến nay chúng tôi đã giúp bà con tiêu thụ gần 3.000 tấn nhãn”, Phó Phòng Kinh tế huyện nói.
 Không chỉ có giúp bà con tiêu thụ nhãn, lãnh đạo huyện còn chỉ đạo các phòng, ban chức năng tìm kiếm đầu mối tiêu thụ giúp bà con tiêu thụ được sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra.
 Trở về UBND huyện Quốc Oai, lúc này Phó Chủ tịch huyện – Phạm Quang Tuấn đã chờ sẵn, không để cho tôi hỏi, anh nói luôn: “Để không bị đứt gãy chuỗi sản xuất và cung ứng các sản phẩm nông nghiệp, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chức năng khẩn trương lập danh sách các phương tiện vận chuyển hàng hóa từ huyện đi tiêu thụ để xin cấp giấy phép luồng xanh, tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho lái xe và các đối tượng nằm trong chuỗi sản xuất, cung ứng và các đối tượng khác để đảm bảo an toàn. Vì thế, sản phẩm nông sản của huyện không bị ùn ứ, tiêu thụ nhanh đi khắp thành phố”
 
Chia tay tôi, Phó Chủ tịch huyện cười nói: “Hôm nào anh rảnh lại về đây với chúng em, còn nhiều điều về sản xuất, phát triển kinh tế ở các làng nghề sẽ khiến anh bất ngờ”.
 
Rời Quốc Oai trong buổi chiều mùa thu mát mẻ, nhìn cảnh vật hai bên đường nơi trung tâm của huyện, tôi muốn tìm một nét cổ kính của “Phủ Quốc Oai” xưa, nhưng không thấy, chỉ thấy những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát, đường sá thênh thang. Bất chợt tôi nhớ đến câu ca dao về vùng đất này:
 
“Đình So, quán Giá, chùa Thầy,
Đẹp thì có đẹp, chưa tày Trăm Gian”
 

Nguồn: https://kinhtenongthon.vn/

Bình luận

Sản xuất trà hoa hồng hữu cơ, bán 1,5 triệu đồng/kg

Để nâng cao giá trị cho hoa hồng và các loại thảo dược, chị Triệu Thị Loan (Lâm Đồng) bắt tay vào sản xuất theo hướng hữu cơ và chế biến thành trà, tinh dầu...

Để mở cửa thị trường khó tính: Sơn La chủ động nâng cao chất lượng trái nhãn

Xác định chất lượng quyết định đến việc mở cửa cho nông sản vào nhiều thị trường khó tính, những năm gần đây, UBND huyện Sông Mã (Sơn La) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp giúp nhà vườn nâng cao chất lượng sản phẩm nhãn, hướng tới xuất khẩu.

Vì sao ở miền Nam nhiều người thích gọi trái này là đào lộn hột?

Người miền Nam gọi đào lộn hột là trái điều. Nhưng tôi thích cái tên "đào lộn hột" vì nó ấn tượng hơn. Nghe tên gọi đã hình dung ngay ra trái - một thứ trái dáng dấp khá lạ lùng...

Đặc sản muối tôm: Nét ẩm thực của người Tây Ninh

Tây Ninh là vùng đất không có diêm dân (không có nghề làm muối) vì không phải là đất giáp biển, cũng không là nơi có con tôm mà lại là nơi nổi tiếng của một sản phẩm liên quan trực tiếp đến biển là muối và tôm

Giảng viên nghỉ việc về trồng dừa lấy mật, mỗi năm thu hơn 10 tỷ đồng

Với việc trồng 2 ha dừa và thuê thêm vườn dừa của hàng xóm để "vắt mật", mỗi tháng anh Ngãi xuất bán khoảng 8 tấn mật dừa, thu về gần một tỷ đồng.

Nghêu Việt Nam gây bất ngờ tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu 2022

Nghêu Việt Nam trưng bày tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu 2022 ở Barcelona, Tây Ban Nha những ngày qua thực sự tạo ấn tượng bất ngờ với đối tác nước ngoài.

Phát triển nông sản an toàn, tạo niềm tin với người tiêu dùng

Phát triển nông sản an toàn tạo uy tín, thương hiệu và niềm tin với người tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trên thị trường, tạo sự phát triển bền vững.

Tại sao mật ong Việt Nam lo khó cạnh tranh với mật ong Ấn Độ ở Mỹ?

Mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho mật ong Việt Nam vào Mỹ trong kết luận mới đây dù đã giảm nhiều lần so với kết luận sơ bộ, song mật ong Việt Nam vẫn khó có thể cạnh tranh với mật ong Ấn Độ tại thị trường này.

Đặc sản đất Việt: Trung Quốc, Ấn Độ bao mua, Đài Loan, Malaysia xếp hàng chờ tới lượt

Liên kết sản xuất cho ra sản phẩm chất lượng, cây thạch đen đặc sản Lạng Sơn đang được khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ bao mua lượng lớn. Khách Đài Loan, Hong Kong hay Malaysia muốn đặt mua phải “xếp hàng” chờ tới lượt bởi không đủ cung.

Đào Bắc Hà mất mùa nhưng dễ bán, giá cao

Do rét đậm, rét hại kéo dài đúng dịp đào ra hoa nên năm nay đào Bắc Hà (Lào Cai) mất mùa. Bù lại, đào quả to, đều, dễ bán và có giá cao.