Vựa rau lớn nhất nhì Hà Nội duy trì sản xuất trong đại dịch Covid-19

Là một trong những vựa rau lớn nhất nhì của Hà Nội, thôn Đông Cao (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh) đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm nguồn cung ứng mặt hàng này cho thị trường tiêu dùng Thủ đô.

Gia đình chị Nguyễn Thị Hiền là một trong những nông hộ canh tác rau màu lâu năm tại thôn Đông Cao. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, gia đình chị vẫn cố gắng duy trì sản xuất với diện tích trên 2 sào rau an toàn. 
“Thời gian này, bà con chủ yếu trồng rau ăn lá; mỗi sào canh tác tốt có thể cho thu hoạch khoảng 8 tạ rau. Hiện, việc tiêu thụ chỉ ở mức tương đối ổn nên chúng tôi điều chỉnh sản xuất căn cứ vào nhu cầu và phù hợp với thị trường” - chị Hiền cho biết.

dscf1537.jpg

Nông dân xã Tráng Việt thu hoạch rau màu. Ảnh: Trọng Tùng.

Theo thống kê, hàng chục héc-ta canh tác rau ăn lá tại thôn Đông Cao vẫn được bà con nông dân duy trì ổn định trong thời gian qua. Trung bình mỗi ngày, vựa rau này cung ứng hơn 10 tấn rau ăn lá các loại cho thị trường Hà Nội, góp phần bảo đảm nguồn cung cho tiêu dùng của người dân Thủ đô.
Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Đông Cao Đàm Văn Đua cho biết, thực tế diện tích bà con duy trì canh tác thấp hơn diện tích toàn vùng. Một số khó khăn liên quan đến tiêu thụ, nhất là tại các chợ dân sinh khiến người dân cũng sản xuất với tâm lý cầm chừng, vừa làm vừa nghe ngóng thị trường.
Dù vậy, thời gian qua, được sự hỗ trợ của UBND huyện Mê Linh và Sở Công Thương Hà Nội, việc tiêu thụ rau an toàn tại xã Tráng Việt cơ bản được tháo gỡ. Xe vận chuyển rau màu gần như có thể đưa nông sản vào hệ thống các chợ, siêu thị.
Đặc biệt, nhờ chất lượng rau được Sở NN&PTNT Hà Nội chứng nhận an toàn, sản phẩm đã xây dựng được một số chuỗi liên kết. Hiện, rau an toàn của bà con nông dân trên địa bàn xã đã thâm nhập được vào hệ thống bán lẻ trên địa bàn Hà Nội, điển hình là chuỗi bán lẻ của Vinmart.
Liên quan đến vấn đề giá, ghi nhận cho thấy giá rau ăn lá bà con nông dân xã Tráng Việt bán ra thị trường vào khoảng 5.000 - 6.000 đồng/kg. Đây là mức giá chấp nhận được trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng đến thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng và bảo đảm người nông dân vẫn có lãi.
Để bảo đảm sản xuất cho vựa rau an toàn xã Tráng Việt, Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh Phạm Thành Đô kiến nghị các sở ngành, địa phương tiếp tục tạo điều kiện về thông quan cho xe chuyên chở rau an toàn từ xã Tráng Việt. Cùng với đó là kiểm soát chặt giá cả thị trường để ổn định giá bán cho sản phẩm rau an toàn, giúp nông dân yên tâm duy trì sản xuất.

Nguồn: https://kinhtedothi.vn/vua-rau-lon-nhat-nhi-ha-noi-duy-tri-san-xuat-trong-dai-dich-covid-19-429370.html

Bình luận

Sản xuất trà hoa hồng hữu cơ, bán 1,5 triệu đồng/kg

Để nâng cao giá trị cho hoa hồng và các loại thảo dược, chị Triệu Thị Loan (Lâm Đồng) bắt tay vào sản xuất theo hướng hữu cơ và chế biến thành trà, tinh dầu...

Để mở cửa thị trường khó tính: Sơn La chủ động nâng cao chất lượng trái nhãn

Xác định chất lượng quyết định đến việc mở cửa cho nông sản vào nhiều thị trường khó tính, những năm gần đây, UBND huyện Sông Mã (Sơn La) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp giúp nhà vườn nâng cao chất lượng sản phẩm nhãn, hướng tới xuất khẩu.

Vì sao ở miền Nam nhiều người thích gọi trái này là đào lộn hột?

Người miền Nam gọi đào lộn hột là trái điều. Nhưng tôi thích cái tên "đào lộn hột" vì nó ấn tượng hơn. Nghe tên gọi đã hình dung ngay ra trái - một thứ trái dáng dấp khá lạ lùng...

Đặc sản muối tôm: Nét ẩm thực của người Tây Ninh

Tây Ninh là vùng đất không có diêm dân (không có nghề làm muối) vì không phải là đất giáp biển, cũng không là nơi có con tôm mà lại là nơi nổi tiếng của một sản phẩm liên quan trực tiếp đến biển là muối và tôm

Giảng viên nghỉ việc về trồng dừa lấy mật, mỗi năm thu hơn 10 tỷ đồng

Với việc trồng 2 ha dừa và thuê thêm vườn dừa của hàng xóm để "vắt mật", mỗi tháng anh Ngãi xuất bán khoảng 8 tấn mật dừa, thu về gần một tỷ đồng.

Nghêu Việt Nam gây bất ngờ tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu 2022

Nghêu Việt Nam trưng bày tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu 2022 ở Barcelona, Tây Ban Nha những ngày qua thực sự tạo ấn tượng bất ngờ với đối tác nước ngoài.

Phát triển nông sản an toàn, tạo niềm tin với người tiêu dùng

Phát triển nông sản an toàn tạo uy tín, thương hiệu và niềm tin với người tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trên thị trường, tạo sự phát triển bền vững.

Tại sao mật ong Việt Nam lo khó cạnh tranh với mật ong Ấn Độ ở Mỹ?

Mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho mật ong Việt Nam vào Mỹ trong kết luận mới đây dù đã giảm nhiều lần so với kết luận sơ bộ, song mật ong Việt Nam vẫn khó có thể cạnh tranh với mật ong Ấn Độ tại thị trường này.

Đặc sản đất Việt: Trung Quốc, Ấn Độ bao mua, Đài Loan, Malaysia xếp hàng chờ tới lượt

Liên kết sản xuất cho ra sản phẩm chất lượng, cây thạch đen đặc sản Lạng Sơn đang được khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ bao mua lượng lớn. Khách Đài Loan, Hong Kong hay Malaysia muốn đặt mua phải “xếp hàng” chờ tới lượt bởi không đủ cung.

Đào Bắc Hà mất mùa nhưng dễ bán, giá cao

Do rét đậm, rét hại kéo dài đúng dịp đào ra hoa nên năm nay đào Bắc Hà (Lào Cai) mất mùa. Bù lại, đào quả to, đều, dễ bán và có giá cao.